Người dân TPHCM ở “vùng xanh” được đi chợ sau ngày 23/8
UBND TPHCM yêu cầu các quận, huyện, thành phố Thủ Đức nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bố trí để người dân đi chợ một lần mỗi tuần đối với “vùng xanh”.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện công tác dịch sau ngày 23/8.
Trong đó, UBND TPHCM giao Công an thành phố tham mưu việc tiếp tục siết chặt các đối tượng được tham gia lưu thông. Các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động.
Sở Công Thương cùng Công an thành phố phối hợp thực hiện việc quản lý đội ngũ người giao hàng trong việc tổ chức phân phối hàng hóa đến các hộ dân.
Người dân đổ xô đi mua sắm sau thông tin TPHCM sẽ siết chặt các biện pháp giãn cách từ ngày 23/8 (Ảnh: Hải Long).
Ngoài ra, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bố trí để người dân đi chợ một lần mỗi tuần đối với “vùng xanh”.
Trong công tác an sinh xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần hỗ trợ bổ sung đầy đủ cho đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh số 2, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ.
Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn, chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn.
UBND TPHCM cũng yêu cầu thành lập các tổ công tác đặc biệt tại phường, xã, thị trấn thành, tập trung ở những vùng có nguy cơ cao và rất cao. Thành phần mỗi tổ bao gồm Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, công an, quân đội, công chức, viên chức, cán bộ phường, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng. Các tổ công tác đặc biệt tham gia kiểm tra, nhắc nhở, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội.
Video đang HOT
UBND TPHCM yêu cầu từ 0h ngày 23/8, toàn địa bàn sẽ tăng cường các biện pháp theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch”.
Tại buổi làm việc của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam chiều 20/8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phạm Thị Thắng cho biết, từ ngày 23/8, người dân TPHCM bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn.
Theo đó, thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn…) mỗi ngày.
Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương, phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức “cung ứng”.
TPHCM phát tiền hỗ trợ Covid-19 tận nhà, dân nhận qua khe cửa vì sợ dịch
Ngày 15/7, nhiều địa phương ở TPHCM xuống tận nhà dân để phát tiền hỗ trợ Covid-19 trong gói 886 tỷ đồng, nhiều gia đình sợ lây lan dịch bệnh đành đóng kín cửa, nhận tiền qua hàng rào tự phong tỏa.
Ngày 15/7, chính quyền các cấp nhiều quận, huyện của TPHCM đang gấp rút triển khai trao tiền hỗ trợ Covid-19 trong gói 886 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Một số địa phương đi đến tận nhà để trao tiền tận tay cho dân.
Ghi nhận tại phường 4, quận 3 (TPHCM), các cán bộ phường cầm danh sách cùng tiền hỗ trợ cho người lao động đi tới gõ cửa từng nhà trong khu vực để trao tiền. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa thể nhận được tiền vì phải đi cách ly, hoặc bị phong tỏa do dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch UBND phường 4 (quận 3) cho biết, hiện trên địa bàn phường có 6 nhóm đối tượng lao động được quận phê duyệt để hỗ trợ tiền Covid-19, tổng số người được nhận 1.024 người, sau 2 ngày thì phường đã phát tiền hỗ trợ được hơn 400 trường hợp.
Theo Chủ tịch UBND phường 4, do tình hình dịch bệnh căng thẳng, tránh việc để người dân tụ tập đông đúc thì phường đã quyết định cho cán bộ đến từng nhà để phát cho người dân. Hiện toàn phường có 4 tổ công tác sẽ lần lượt chia danh sách để phát tiền.
"Công tác phát tiền hỗ trợ người dân có phần hơi chậm so với kế hoạch, lý do là hiện có 5/6 khu phố của phường có khu vực bị phong tỏa, việc phát tiền hỗ trợ sẽ phải rời lại đối với những gia đình là F0 phải đi cách ly. Với những người trong khu phong tỏa tại nhà thì phường sẽ cử người mặc đầy đủ bảo hộ để mang tiền tới phát cho dân. Dự kiến trong khoảng 2 ngày 16-17/7 công tác hỗ trợ tiền Covid-19 cho dân sẽ hoàn thành", ông Nguyễn Văn Đức nói.
Để có thể nhận tiền, người dân chỉ cần cung cấp giấy tờ tùy thân đúng với danh sách của phường là sẽ được ký nhận tiền hỗ trợ.
Bà Nguyễn Thị Tuyết (ngụ phường 4, quận 3) cho biết, trước đây làm nhân viên phục vụ ở căng tin tại Bệnh viện Bình Dân (quận 3), tuy nhiên do dịch bệnh nên căng tin phải đóng cửa, cô thất nghiệp ở nhà đã hơn 2 tháng nay.
"Cả nhà tôi có 6 nhân khẩu, trong đó 2 con nhỏ đang đi học, 4 người đi làm thì nay đều thất nghiệp cả rồi, chỉ biết ngồi ở nhà chờ qua dịch thôi. Với số tiền 1,5 triệu đồng Chính phủ hỗ trợ, tôi sẽ dành để mua lương thực, thực phẩm hàng ngày cho gia đình, hy vọng là có thể đủ để ăn trong khoảng 15 ngày hoặc hơn. Hiện gia đình cũng không còn tiền nữa, giờ cầm cự được ngày nào hay ngày đó", bà Tuyết chia sẻ.
Trong khi đó, ông Tăng Chí Huỳnh (ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 4) khá bất ngờ khi nghe cán bộ phường gõ cửa để phát tiền hỗ trợ. Để tránh tiếp xúc với người lạ, ông Huỳnh giăng dây mềm để tự "phong tỏa" nhà mình lại. Cán bộ phường đưa danh sách để ông Huỳnh ký nhận qua hàng rào.
"Tôi nghe tin người dân sẽ được hỗ trợ tiền Covid-19, nhưng cũng chưa biết làm sao để nhận tiền, cũng không biết khi nào tiền mới tới tay người dân, vậy nên cũng không mong chờ nhiều. Nhưng không ngờ, nay cán bộ phường lại tới phát tiền tận nhà, tôi vui lắm", ông Huỳnh phấn khởi nói.
Bà Huỳnh Ánh Mai, nhân viên bán hàng của một doanh nghiệp tại ở chợ Bình Tây cùng con trai là 2 trong số 6 nhân khẩu trong gia đình được nhận tiền hỗ trợ Covid-19. Bà mai cho biết đã nghỉ làm từ 2 tháng nay do dịch bệnh phức tạp, chủ doanh nghiệp chỉ hỗ trợ một phần nhỏ, cũng không đủ để cả gia đình mua lương thực thời gian dài được.
Bà Mai cho biết, từ khi nghỉ việc, cả gia đình phải chi tiêu hạn hẹp, chắt bóp từng đồng để dành mua đồ ăn hàng ngày. Thực phẩm cũng không đầy đủ như trước được. "May mà có số tiền hỗ trợ này tới kịp thời, hai người được 3 triệu, chắc sẽ cầm cự được thêm khoảng một tháng nếu chỉ dùng để mua đồ ăn, gạo. Hy vọng dịch sớm qua đi, đi làm lại thì mới có tiền mà sống", bà Mai nói.
Trong khi đó, nhiều người dân lo lắng lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc người lạ, nên đành đóng cửa kín mít, cán bộ phường chỉ có thể chuyển tiền hỗ trợ qua khe cửa cho người dân.
HĐND TPHCM đã thông qua gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó vì đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 886 tỉ đồng, hỗ trợ 6 nhóm đối tượng, trong đó có 226.000 LĐ tự do. Tính đến 13/7, đã có 46% LĐ tự do được hỗ trợ. Dự kiến ngày 15/7, TPHCM kết thúc chi trả cho các LĐ tự do giãn cách từ ngày 31/5 - 2/6; đồng thời tiếp tục triển khai hỗ trợ đợt 2 trong 15 ngày giãn cách, với mức 50.000 đồng/người/ngày. Những đối tượng còn lại của Nghị quyết 68 sẽ thực hiện quyết liệt, hoàn thành công tác hỗ trợ ngay trong tháng 7.
Từ 9-7, người dân TP.HCM 'ra khỏi nhà không lý do chính đáng' bị phạt đến 3 triệu Các cơ quan chức năng tăng cường xử phạt những trường hợp ra khỏi nhà không có lý do chính đáng trong thời gian thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 tại TP.HCM để phòng ngừa COVID-19. Trong thời gian giãn cách, người dân ở TP.HCM ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt - Ảnh: HOÀNG AN Nhằm...