Người dân vùng 3 Chiềng Sơ, Sông Mã cần lắm một cây cầu
Do chưa có cầu qua sông nên việc đi lại của bà con 2 bên bờ sông ở xã Chiềng Sơ chủ yếu qua 2 chiếc cầu phao do người dân tự làm.
Chiềng Sơ là xã vùng 3 của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Xã có 26 bản thì đã có 17 bản vùng ven sông Mã. Tuy nhiên, nhiều năm nay khu vực này vẫn chưa có cầu qua sông, bà con ở đây phải tự làm những chiếc cầu phao chỉ đi lại tạm thời trong mùa khô, mùa mưa lũ bà con buộc phải đi đường vòng tới 15-20 km hoặc qua sông bằng bè vô cùng nguy hiểm. Hơn lúc nào, việc có một chiếc cầu qua sông luôn là niềm mong ước, khao khát của bà con nơi đây.
Cầu phao do người dân tự làm chỉ đi qua được mùa khô.
Do chưa có cầu qua sông, nên hiện tại, việc đi lại của bà con 2 bên bờ sông ở xã Chiềng Sơ chủ yếu qua 2 chiếc cầu phao do người dân góp vật liệu, công sức tự làm.
Các cầu phao này được giằng bởi các dây cáp nối những thùng phuy cũ từ bờ sông bên này sang bờ bên kia, mặt cầu, thân cầu được lằm bằng tre. Khi mùa mưa lũ đến thì cầu lại trôi đi theo dòng nước và hết mùa mưa lũ bà con tiếp tục làm lại, cứ như thế từ đời này qua đời khác.
Mùa khô thì đi tạm như vậy, nhưng vào mùa mưa thực sự là gian nan với bà con. Hầu hết họ đánh liều qua sông bằng những chiếc bè vô cùng nguy hiểm bởi nước lũ có thể cuốn bè đi bất cứ lúc nào.
Bà con sống chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất ở ven 2 bờ sông. Đến vụ thu hoạch, việc vận chuyển nông sản qua cầu phao là rất khó khăn, phải vận chuyển đường vòng. Mùa mưa lũ, có những trường hợp ốm đau muốn đến trạm xá thăm khám cũng không qua sông được.
Có bản sinh sống bên này, nhưng nghĩa trang thì ở bên kia sông, khi chôn cất người chết đều phải di chuyển qua sông, rất nguy hiểm nhưng bà con không còn cách nào khác.
Khổ nhất là với các em học sinh. Nhiều em đến mùa mưa lũ, gia đình phải gửi các em sang bản bên kia sông ở nhờ để học đến hết tuần. Có gia đình không muốn các em vượt sông bằng bè thì phải cho con em mình đi đường vòng hơn chục cây số mới tới trường. Việc này ảnh hưởng không ít tới chất lượng học tập cuả các em.
Video đang HOT
Cầu phao do người dân tự làm.
Bà Lò Thị Điện, người dân bản Nà Sẳng cho biết: “Các cháu đi học về ngày nào vui ngày đấy. Hôm nào về muộn thì bố mẹ ra ở bờ sông ngồi ngóng chờ con… Mong Đảng, Nhà nước xây cho bà con chúng tôi một cái cầu bắc qua sông này”.
Tại các bản có cầu phao, bà con hiện đang tổ chức thu phí với người địa phương khác qua sông với mức 10.000 đồng/ xe máy, 5.000đ/người. Theo người dân ở đây, nguồn thu phục vụ chi phí cho việc sửa chữa cầu. Khi lũ đến thì bà con hô hoán cả bản đi kéo cầu về. Việc làm này rất nguy hiểm vì lũ to có nguy cơ cuốn trôi cả cầu lẫn người.
Bà Lèo Thị Hoà, ở bản Lứa Khoa xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã cho biết thêm: “Các hộ chúng tôi thay phiên nhau, mỗi nhà một ngày thu phí xe máy qua cái cầu này. Khi lũ to thì gọi cả bản về kéo lấy cầu. Nếu lũ to quá không kéo được thì mặc cho cầu trôi thôi, rồi cả bản lại góp nhau làm cầu mới, đi lại khó khăn lắm, khổ lắm, đi làm ruộng, làm nương cũng không đi được. Qua sông bằng thuyền, 1 năm có người bị lật thuyền trôi sông, may mà cứu được. Làm bè thì có người không biết chèo thì làm lật bè, mình cũng bị rơi xuống nước, chẳng biết làm thế nào. Các cháu đi học bố mẹ phải đưa, phải đón, không đưa đón được đành phải cho các cháu nghỉ học”.
Ông Tòng Văn Công, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Chiêng Sơ cho biết, xã cũng đã có tờ trình kiến nghị các cấp, ngành quan tâm đưa nội dung xây cầu cho dân vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi.
“Bà con đi làm sản xuất đi làm bằng thuyền, bằng đò, mùa khô đi làm bằng cầu phao bà con tự làm để phục cho nhu cầu. Để tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế trong xã Chiềng Sơ kiến nghị với các cấp, cơ quan nhà nước, tỉnh và cấp trên mong muốn sớm được đầu tư xây dựng cây cầu tại điểm trung tâm xã, đáp ứng nhu cầu, hạn chế được nguy cơ tai nạn rủi ro khi bà con qua sông khi mùa mưa lũ, đặc biệt là các cháu học sinh bên kia sang đây học, chất lượng học không cao. Bệnh nhân ốm đau đi không đi đường tắt được phải đi đường vòng không kịp trời chữa trị”, ông Công nói.
Mong muốn sớm được đầu tư xây dựng cầu qua sông của bà con nhân dân xã Chiềng Sơ, huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La là chính đáng. Bởi có cây cầu mới đảm bảo an toàn cho bà con qua sông mùa mưa lũ, cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội xã vùng 3 còn nhiều khó khăn./.
Theo Lường Hạnh/VOV-Tây Bắc
"Lính cụ Hồ": Xây dựng thế trận lòng dân vững bền
Bộ đội và nhân dân là một, luôn gắn bó khăng khít, cùng nhau xây dựng bản làng, gìn giữ an ninh địa bàn.
"Dân vận khéo", vận động quần chúng hiệu quả bằng phương châm "3 bám, 4 cùng", những người lính cụ Hồ ở Sơn La đã thực hiện nhiều nội dung, hình thức phong phú gắn với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn, từng cơ sở. Từ đó, dân càng tin yêu bộ đội, cùng bộ đội chung tay xây dựng bản mường, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự địa bàn.
Bản Nà Cần 2, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã những năm trước còn nhiều hộ đói nghèo. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đoàn thể và các anh bộ đội, đến nay trong tổng số 125 hộ, bản đã có khoảng 20 hộ giàu, 50 hộ khá, chỉ còn lại 10 hộ nghèo.
Anh Bạc Cầm Dung, trưởng bản Nà Cần 2, cho biết, theo bộ đội hướng dẫn, ngoài sản xuất lúa nước 2 vụ, chăn nuôi, bà con ở đây giờ còn trồng gần 130 ha các loại cây ăn quả trên đất dốc cho thu nhập bình quân mỗi vụ trên 230 tấn nhãn, xoài mang lại thu nhập cao. Lực lượng dân quân xã luôn đi đầu để bà con cùng làm theo.
"Các kỹ thuật, các mô hình áp dụng trong sản xuất được các anh bộ đội, dân quân hướng dẫn cho bà con, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Bà con rất tin tưởng, phấn khởi", vị trưởng bản bày tỏ.
Bản Phổng, xã Nậm Lạnh, thuộc huyện vùng sâu vùng xa, biên giới Sốp Cộp của tỉnh Sơn La có 172 hộ, với gần 700 khẩu đều là bà con người Thái. Trước đây, khi chưa có đường, bà con đi lại rất khó khăn, nông sản, hàng hóa làm ra cũng khó mua bán, trao đổi. Được sự hỗ trợ của nhà nước, trong đó có đóng góp công sức rất lớn của bộ đội, đến nay hơn 4 km đường vào bản và từ bản đến nhà dân đã được bê tông hóa 100%.
Giúp dân xây dựng nông thôn mới
Anh Tòng Văn Tuân, một người dân ở bản Phổng, phấn khởi chia sẻ: Đường xá đi lại thuận tiện, đời sống của bà con được nâng lên vì lúa, ngô, cam, quýt có thương lái về tận nơi thu mua, chăn nuôi gia súc, gia cầm dễ tiêu thụ. Vào vụ , bộ đội, dân quân cùng vào bản giúp dân thu hoạch, tình quân dân thêm bền chặt. Trách nhiệm của người dân sẽ cùng phối hợp để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các hoạt động sản xuất, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn; tích cực phối hợp giải quyết các điểm nóng".
Bộ đội cụ Hồ đến bản, lúc dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc, lúc lên nương xuống đồng hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi; Tuyên truyền để bà con hiểu rõ bản chất, âm mưu của kẻ xấu. Đời sống của người dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ở Sơn La đã có những bước đổi thay.
Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 34,44%, đến cuối năm 2018 giảm còn 25,42%, an ninh chính trị địa bàn ổn định, kết quả đó có đóng góp của những người lính cụ Hồ.
Cảm nhận được tấm lòng của các anh, bà con ở các địa bàn trong tỉnh Sơn La đã tích cực cùng bộ đội xây dựng nông thôn mới, gìn giữ an ninh trật tự. Các hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, hoạt động của tội phạm, tranh chấp, xích mích trong dân, đều được dân cung cấp cho bộ đội. Trong năm nay, qua nguồn tin của nhân dân, Bộ đội đã phối hợp với công an các cấp tuyên truyền vận động 65 hộ dân không di dịch cư tự do, vận động người dân thu nộp 8 khẩu súng tự chế, tham gia vận động, giải quyết 13 vụ việc phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.
Ông Giàng A Sênh, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp cho biết: Bộ đội và nhân dân là một, luôn gắn bó khăng khít, cùng nhau xây dựng bản làng, gìn giữ an ninh địa bàn.
"Quân và dân ngày càng gắn bó hơn. Khi chúng tôi đưa lực lượng vào, bà con ai cũng phấn khởi. Đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, sửa đường, làm cầu, sửa lớp học...", ông Sênh cho biết thêm.
Tuy nhiên, trên tuyến biên giới, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của tỉnh Sơn La vẫn luôn tiềm ẩn âm mưu của các thế lực thù địch tìm mọi cách để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, lợi dụng các vấn đề "dân tộc, tôn giáo, nhân quyền" lôi kéo kích động đồng bào. Thực tế đó đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh phải tiếp tục "3 bám, 4 cùng" với đồng bào các dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận an ninh vững chắc.
Theo Đại tá Hoàng Ngọc Hà, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Sơn La, quân đội phải chung sức cùng chính quyền thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng 19%, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 và giữ vững an ninh chính trị địa bàn.
"Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới; tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thường xuyên bám sát địa bàn và yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương để triển khai công tác dân vận đảm bảo toàn diện, kịp thời, hiệu quả bằng những hoạt động cụ thể "3 bám, 4 cùng", đấu tranh với âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn vững chắc. Thường xuyên phát huy vai trò tích cực, chủ động của cơ quan dân vận các cấp, "Tổ chiến sỹ dân vận", mô hình "dân vận khéo". Tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa trong triển khai nhiệm vụ", Đại tá Hoàng Ngọc Hà cho biết.
Bác Hồ đã nói: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Công việc mà cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã và đang triển khai là thực tiễn sinh động thực hiện lời dạy của Bác về công tác dân vận, để xây đắp thế trận quân-dân gắn bó, xây dựng thế trận lòng dân vững bền, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị địa phương./.
Theo Bích Thủy, Lường Hạnh/VOV-Tây Bắc
Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm trong dự án nước sông Đuống Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin Hà Nội phải bù giá nước cho Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định thành phố "không bao giờ bù giá." Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về
Góc tâm tình
22:02:41 13/04/2025
Phim Hàn mới chiếu đã khiến cõi mạng bùng nổ: Nữ chính xinh yêu như em bé, nhìn chỉ muốn bắt về nuôi
Phim châu á
22:02:12 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay
Thế giới
21:11:47 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025