Người dân Ukraine trở về vùng chiến sự Donetsk vì ‘không có nơi nào để đi’
Tại thành phố Kramatorsk ở miền đông Ukraine, dân số giảm từ 220.000 người còn khoảng 50.000 người trong thời gian đầu chiến sự, nhưng nay con số này đã tăng trở lại lên 68.000 người.
Ở tuổi 18, Karina Smulska là lao động chính trong gia đình. Cô quyết định quay lại Donetsk để kiếm sống – Ảnh: AP
Anna Protsenko sơ tán khỏi vùng Donetsk ở miền đông Ukraine khi lực lượng Nga áp sát, sau đó cô bắt đầu một cuộc sống mới tại nơi khác (cũng tại Ukraine). Nhưng cô thấy không thoải mái, và tốn kém.
Sau 2 tháng, Protsenko trở về nhà ở Pokrovsk (thuộc vùng Donetsk ở miền đông Ukraine), tìm một công việc đơn giản để mưu sinh. Người phụ nữ 35 tuổi thiệt mạng chỉ hai ngày sau khi trở về nhà. Ngày 25-7, bạn bè của Protsenko vừa đưa tiễn cô lần cuối.
“Ở nơi khác, không ai thuê chúng tôi, và chúng tôi vẫn phải trả tiền thuê nhà”, Hãng tin AP dẫn lời Anastasia Rusanova, một người bạn của Protsenko, cho hay. “Không có nơi nào để đi, ngoại trừ Donetsk”.
Văn phòng thị trưởng thành phố Pokrovsk ước tính 70% những người di tản đã trở về nhà. Tại thành phố lớn hơn như Kramatorsk, cách vùng chiến sự khoảng một giờ lái xe, các nhà chức trách cho biết dân số đã giảm từ 220.000 người còn khoảng 50.000 người trong thời gian đầu chiến sự, nhưng nay con số này đã tăng trở lại lên 68.000 người.
Video đang HOT
Chính quyền Ukraine có thể không vui khi nhiều thường dân vẫn quanh quẩn nơi vùng chiến sự, nhưng cư dân vùng Donetsk cũng có nỗi khổ riêng. Một số người cảm thấy không được chào đón vì nói tiếng Nga khi di tản tới các vùng nói phổ biến tiếng Ukraine.
Nhưng thiếu tiền vẫn là vấn đề lớn nhất. Ở Kramatorsk, một số người xếp hàng chờ các thùng hàng viện trợ nhân đạo cho biết họ quá khó khăn để có thể sơ tán.
“Ai sẽ chăm sóc chúng tôi?”, Karina Smulska, người đã trở lại Pokrovsk sau một tháng sơ tán, cảm thán. Ở tuổi 18, Smulska là lao động kiếm tiền chính trong gia đình với công việc bồi bàn.
Hai mẹ con bà Tamara Markova chấp nhận quay về nhà vì không muốn chia cắt khi tái định cư – Ảnh: AP
Trong một ngôi nhà đơn sơ ở làng Malotaranivka, ngoại ô Kramatorsk, bà Tamara Markova (82 tuổi) và con trai Mykola Riaskov cho biết họ chỉ sơ tán 5 ngày tới thành phố miền trung Dnipro, trước khi quay về nhà vì không muốn phải xa nhau.
Ở nơi sơ tán, bà Markova sẽ phải tới viện dưỡng lão, còn con trai Riaskov tới nhà dành cho người tàn tật.
Bây giờ ở quê nhà, mỗi khi tiếng còi báo động không kích vang lên, bà Markova sẽ tới chỗ trú ẩn cùng với hàng xóm cho đến khi vụ ném bom qua đi. Viện trợ nhân đạo tới mỗi tháng một lần, nhưng với bà Markova như thế là đã đủ.
Khi mùa đông tới, hàng xóm sẽ che cửa sổ giúp bà Markova bằng phim nhựa cách nhiệt. Khí đốt để sưởi ấm thì lúc có lúc không.
Nỗi nhớ nhà và cả việc chẳng có gì đảm bảo khi sơ tán cũng là những lý do khiến người ta quay lại Donetsk. Hằng ngày có chuyến tàu sơ tán rời Pokrovsk đến miền tây Ukraine, nơi tương đối an toàn và cũng có chuyến tàu dành cho những người muốn về nhà. Chuyến sơ tán thì miễn phí, chuyến quay về thì không.
Oksana Tserkovnyi đi tàu về Donetsk cùng con gái 10 tuổi do không thể tìm được việc làm ở nơi ở mới, trong khi chi phí thuê một căn studio (căn hộ nhỏ) rơi vào khoảng 200 USD/tháng. Tserkovnyi dự định quay lại công việc trước kia, làm việc trong một mỏ than.
Vitalii Anikieiev, tài xế taxi chuyên chờ khách ở ga Pokrovsk, cho biết anh đã chứng kiến nhiều người không thể tái định cư ở nơi khác, “bởi họ đã hết tiền”.
Belarus nêu quan điểm về vấn đề công nhận hai nước cộng hoà tự xưng ở đông Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin AFP ngày 21/7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ chính thức công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tự xưng ở đông Ukraine gồm Donetsk và Lugansk nếu điều này cần thiết.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Lukashenko đã đưa ra câu trả lời trên sau khi hãng thông tấn Pháp hỏi tại sao Belarus lại chưa công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng là các quốc gia độc lập, hay tại sao không công nhận Crimea là một phần của Nga.
Crimea đã bỏ phiếu để gia nhập Nga vào năm 2014. Donetsk và Lugansk tuyên bố độc lập vào cuối năm đó. Nga đã công nhận hai nước cộng hòa tự xưng này vào tháng 2.
Cụ thể, Tổng thống Lukashenko nói: "Không cần thiết phải công nhận. Nhưng nếu Crimea, Lugansk, Donetsk cần thực phẩm, gạch, xi măng, hỗ trợ tái thiết..., chúng tôi sẽ giúp họ. Chúng tôi sẽ công nhận họ nếu cần, nếu việc này có ý nghĩa. Nhưng sẽ có gì khác biệt ngày hôm nay nếu tôi công nhận họ một cách công khai? Chúng tôi hợp tác với Crimea, Lugansk và Donetsk có nghĩa là chúng tôi công nhận họ trên thực tế".
Nhà lãnh đạo Belarus nói thêm: "Tất cả những suy đoán về việc tôi công nhận hay không công nhận các khu vực này chỉ là những lời nói suông. Tôi sẽ công nhận họ qua một sắc lệnh tổng thống, nếu cần... Tôi sẽ giúp Lugansk và Donetsk. Tôi sẽ giúp Crimea. Chúng tôi hợp tác với họ, chúng tôi không che giấu điều đó".
Tổng thống Lukashenko cũng nói với AFP rằng Ukraine có thể chấm dứt xung đột ngay ngày mai nhưng những nước hỗ trợ Ukraine ở phương Tây không cho phép. Khi được hỏi về tình trạng của Donetsk, Lugansk và các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga, như Kherson, nhà lãnh đạo Belarus cho biết số phận của các khu vực này đã được định đoạt trước.
Tới nay, ngoài Nga, có Syria và Triều Tiên đã công nhận độc lập của Lugansk và Donetsk.
Trước đó, trong bài phát biểu qua video gửi tới Diễn đàn khu vực Nga-Belarus lần thứ 9 ngày 1/7, Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Lukashenko nhấn mạnh hai nước đang đoàn kết phản ứng hiệu quả đối với những thách thức từ bên ngoài.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định hợp tác giữa các chủ thể Liên bang Nga và các khu vực của Cộng hòa Belarus là một trong những nền tảng của quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước và là đầu tàu của quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi và cùng có lợi, qua đó thương mại song phương đạt mức 40 tỷ USD trong năm 2021. Nga cũng sẵn sàng hỗ trợ thực hiện một số dự án đầu tư của Belarus nhằm tạo ra các ngành công nghiệp mới và hiện đại hóa hiện có ở hai nước.
Ông Putin cho rằng áp lực chính trị và trừng phạt chưa từng có từ phương Tây đang thúc đẩy hai nước đẩy nhanh quá trình thống nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp gây ra, dễ dàng làm chủ việc sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, phát triển năng lực mới và mở rộng hợp tác với các nước hữu nghị.
Triều Tiên có thể cử người lao động tham gia tái thiết Donbass Theo Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên có thể cử công nhân xây dựng đến miền Đông Ukraine để tái thiết lại cơ sở hạ tầng tại đây. Khu vực Sievierodonetsk ở miền Đông Ukraine bị tàn phá bởi xung đột. Ảnh: Reuters Theo trang tin chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên NK News, Đại sứ Alexander Matsegora cho biết...