Người dân trải chiếu ngồi giữa đường để ngăn xe rác
Mùi hôi thối từ bãi rác đồi Mốc xộc vào, ruồi nhặng tấn công khiến người dân ở xã Minh Sơn (Thanh Hoá) ăn cơm phải bỏ màn, ngủ phải đeo khẩu trang.
Hơn 10 ngày nay, hàng chục người dân thôn 4, xã Minh Sơn ( huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) liên tục dựng lều, trải chiếu ngồi giữa đường để chặn xe chở rác vào khu đồi Mốc.
Người dân Minh Sơn dựng lều, trải chiếu giữa đường ngăn xe chở rác vào đồi Mốc. Ảnh: Lam Sơn.
Các hộ dân cho biết, đây là lần thứ tư họ tập trung phản đối và yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường quanh bãi rác đồi Mốc.
Đây là bãi rác hình thành tự phát từ năm 2000 trên khu đồi rộng chừng 4.000 m2, tập trung từ rác thải sinh hoạt, công nghiệp đến gia cầm chết. Mỗi ngày hàng chục xe chở rác từ các địa phương đổ về, mặc cho người dân phản ứng dữ dội. Rác chất động theo thời gian nhưng không được xử lý, trong khi bãi rác chỉ cách khu dân cư chỗ gần nhất 100 m, trung bình 200 – 300 m.
“Ngày nào chúng tôi cũng bị tra tấn bởi mùi hôi thối, ruồi nhặng tấn công, có hôm ăn cơm phải bỏ màn, ngủ phải đeo khẩu trang. Trẻ em, người già thường xuyên mắc các bệnh lý về đường hô hấp, có gia đình phải đưa con đi gửi nơi khác”, bà Lê Thị Tuyên (60 tuổi) nói.
Video đang HOT
Ruồi nhặng tấn công khiến nhiều hôm gia đình bà Dương Thị Mai (thôn 4, xã Minh Sơn) phải mắc màn ăn cơm. Ảnh: Lam Sơn.
Anh Lê Ngọc Cửu (44 tuổi, xã Minh Sơn) cho hay, bãi rác nằm quá gần khu dân cư nên mùi hôi thối xộc vào cả ngày lẫn đêm khiến gia đình mất ăn mất ngủ. “Cuộc họp nào bà con cũng đề nghị nhanh chóng di chuyển bãi rác đi nơi khác nhưng mấy năm nay vẫn chưa giải quyết xong. Nhiều hộ dân vì ruồi nhặng quá nhiều, còn sáng chế ra cả cách diệt ruồi bằng vỏ chai nhựa, mắm tôm…”, anh Cửu nói.
Ông Lê Phú Thành, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn cho biết, tình trạng ô nhiễm của bãi rác đồi Mốc đã diễn ra nhiều năm qua, xã cũng chỉ biết tuyên truyền người dân, đề nghị cấp trên phun thuốc cho bớt mùi hôi thối, diệt ruồi nhặng chứ “không còn cách nào khác”.
Mong muốn của người dân Minh Sơn là sớm di chuyển bãi rác đi nơi khác. Ảnh: Lam Sơn.
“Huyện sẽ xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Vân Sơn để giải quyết vấn đề rác thải của thị trấn và các xã lân cận. Còn trước mắt vẫn phải đổ rác ở bãi rác đồi Mốc”, ông Thành cho biết thêm.
Lê Hoàng
Theo VNE
Một người đàn ông Việt tử nạn tại Angola
Một người đàn ông quê Thanh Hóa bị tử nạn tại Angola 10 ngày qua nhưng vẫn chưa được đưa về nước.
Thông tin từ gia đình nạn nhân cho biết, anh Nguyễn Đức Xuân (SN 1970, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn) đã tử nạn lúc 20h30 ngày 10/12, nhưng đến nay thi thể anh chưa được mang về nhà.
Chị Đào Thị Tuấn (vợ anh Xuân) cho biết, anh Xuân đi lao động ở Angola hơn 3 năm nay nhưng chưa một lần về nhà. 10 ngày trước chị bất ngờ nhận tin chồng đã tử nạn.
Cũng theo chị Tuấn, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể vay mượn để có tiền chuyển thi thể anh Xuân về quê. Theo chị Tuấn, phải mất khoảng 300 - 400 triệu đồng mới đưa thi thể anh Xuân về nước được.
Vợ nạn nhân Xuân đau xót khi chồng tử nạn ở xứ người
Hiện, thi thể anh Xuân đang được quản tại nhà xác quân đội và chờ sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp lao động.
"Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt, Đại sứ quán và Hội người Việt Nam tại Angola xin gửi lời chia buồn tới gia đình ông Nguyễn Đức Xuân và kêu gọi lòng hảo tâm của toàn thể cộng đồng người Việt tại Angola quyên góp giúp đỡ để sớm đưa thi thể ông Xuân về nước an táng theo nguyện vọng của gia đình"- thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola cho biết.
Hiện Hội chữ thập đỏ huyện Triệu Sơn cũng đang kêu gọi, vận động những người hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ gia đình chị Tuấn để sớm mang thi thể anh Xuân về nước an táng.
Được biết, hoàn cảnh gia đình anh Xuân rất khó khăn, sự ra đi đột ngột của ông để lại cho người vợ 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Hơn một nghìn tấn rác tồn đọng trong nhà máy xử lý rác Rác chất cao "như núi" trong nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP Huế), bốc mùi và rò rỉ nước thải màu đen khiến người dân địa phương bức xúc. Ông Phạm Văn Hiệp, Phó giám đốc Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, cho hay nhà máy hiện tồn đọng hơn 1.000 tấn rác từ đầu năm 2016 chưa xử lý....