Người dân TPHCM diễu hành, mít tinh phản đối Trung Quốc
Trước việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và có những hành vi ngang ngược trên biển, người dân TPHCM đã xuống đường phản đối ôn hòa và mít tinh tại Nhà văn hóa thanh niên TPHCM.
16h chiều nay, 10/5, tại Nhà văn hóa thanh niên TPHCM sẽ diễn ra buổi mít tinh phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương -981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hiện tại dù một số nơi ở TPHCM có mưa to nhưng đã có hàng trăm nhân sĩ, trí thức… tập trung trong hội trường Nhà văn hóa chờ đến giờ được thể hiện chính kiến của mình trước hành vi trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Hàng trăm người tập trung sớm trước giờ mít tinh phản đối ôn hòa hành vi ngang ngược của Trung Quốc
Người dân TPHCM mang theo cờ, băng rôn phản đối chính quyền Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào biển Việt Nam
Người dân nắm tay nhay thể hiện lòng yêu nước
Trước đó, vào 9h sáng nay, trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc (đường Hai Bà Trưng, Q.1, TPHCM), nhiều tầng lớp nhân dân đã tụ họp để bày tỏ sự bức xúc của mình trước hành vi đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, gây nên tình trạng căng thẳng trên biển Đông.
Người dân phản đối trong ôn hòa bằng cờ đỏ sao vàng và những băng rôn, biểu ngữ: “Đồng lòng cùng Chính phủ chống quân bành trướng, bảo vệ tổ quốc”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD981 khỏi biển Đông”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”… Những băng rôn này được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Video đang HOT
Đoàn người còn vỗ tay hát vang những bài hát cách mạng như Quốc Ca, Nối vòng tay lớn, Lên đàng…
Với chủ trương đấu tranh ngoại giao, yêu chuộng hòa bình, những người diễu hành tại TPHCM sáng 10/5 luôn giữ thái độ ôn hòa, bình tĩnh, nhã nhặn.Cuộc diễu hành kết thúc vào khoảng 10h.
"Có thể Trung Quốc sẽ còn những hành động phiêu lưu hơn nữa"
Ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Hội nhấn mạnh: "Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động gây hấn, khiêu khích chúng ta. Và có thể Trung Quốc sẽ còn có những hành động phiêu lưu hơn nữa".
Chiến lược "tằm ăn dâu"
Sau nhiều ngày, tình hình tại khu vực Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan HD 981 vẫn diễn biến quyết liệt. Thêm 3 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương sau va chạm với tàu Trung Quốc. Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục ghi nhận hình ảnh tàu tuần tiễu và hộ vệ tên lửa của Trung Quốc gần khu vực giàn khoan HD 981. Lần dở lại lịch sử nhiều thăng trầm giữa hai nước Việt Trung liên quan đến vấn đề Biển Đông cho ta thấy, dường như phía Trung Quốc đang áp dụng chiến lược "tằm ăn dâu"?
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động gây hấn, khiêu khích chúng ta. Trước đây họ đã từng đưa ra những yêu sách vô lý như cấm ngư dân của ta đánh bắt cá theo mùa, cắt cáp quang thăm dò trong vùng biển của ta, tiếp đó là bắt bớ tàu thuyền của ngư dân, đến bây giờ lại đưa hẳn giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam... Những hành động này ngày một leo thang ở mức độ nghiêm trọng và trắng trợn hơn. Rõ ràng, phía Trung Quốc đang tìm mọi cách để thể hiện ý đồ, quyết tâm trong việc thực hiện các mưu đồ của họ.
Trong tiến trình như vậy, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép không có gì bất ngờ. Trung Quốc đang muốn ngầm khẳng định tuyên bố không có cơ sở pháp lý về "yêu sách đường 9 đoạn". Và sự kiện HD 981 này một lần nữa cho thấy sự chuẩn bị lâu dài của phía Trung Quốc.
Có thể Trung Quốc sẽ còn có những hành động phiêu lưu hơn nữa, nhưng hành động, diễn biến ra sao thì chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi để có những biện pháp ứng xử phù hợp.
Ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội
Nhiều ý kiến cho rằng, phản ứng của Việt Nam trước những hành động gây hấn, khiêu khích gần đây của phíaTrung Quốc là chưa tương xứng. Ông đánh giá gì về nhận định này?
Chúng ta đã và đang hành động đúng hướng. Ta đã đưa lực lượng ra xua đuổi, nói rõ quan điểm của mình, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo đúng Công ước luật biển năm 1982. Ở góc độ ngoại giao, chúng ta cũng đã tổ chức một cuộc họp báo chính thức ở cấp nhà nước. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm trao đổi tực tiếp, nói rõ quan điểm với phía Trung Quốc.
Tôi cho rằng, hành động như thế là tương xứng với những gì họ làm. Chúng ta không nên tính toán một cách "số học". Nếu Việt Nam có những ứng xử không khéo léo, khôn ngoan thì sẽ dễ đẩy tới một cuộc chiến tranh. Đây là kết cục không ai muốn xảy ra.
Và thực tế, những động thái kiềm chế của phía Việt Nam rõ ràng đã nhận được những tín hiệu ủng hộ tích cực từ phía cộng đồng thế giới.
"Vừa ăn cắp, vừa la làng"
Tuy nhiên, cho đến nay phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên khẳng định giàn khoan HD 981 hoạt động trong lãnh thổ và chủ quyền của họ. Thậm chí họ còn tố cáo phía Việt Nam có hành động khiêu khích, làm căng thẳng thêm tình hình...
Hành động này của Trung Quốc không khác gì "vừa ăn cắp, vừa la làng". Rõ ràng, họ làm sai nhưng lại tìm nhiều cách khác nhau để biện minh cho hành động của mình. Giàn khoan HD 981 được hạ đặt cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Việc làm này của Trung Quốc rõ ràng đã đi ngược lại tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
"Nếu bị xâm phạm đến mức độ nào đó chúng ta sẽ tự vệ"
Trước tình hình diễn biến căng thẳng và ngày càng leo thang, nhiều người lo sợ về một cuộc đụng độ quân sự. Lo lắng này liệu có thể xảy ra không, thưa ông?
Mỗi một quốc gia đều có quyền tự vệ. Việt Nam chúng ta đã xây dựng được một nền quốc phòng độc lập, tự chủ và tự vệ. Nếu bị xâm phạm đến một mức độ nào đó thì buộc lòng mình sẽ phải sử dụng đến quyền tự vệ chính đáng. Tôi tin chắc rằng, chúng ta sẽ đứng vững và tiếp tục phát triển vì lịch sử của Việt Nam có cả một quá trình hình thành, phát triển, với những cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi anh hùng, bất khuất.
Hơn nữa, từ bao đời nay, tạo hóa đã sắp xếp cho chúng ta ở cạnh nước láng giềng lớn, nhưng Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Điều này cho chúng ta một niềm tin.
Vậy nếu phía Trung Quốc vẫn không chịu rút giàn khoan khỏi thềm lục địa Việt Nam và căng thẳng tiếp tục kéo dài?
Việt Nam phải đấu tranh, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rời khỏi thềm lục địa của nước ta. Hiện nay họ đang tìm cách xâm phạm trái phép vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên khi nào họ tiến hành khoan dầu thì đó là một câu chuyện khác, một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Lúc đó, chúng ta mới có thể đưa ra các quyết định hành xử theo cách khác.
Trước mắt theo tôi, chúng ta thể hiện thái độ mạnh mẽ kiên quyết, tập trung lực lượng xua đuổi, yêu cầu họ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trên mặt trận ngoại giao, chúng ta cũng làm rõ quan điểm, lập trường của mình, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Đồng thời, phải sẵn sàng chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết để đấu tranh đến cùng.
Chỉ cần Trung Quốc cắm giàn khoan xuống biển, lúc đó Việt Nam hoàn toàn có quyền yêu cầu đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế để xem xét hành động Trung Quốc xâm phạm vào các vùng biển có chủ quyền. Đồng thời đại diện của chúng ta cần phải nhanh chóng báo cáo vấn đề này lên Hội đồng bảo an LHQ.
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lên tiếng cho rằng, cách hành xử của Trung Quốc là nguy hiểm và mang tính chất hăm dọa. Ông đánh giá gì về phản ứng này của phía Mỹ?
Trước khi bày tỏ thái độ, Mỹ đã lên tiếng khẳng định họ không nghiêng về bên nào xung quanh những tranh chấp trên biển. Có nghĩa là, họ muốn thể hiện một thái độ khách quan. Với những hoạt động cụ thể trên hiện trường, qua theo dõi trên vệ tinh, các bên có thể thấy rõ hành động chủ động đâm thẳng vào tàu kiểm ngư và các tàu cảnh sát Việt Nam của phía Trung Quốc. Điều này phản ánh sự hung hăng, thách thức và khiêu khích của phía Trung quốc. Nhận xét của họ rất xác đáng.
Ông có cho rằng, Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn đề Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương leo thang căng thẳng, "cắm" giàn khoan vào vùng thềm lục địa Việt Nam?
Vấn đề này, Quốc hội chưa bàn trong chương trình nghị sự của kỳ họp này. Trước khi xảy ra sự kiện này thì dự thảo nghị sự đã được gửi cho các ĐB Quốc hội để lấy ý kiến. Tới đây Văn phòng Quốc hội sẽ có trách nhiệm tổng hợp lại các ý kiến của ĐBQH. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cân nhắc ý kiến của các ĐBQH, xem tỉ lệ ĐBQH đề nghị về vấn đề này ở mức độ như thế nào. Từ đó Quốc hội sẽ đưa ra quyết định tại phiên họp trù bị.
Chúng tôi, hiện đang theo dõi sát sao hành động của Trung Quốc trên biển, đồng thời cũng cập nhập các thông tin mới nhất từ phía Bộ Quốc Phòng. Trên tinh thần đó, Ủy ban đã có những ý kiến tham gia cùng Bộ Quốc Phòng trong việc chúng ta chuẩn bị và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của mình trong quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền mà pháp luật quy định với Ủy ban.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Sóng Biển Đông dội tới bàn nghị sự ASEAN 24 17h15 hôm nay (10/5), chuyến chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 24 theo lời mời của Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã đến sân bay quốc tế Nay Pyi Taw. Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ...