Người dân TP.HCM chỉ cần nhắn tin để đăng ký tiêm vét vắc xin mũi 1
Người dân trên 18 tuổi chưa tiêm vắc xin mũi 1 có thể nhắn tin SMS cho tổng đài đầu số 8066 để đăng ký tiêm chủng với cú pháp: MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen.
Người dân có thể nhắn tin cho tổng đài 8066 để đăng ký tiêm vắc xin mũi 1 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sở Thông tin – truyền thông TP.HCM vừa có văn bản triển khai tổng đài tiếp nhận tin nhắn đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với người dân chưa tiêm mũi 1 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi.
Theo Sở Thông tin – truyền thông, từ 10h ngày 21-9, người từ 18 tuổi trở lên, chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 và đang ở tại TP.HCM có thể gửi tin nhắn SMS cho tổng đài tin nhắn 8066.
Cụ thể, soạn tin nhắn theo cú pháp: MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen (ví dụ MUI1 NguyenVanA 1960 BinhChanh).
Video đang HOT
Danh sách đăng ký tiêm vắc xin sẽ được chuyển qua thư điện tử đến UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức. Tần suất gửi danh sách đăng ký tiêm vắc xin là 1 giờ/lần.
Giữa tháng 9, các quận huyện đã tăng cường tổ chức “tiêm vét” cho tất cả trường hợp trên 18 tuổi, chưa tiêm mũi 1, không phân biệt thường trú, tạm trú. Mục tiêu sẽ đạt tỉ lệ 100% người dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 trước ngày 15-9.
Tuy nhiên đến nay, vì nhiều lý do mà có một số người dân ở một số quận huyện chưa thể tiêm vắc xin mũi 1 và có nhu cầu đăng ký tiêm vắc xin.
Từ khi TP bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 (ngày 8-3) đến hết ngày 19-9 đã tiêm được 8.773.870 mũi tiêm, trong đó có 6.736.823 mũi 1 và 2.037.047 mũi 2.
Với tổng số người từ 18 tuổi trở lên tại TP là 7.208.800 người, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên tại TP đã tiêm mũi 1 đạt gần 93,4%, mũi 2 hơn 28,2%.
'TP HCM cần vẽ lại bản đồ chống dịch đến từng khu phố'
TP HCM cần vẽ lại bản đồ đánh giá nguy cơ dịch bệnh đến tận tổ dân phố, khu phố và áp dụng biện pháp phòng chống tương ứng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.
Chiều 16/9, chủ trì cuộc làm việc của Tổ công tác đặc biệt về phòng chống Covid-19 với lãnh đạo TP HCM, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm trên và lưu ý cần tránh việc vẽ lại bản đồ nguy cơ theo tổ dân phố, nhưng áp dụng biện pháp phòng chống thì lại theo phường.
Ông đánh giá, thời gian qua, các lực lượng chống dịch, người dân thành phố đã thực hiện nghiêm biện pháp giãn cách tăng cường, tăng tốc xét nghiệm, đẩy mạnh tiêm vaccine, đảm bảo an sinh xã hội... "Thành phố đã đạt kết quả ban đầu tích cực. Công tác chống dịch đã đi được những bước rất dài, sẽ còn một giai đoạn nữa, tính bằng tuần, để tiến tới kiểm soát được dịch bệnh", ông Đam nói.
Thời gian tới, TP HCM cần kiểm soát tốt dịch bệnh, dần mở lại các hoạt động để quay lại trạng thái bình thường mới, trên tinh thần "mở lại từng bước, chắn chắc, an toàn". "Dứt khoát không được mở lại các hoạt động mà không an toàn, nhưng nếu an toàn rồi mà không mở thì rất lãng phí công sức, nguồn lực chống dịch", Phó thủ tướng lưu ý.
Tổ công tác làm việc với Bộ Y tế để phân bổ thêm vaccine cho TP HCM sớm đạt mục tiêu tiêm chủng toàn bộ dân số trưởng thành. Bởi củng cố các vùng xanh và người dân được tiêm đủ liều vaccine "là hai điểm cơ bản để mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ với lãnh đạo TP HCM, chiều 16/9. Ảnh: Đình Nam
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, phương châm của thành phố khi tiếp tục giãn cách từ ngày 16 đến 30/9 là "triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp phòng chống dịch trên từng địa bàn cụ thể". "Càng phân nhỏ ra, càng cụ thể thì xử lý triệt để, hiệu quả hơn", ông Nên nói.
Khi mở lại các hoạt động, với những gì chưa chắc chắn để làm rộng, thành phố sẽ thí điểm để đánh giá. Ông Nên cũng bày tỏ trăn trở "thành phố phải tính tới các chính sách để công nhân các tỉnh yên tâm quay trở lại làm việc".
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết sau ba tuần thực hiện giãn cách tăng cường, các quận, huyện và TP Thủ Đức "đã từng bước mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ, đạt kết quả tốt". Qua các đợt xét nghiệm, tỷ lệ ca nhiễm giảm dần ở vùng đỏ, vùng cam. Tỷ lệ F0 phải cấp cứu, tử vong "giảm rõ nét". Thành phố đã tiêm mũi một cho 92% dân số trưởng thành; mũi hai đạt 24%, và chỉ còn đủ vaccine tiêm trong ngày 17/9. Thành phố mong muốn có thêm nguồn vaccine để tiêm mũi hai cho người dân.
Theo ông Mãi, những vấn đề nổi lên hiện nay của thành phố là tập trung điều trị, giảm tử vong; bảo đảm an sinh xã hội, chi trả hỗ trợ cho những người cần trợ giúp; sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong việc khôi phục hoạt động sản xuất; khả năng cân đối ngân sách, nguồn kinh phí phục vụ chống dịch...
Thời gian tới, TP HCM sẽ dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ; bảo vệ, mở rộng vùng xanh và mở lại các hoạt động trong vùng xanh. Thành phố đã bàn rất kỹ phương án mở lại hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng bảo đảm "nhà máy xanh, nơi cư trú xanh, công nhân xanh".
Từ khi đợt dịch thứ tư, TP HCM ghi nhận 320.823 ca Covid-19. Ngày 15/9, thành phố thêm 160 ca tử vong, thấp nhất một tháng qua; hơn 2.500 bệnh nhân Covid-19 xuất viện.
Những hoạt động nào ở TPHCM dự kiến được mở dần thời gian tới? "Không nhất thiết đến cuối tháng 9, có thể có những địa bàn, những ngành nghề nếu đủ điều kiện sẽ được mở lại dần tùy theo tình hình, mức độ của dịch bệnh", Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định. Lãnh đạo UBND TPHCM đã chính thức công bố việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn...