Người dân Triều Tiên đi xe gì?
Phân nửa xe tại Triều Tiên được sản xuất từ những năm 50 đến năm 70, chiếm số lượng “áp đảo” là mẫu UAZ của Liên Xô.
Triều Tiên có thể nói là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Vì thế, cảnh sinh hoạt cũng như điều kiện sống của người dân nơi đây luôn thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Một trong những điểm gây tò mò cho mọi người là tình hình giao thông tại nước này.
Bình Nhưỡng đã có những bước chuyển mình rõ rệt so với một thập kỷ trước đây. Xuất hiện nhiều loại xe hơn, nhưng tình hình giao thông vẫn không bị lâm vào cảnh “chôn chân” giữa điểm tắc như các thành phố lớn khác tại nhiều nước trên thế giới.
Xuất hiện khá nhiều loại xe mới trên đường phố Bình Nhưỡng
Cảnh giao thông nơi đây rất thông thoáng. (Ảnh: jalopnik)
Loại xe phổ biến nơi đây là mẫu UAZ do Liên Xô sản xuất . Phân nửa phương tiện lưu thông ở Triều Tiên có từ những năm 50 cho tới những năm 70, số còn lại là xe nhập khẩu mới và hàng sản xuất trong nước. Xe nhập phục vụ tầng lớp giàu có mới nổi mà chủ yếu là các thương gia, quan chức.
Một cảnh đi xe của người dân Triều Tiên. (Ảnh: jalopnik)
Tầng lớp trung lưu thường đi taxi. Có 4 hãng được phép hoạt động tại Bình Nhưỡng với các dòng xe nhập từ Trung Quốc. Còn đại đa số người dân sử dụng xe buýt và tàu điện công.
Xuất hiện khá nhiều loại xe mới trên đường phố Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Cảnh giao thông nơi đây rất thông thoáng.
Một cảnh đi xe của người dân Triều Tiên.
Triều Tiên cũng có ngành sản xuất xe hơi riêng. Cái tên nổi bật chính là Pyeonghwa Motors, hãng xe được thành lập năm 1999 dưới sự hợp tác cùng Hàn Quốc. Tuy nhiên, sản lượng mỗi năm chỉ chưa đến 10.000 chiếc do nhu cầu trong nước ít, trong khi thị trường nước ngoài chỉ có duy nhất Việt Nam.
Loại xe đa dạng hơn trước.
Điều đáng nói là nguồn điện tại Triều Tiên đang thiếu hụt nghiêm trọng, xăng dầu lại càng hiếm nên đa phần ô tô phải dùng gỗ và than.
Chiếc Hummer H2 cạnh một chiếc taxi tại Bình Nhưỡng.
Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều chiếc UAZ này trên đường.
Nhiều loại xe tải vẫn còn được sử dụng.
Triều Tiên cũng đang “hiện đại hóa” nông nghiệp.
Chiếc Workhorse Nga Volga từng là biểu tượng của sự sang trọng, địa vị tại Triều Tiên.
Theo_VietNamNet
Huyền thoại đánh chặn của Nga sắp bị xóa sổ?
Mặc dù là một trong những chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới nhưng máy bay đánh chặn siêu âm Mikoyan MiG-31 (được NATO gọi là Foxhound) đã không con được sản xuất từ năm 1994 và nó sắp được thay thế.
MiG-31
Vì Nga vẫn cần những loại máy bay như MiG-31 để bảo vệ không phận rộng lớn của mình nên Tập đoàn Máy bay MiG của Nga đang bắt tay vào chế tạo một loại máy bay chiến đấu mới có thể thay thế cho những chiếc Mig-31 đã cũ.
"MiG-31 đã đáp ứng rất tốt cho nhu cầu phòng không của Nga. Tuy nhiên, loại máy bay này đã không được sản xuất từ cách đây rất lâu mặc dù chức năng của nó vẫn vô cùng cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi cần thiết kế và chế tạo một chiếc máy bay mới để giải quyết nhu cầu nói trên - dựa trên các nguyên tắc mới và nguyên liệu mới", Giám đốc điều hành của Tập đoàn Máy bay MiG ông Sergei Korotkov cho biết.
Ông Korotkov không cung cấp các thông tin chi tiết khác về loại máy bay đánh chặn mới. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu chiến đấu cơ thế hệ thứ sau sẽ là loại máy bay có người lái hay không người lái, ông Korotkov đã trả lời rằng, các máy bay không người lái không thể thay thế hoàn toàn máy bay có người lái trong tương lai trước mắt.
Mikoyan MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ, tấn công chiến lược và đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược hay các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.
Được mệnh danh là huyền thoại đánh chặn của Nga, MiG-31 là mẫu máy bay đánh chặn cao cấp do Phòng thiết kế Mikoyan thiết kết và chế tạo. Nó được triển khai và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.
MiG-31 được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, ra-đa đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
MiG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất. Loại ra-đa mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. MiG-31 hiện vẫn là át chủ bài trong Không lực Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Vũ khí của IS được sản xuất tại hơn 25 quốc gia Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa có bản báo cáo rất đáng chú ý trả lời câu hỏi về nguồn gốc vũ khí mà các phần tử khủng bố IS sử dụng. Dựa trên việc phân tích hàng nghìn video và hình ảnh, bản báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế rút ra kết luận rằng IS có một kho...