Người dân Vũ Hán, Hong Kong tưởng niệm bác sỹ qua đời vì virus corona
Nhiều người mang hoa tới đặt tại lối vào Bệnh viện Trung ương Vũ Hán và một địa điểm tại Hong Kong để tưởng nhớ sự ra đi của bác sỹ Lý Văn Lượng, 1 trong 8 người đầu tiên cảnh báo về virus corona.
Lý Văn Lượng là một trong những người đưa ra cảnh báo sớm nhất về virus corona. Ngày 30/12/2019, anh nhắn tin vào nhóm trò chuyện các bạn đồng môn cũ, cảnh báo về căn bệnh làm 7 bệnh nhân tại bệnh viện mình đang điều trị mắc phải. Không lâu sau đó, Lý bị cảnh sát Vũ Hán triệu tập và buộc phải ký vào buộc phải ký vào biên bản thừa nhận hành vi sai trái. (Ảnh: Getty)
Lý nhiễm virus corona sau khi điều trị cho một bệnh nhân tăng nhãn áp nhiễm bệnh. Vị bác sỹ nhãn khoa nhập viện từ ngày 12/1. (Ảnh: Getty)
Ngày 7/2, bệnh viện trung ương Vũ Hán thông báo Lý qua đời dù các đồng nghiệp đã dốc sức anh. Khi ra đi Lý mới 34 tuổi. (Ảnh: Getty)
Không chỉ Lý, bố mẹ và người vợ đang mang thai của anh cũng bị nhiễm virus, trong đó tình trạng của người vợ được cho là khá nghiêm trọng. (Ảnh: Getty)
Video đang HOT
Trước khi ra đi, Lý là một người lạc quan, yêu gia đình. Anh từng ấp ủ dự định đưa vợ đi thăm thú Vạn Lý Trường Thành khi có thời gian rảnh. (Ảnh: Getty)
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc, Lý từng nói anh muốn nhanh chóng khỏi bệnh, trở lại công việc và tiếp tục sứ mệnh của mình là điều trị cho các bệnh nhân. (Ảnh: Getty)
Hoa được đặt bên cạnh ảnh chân dung của Lý ngoài bệnh viện Vũ Hán. (Ảnh: SCMP)
Không chỉ ở Vũ Hán, người Hong Kong cũng tổ chức một buổi tưởng niệm để tưởng nhớ Lý. (Ảnh: Getty)
SONG HY (Nguồn: Axios )
Theo vtc.vn
nCoV và SARS: Hai cái chết mang lại sự sống
Bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng - một trong 8 người đầu tiên phát hiện, lên tiếng cảnh báo sớm về virus nCoV gây bệnh viêm phổi Vũ Hán, vừa qua đời tối nay, 6/2, vì chính loại virus gây đại dịch này.
"Nếu chúng tôi không nói sự thật, thì ai khác sẽ nói sự thật?", ông nói.
Nhưng vì nói ra sự thật ấy, ông đã bị cảnh sát Vũ Hán triệu tập, tạm giữ, tí nữa bị truy tố vì "phát tán thông tin sai lệch". Cùng với ông còn có 7 người nữa, họ đều là bác sỹ.
Nhưng không lâu sau đó, virus nCoV gây dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát như vũ bão. Và Toà án Trung Quốc khi ấy đã từ chối đứng về cơ quan Cảnh sát xử tội những người tiên phong lên tiếng cảnh báo về nCoV, trong đó có bác sỹ Lý Văn Lượng.
Chính bởi vậy, có câu chuyện rằng: Khi người Trung Quốc hỏi nhau: "Nếu ai đó có thể dùng cỗ máy thời gian quay ngược trở lại quá khứ, liệu anh ta có thể làm gì để ngăn chặn bệnh dịch bùng phát không?".
Đây là câu trả lời: "Không. Anh ta chỉ trở thành người thứ 9 bị bắt vì tung tin thất thiệt thôi".
Thoát án tù vì lên tiếng cảnh báo bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán cho Trung Quốc, cho loài người, nhưng bác sỹ Lý Văn Lượng đã không thoát khỏi lưỡi hái tử thần bởi chính virus nCoV.
Bác sĩ Lý Văn Lượng trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Weibo.
Cách đây 17 năm, cũng có một câu chuyện như thế, trong một đại dịch bệnh tương tự: SARS!
SARS cũng xuất phát từ Trung Quốc, bị nước này giấu dịch cho đến khi bệnh bùng phát. Bác sỹ Italia, Carlo Urbani cũng qua đời vì dịch SARS - căn bệnh mà ông là người đầu tiên nhận diện hội chứng hô hấp cấp tính nặng và cảnh báo cho hệ thống y tế toàn cầu.
(Nhưng ông Carlo không bị cơ quan cảnh sát nào triệu tập, vì ở thời điểm đó mạng xã hội chưa phát triển, và ông cũng không sống tại Trung Quốc!)
Nhớ lại, ngày 28/2/2003, ông Carlo được mời đến Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội để khám cho doanh nhân người Mỹ Johnny Chen mắc chứng viêm phổi nặng. Bác sỹ Carlo đã nhanh chóng nhận ra điều bất thường và ngay lập tức gửi cảnh báo đến WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế thúc đẩy lập hàng rào cách ly, ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Năm đó, dịch lan ra gần 40 nước nhưng mọi người nghĩ đó là cúm gia cầm. Lời cảnh báo của bác sĩ Carlo Urbani khiến cả thế giới giật mình hoảng sợ. Nhưng cũng nhờ đó, mọi người nhận thức đúng mức độ nguy hiểm và dồn lực, thực hiện đúng biện pháp chống SARS.
Ngày 11/3/2003, ông đến Thái Lan dự hội thảo khoa học. Xuống sân bay, ông phát hiện mình bị sốt. Là chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Urbani hiểu mình đã trở thành bệnh nhân SARS. Ông từ chối cái ôm của người bạn thân thiết đi cùng, tự đứng ra, bình tĩnh chờ xe cấp cứu đến.
Sau 18 ngày điều trị cách ly, chống chọi với căn bệnh gây ra cái chết cho 916 người trên toàn thế giới, ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo Urbani trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó, ông mới 46 tuổi và con út của ông vừa lên 4.
Cái chết của ông không vô nghĩa. Trước khi mất, ông đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình làm tiêu bản nghiên cứu. Hai tuần sau khi ông qua đời, nhờ lá phổi đó, giới khoa học phát hiện virus SARS-CoV và tìm ra cách khống chế đại dịch SARS.
"Cái chết là kết thúc mạch lạc và hùng hồn nhất của cuộc đời Carlo. Cái chết của ông mang lại sự sống cho người khác", Nicoletta Dentico, đồng nghiệp cũ từ Tổ chức Bác sĩ không biên giới, nói.
Cũng như bác sỹ Carlo Ubani, cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng là cái chết mang lại sự sống!
Cảm ơn hai bác sỹ!
Theo canhco.net
Những "chiến binh" công nghệ cao trong cuộc chiến chống virus Corona Khi các bác sỹ tại Washington (Mỹ) tìm cách điều trị ca đầu tiên nhiễm virus corona Vũ Hán ở Mỹ, họ dùng tới thiết bị có tên Vici để tương tác với bệnh nhân gián tiếp. Thiết bị này bao gồm một máy tính bảng nằm trên bánh xe để bác sỹ nói chuyện với bệnh nhân, thực hiện các chẩn đoán...