Người dân vây trụ sở xã đòi di dời trại lợn ô nhiễm
Không bằng lòng trước thái độ chây ỳ của chủ trang trại và cách xử lý được cho là thiếu kiên quyết của chính quyền, hàng trăm người dân xã Yên Tâm (Thanh Hóa) kéo ra vây trụ sở xã, lập lều lán, treo băng rôn gây áp lực.
Chiều tối 28/10, trong cơn mưa tầm tã, hàng trăm người dân vẫn bám trụ, vây kín cổng trụ sở UBND xã Yên Tâm (Yên Định, Thanh Hóa). Họ căng băng rôn, biểu ngữ và la ó yêu cầu chính quyền khẩn trương di dời đàn lợn của Công ty TNHH P.N.T ra khỏi địa bàn.
Người dân tập trung trước cổng trụ sở UBND xã Yên Tâm chiều 28/10. Ảnh: Lê Hoàng.
Dù các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa và huyện Yên Định đã tổ chức nhiều buổi đối thoại nhằm tìm biện pháp giải quyết vụ việc, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng người dân không chấp nhận phương án kéo dài thêm thời gian hoạt động của trang trại nuôi heo.
“Người dân chúng tôi cơ cực đủ đường, cuộc sống đảo lộn. Ai cũng nơm nớp lo sợ vì luôn phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và vấn nạn ô nhiễm. Bà con đấu tranh không chỉ cho cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn vì các thế hệ tương lai”, ông Trịnh Trọng Bảy, người dân thôn Mỹ Hòa, xã Yên Tâm bức xúc nói.
Bà Ngô Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết, tại các buổi đối thoại, phía lãnh đạo huyện đã động viên người dân bình tĩnh, ngưng bao vây trang trại lợn và giải tán để chính quyền làm việc. Huyện sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc di dời toàn bộ đàn heo ra khỏi trang trại theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, người dân vẫn tụ tập trước trụ sở ủy ban xã đề nghị phải tổ chức cưỡng chế ngay lập tức. Chỉ khi nào di dời đàn heo khỏi trang trại gây ô nhiễm, họ mới ngưng bao vây phản đối.
Video đang HOT
Cả nghìn người đổ về hội trường xã Yên Tâm dự buổi đối thoại tìm phương án giải quyết vụ việc. Ảnh: Lê Hoàng.
“Cho đến giờ phút này rõ ràng doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không chấp hành công văn chỉ đạo của tỉnh khiến người dân bức xúc. Chắc chắn huyện sẽ phải cưỡng chế nếu họ vẫn cố tình không thực hiện. Chúng tôi rất hoan nghênh các doanh nghiệp vào làm ăn tại địa phương, nhưng nếu bị phát hiện có hành vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường cần phải kiên quyết xử lý”, bà Hoa nói.
Chính quyền đưa ra thời hạn thêm khoảng một tháng, tuy nhiên người dân không đồng tình. “Việc trại lợn gây ô nhiễm đã bị phanh phui. Chúng tôi đã cho quãng thời gian cả nửa năm nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động”, bà Trần Thị Liên, một người dân lý giải.
Trước đó ngày 26/10, hàng trăm người dân xã Yên Tâm và một số xã lân cận như Yên Giang, Yên Trung, Nông Trường (Yên Định) kéo đến bao vây khu trang trại chăn nuôi công nghiệp của Công ty TNHH P.N.T ở thôn Mỹ Hòa (xã Yên Tâm). Họ dựng lều lán, la ó, căng băng rôn… trước cổng trang trại gây áp lực đòi doanh nghiệp di dời toàn bộ đàn lợn nái hơn 1.200 con đang được chăn nuôi tại đây.
Lều lán trước cổng trang trại Công ty P.N.T được người dân dựng lên để vây doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng.
Cũng tại trang trại này, vào trung tuần tháng 4, từng xảy ra vụ việc người dân tụ tập đông người, bao vây ngăn chặn việc vận chuyển thức ăn vào công ty. Chính quyền đã tổ chức nhiều hội nghị họp dân tìm phương án giải quyết. Mãi hơn một tuần sau, người dân mới chịu dời đi khi đại diện doanh nghiệp ký cam kết chuyển toàn bộ đàn lợn (cả thương phẩm và lợn nái) đi nơi khác.
Theo công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 29/9, hạn chót để Công ty P.N.T di chuyển đàn lợn ra khỏi Trang trại Yên Tâm là ngày 24/10. Sau thời hạn này, doanh nghiệp chưa thực hiện khiến người dân tiếp tục tập trung phản ứng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Phú Yên: Diễn tập ứng phó sóng thần
Sáng 23-8, tại thôn Phú Lạc (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và huyện Đông Hòa tổ chức diễn tập Ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn huyện Đông Hòa năm 2014 (diễn tập "ST-14").
BĐBP dùng phương tiện tiếp cận, thông báo, vận động người dân thoát khỏi vùng nguy hiểm của sóng thần
Đây là lần đầu tiên tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc diễn tập ứng phó với sóng thần với sự tham gia của hàng nghìn người dân và các lực lượng: quân sự, công an, biên phòng, không quân cùng nhiều phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tình huống giả định, vào lúc 7 giờ 35 phút ngày 23-8, cấp ủy, chính quyền, nhân dân các huyện, thành phố ven biển của tỉnh Phú Yên nhận được thông báo của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện vật lý địa cầu); Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Ban chỉ huy PCLB- TKCN thông báo về một trận động đất rất mạnh có cường độ 8,8 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía tây nam đảo Luzon (Philippines). Trận động đất có khả năng gây ra sóng thần và ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung nước ta. Sóng thần sẽ lan truyền tới bờ biển thuộc địa bàn các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, với độ cao sóng từ 10-15m. Cơ quan chức năng yêu cầu nhân dân sơ tán ngay vào sâu trong đất liền với khoảng cách tối thiểu là 1km tính từ bờ biển hoặc lên các vùng đất cao trên 15m so với mặt biển; tàu thuyền đang neo đậu ven biển hoặc hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển ra xa bờ nếu còn đủ thời gian, mọi người không ở trên tàu, thuyền khi neo đậu ven bờ.
Máy bay trực thăng Mi-8 của Trung đoàn Không quân 910 được huy động làm nhiệm vụ.
Ngay khi nhận tin cảnh báo sóng thần, Phòng VH -TT, Đài truyền thanh huyện và các xã ven biển liên tục phát tin cảnh báo đến các khu dân cư, trường học, cơ quan khu vực ven biển về sóng thần; lực lượng Bộ đội Biên phòng dùng còi báo động, phương tiện thông tin các loại, bắn pháo hiệu thông báo tàu thuyền đang neo đậu và hoạt động trên biển nhanh chóng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm. Theo đề nghị của lãnh đạo tỉnh, Trung đoàn Không quân 910 (Trường sĩ quan Không quân) cũng đã điều động máy báy trực thăng Mi-8, kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển và ngư dân... di chuyển, sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn.
Cuộc di dời diễn ra khẩn trương trong vòng 1 giờ; những trường hợp không chịu di dời, lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế...
Người dân khẩn trưởng di dời đến nơi an toàn
Đưa người bị nạn đi cấp cứu
Khắc phục hậu quả do sóng thần gây ra
Sau khi sóng thần đi qua, lực lượng chức năng và người dân địa phương cùng ra bờ biển tập trung cứu người bị nạn, tìm kiếm người mất tích và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, tiến hành xử lý môi trường vệ sinh phòng dịch, điều phối các hoạt động cứu trợ...
Đại tá Nguyễn Đình Triết, Phó ban Nội dung - đạo diễn cuộc diễn tập, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Phú Yên cho biết, diễn tập "ST-14" đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Theo VNE
Kiểm tra tiến độ dự án đường Võ Nguyên Giáp Hôm 18-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đi kiểm tra công trường Dự án đường Võ Nguyên Giáp, cầu Nhật Tân kết nối Nhà ga T2, Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà lại các vấn đề vướng mắc để tập trung chỉ đạo, xử lý...