Người dân TP HCM đi siêu thị theo ngày chẵn lẻ
Ba ngày nay, trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân quận 3 được chính quyền phát phiếu đi siêu thị theo ngày chẵn lẻ.
7h ngày 11/7, tại siêu thị Co.op Mart trên đường Trường Sa, hàng chục người dân có phiếu mua sắm ngồi xếp hàng dài ở hành lang lối vào. Theo quản lý siêu thị, bất kỳ ai đến mua hàng cũng được nhưng người có phiếu sẽ được ưu tiên vào sớm hơn.
“Như hôm nay thì người có phiếu ngày chẵn ngồi hàng trong cùng, ở giữa cho ngày lẻ, còn các quận khác tới thì đứng chờ chỗ khác. Nếu khách mua vào đúng ngày ghi trong phiếu thì sẽ được vào trước”, đại diện siêu thị cho biết.
Trên phiếu mua hàng có thông tin đại diện gia đình, số điện thoại, địa chỉ, tổ dân phố, phường và có dấu đỏ của Ủy ban Mặt trận tổ quốc phường. Phiếu ghi cụ thể ngày chẵn lẻ và chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 15 ngày. Nửa tháng người dân được chính quyền phát phiếu một lần.
Bên ngoài sảnh siêu thị, nhiều người không có phiếu mua hàng cũng xếp hàng chờ đến lượt mua sắm. Người dân đều đeo khẩu trang và chấp hành các quy định phòng chống dịch như ghi sổ khai báo y tế, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt…
Bảo vệ liên tục nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách, chịu khó xếp hàng. Theo quy định của siêu thị, 20 phút sẽ cho một lượt khoảng 10 khách vào, trong đó ưu tiên người có phiếu mua hàng chẵn lẻ trước.
Lượng khách đi siêu thị ngày cuối tuần đông nên ai cũng phải chờ đợi lâu để được mua sắm. “Tôi có phiếu mua hàng mà còn phải đi từ sớm, đợi gần tiếng mà vẫn chưa đến lượt”, bà Hiền nói.
Bên trong siêu thị, tối đa được 20 khách mua sắm. Trong đó, khu bán cá thịt và rau củ quả tươi sống thu hút khách.
Video đang HOT
Anh Hùng mang theo giấy ghi chép các mặt hàng cần mua, trong đơn giá hơn 2 triệu đồng. “Giờ cả tuần tôi mới đi chợ một lần nên phải ghi cụ thể món cần thiết không ra siêu thị lại quên. Ngoài ra, còn có cả đồ người khác gửi mua giùm nữa”, anh cho biết.
Ngoài ra, siêu thị còn có dịch vụ đi chợ hộ cho những đơn hàng trực tuyến. Nhân viên tiếp thị liên tục đến các sạp lựa đồ theo hoá đơn cho khách đã đặt trước đó từ ba ngày.
Hầu hết xe đẩy hàng đều chất đầy rau trái, thịt cá và đồ khô – những mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội. Trung bình, một người mất hơn 30 phút cho việc mua sắm.
Các mặt hàng khá phong phú nhất là thực phẩm tươi sống thường xuyên được nhân viên cung cấp thêm khi hết hàng.
Sau khi tính tiền, nhiều người có lượng hàng lớn nên gọi shipper giao tận nhà. “Trước kia vô siêu thị chỉ mua trong giá tiền 200.000 đồng nhưng giờ phải tăng gấp 5 lần mà còn thấy thiếu”, bà Hương nói, trong lúc đưa hàng cho shipper.
Đến 10h, vẫn còn rất đông người đứng chờ đến lượt vào siêu thị mua hàng.
Sở Công Thương TP HCM khẳng định, thành phố không thiếu hàng, thực phẩm dự trữ lên tới 120.000 tấn, tăng gấp ba thông thường. Ngoài ra UBND các tỉnh, thành phố cũng phối hợp với TP HCM thiết lập các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thiết yếu để thay thế các chợ đầu mối bị đóng cửa. TP HCM được đề nghị tăng các điểm bán hàng thiết yếu, lưu động thay và sớm có biện pháp mở trở lại các chợ, siêu thị.
Cần ưu tiên chợ dân sinh ngoài trời vì thông khí tốt hơn siêu thị kín
Nhiều người dân e ngại mua bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do không gian kín, mở điều hòa
Chuyên gia nhận định chợ dân sinh có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn siêu thị.
Hơn một tháng kể từ ngày TP.HCM bùng dịch, ngành y tế liên tục phát hiện chuỗi lây nhiễm xuất phát từ các chợ, siêu thị. Số lượng chợ, siêu thị phải đóng cửa ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân.
Sở Công Thương cho biết tính đến 2/7, 105/234 chợ truyền thống tại TP.HCM phải tạm ngưng hoạt động, chiếm tỷ lệ gần 45%. Từ ngày 1/7, Sở Công Thương có văn bản khẩn gửi các địa phương về phương án nhằm đưa chợ hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng có hướng dẫn cụ thể để địa phương sớm mở cửa các chợ.
Sau hai thông báo này, các quận, huyện, TP đã rục rịch tiến hành nhiều biện pháp nhằm đưa các chợ, siêu thị đang tạm đóng cửa sớm hoạt động trở lại.
Chuẩn bị mở lại chợ truyền thống
Quận 11 hiện có 2/3 chợ truyền thống phải tạm ngừng hoạt động do phát hiện F0 là chợ Phú Thọ và chợ Bình Thới; chỉ còn chợ Thiếc vẫn mở cửa.
Trao đổi với Zing , bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch quận 11, cho biết sau khi phát hiện ca nhiễm tại chợ, lực lượng chức năng đã tiến hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch như phun khử khuẩn, truy vết, phong tỏa, cách ly. Hiện, tất cả tiểu thương tại chợ Phú Thọ và chợ Bình Thới đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Bà Trâm cho biết sau văn bản của Sở Công Thương và HCDC, quận đang tiến hành các biện pháp để chuẩn bị đưa hai khu chợ truyền thống kể trên hoạt động trở lại.
Người dân đi chợ phải đảm bảo thực hiện 5K. Ảnh: Chí Hùng.
Phó chủ tịch quận cho biết quận đã tiến hành tiêm vaccine cho hầu hết tiểu thương tại chợ Phú Thọ và chợ Thiếc, chỉ còn sót lại những trường hợp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu hoặc không có mặt tại TP.HCM thời điểm tiêm. Riêng chợ Bình Thới do phát hiện ca F0 vào đúng ngày tiêm nên phải tạm dừng. Quận đang lên kế hoạch ưu tiên tiêm chủng cho nhóm này trong thời gian sớm nhất.
Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống, quận 11 đã có các phương án phân luồng, giới hạn số người ra vào chợ. Đây cũng là địa phương đầu tiên tại TP.HCM tiên phong sử dụng thẻ ra vào chợ.
Cụ thể, bà Trâm cho biết các chợ tại quận đều có ít nhất 4-5 lối vào. Quận đã chỉ đạo Ban quản lý chợ chặn hết các lối phụ và kiểm soát người ra, vào tại cổng chính, phân luồng đảm bảo một lối vào và một lối ra.
Người dân khi vào chợ sẽ được cấp một thẻ ra vào, trong đó có họ tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ và số điện thoại. Đằng sau thẻ có mã QR. Mỗi lần đi chợ, người dân chỉ cần đưa thẻ này cho Ban quản lý chợ quét mã. Thông tin sẽ được cập nhật vào hệ thống. Cách làm này giúp ngành chức năng dễ dàng truy vết khi cần thiết.
Ngoài ra, lực lượng chức năng làm một số lượng thẻ đi chợ nhất định tùy theo quy mô từng chợ. Ví dụ, chợ Bình Thới làm 200 thẻ để giới hạn 200 người vào chợ một lượt. Khi vào, người dân được phát thẻ và phải trả lại thẻ khi trở ra. Phó chủ tịch cho biết chợ Bình Thới có không gian rộng, mỗi ngày có thể có 600-700 lượt người mua bán nên cần giới hạn.
"Lúc đầu cũng có tình trạng người dân đi cùng khung giờ, phải xếp hàng chờ bên ngoài. Quận cũng chỉ đạo phường điều phối người dân giãn cách hoặc thông báo để mọi người quay lại chợ sau 30 phút, tránh tụ tập đông người", bà Trâm cho hay.
Người dân được phát thẻ ra vào chợ có mã QR để dễ dàng truy vết khi cần thiết. Ảnh: Chí Hùng.
Chợ Bình Thới là chợ lớn nhất quận 11 và đã thực hiện tốt mô hình này. Chợ Thiếc hiện đã làm thẻ có mã QR, do lượng người ra vào ít nên chưa triển khai thẻ đi chợ. Còn chợ Phú Thọ có quy mô nhỏ nên tạm thời chỉ kiểm soát qua khai báo y tế.
Bà Trâm cho biết 2 chợ truyền thống mới đóng cửa trong thời gian ngắn nên người dân chưa gặp khó khăn lớn. Tuy nhiên, quận cũng sẽ sớm đưa các chợ hoạt động trở lại để đảm bảo nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm.
Theo vị phó chủ tịch, hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị của quận không nhiều. Hơn nữa, người dân có tâm lý e ngại khi mua bán tại các địa điểm này do không gian kín, sử dụng máy lạnh.
Nguy cơ lây nhiễm tại chợ thấp
Ởgóc độ dịch tễ học, TS Nguyễn Thu Anh cho rằng các hệ thống siêu thị tiềm ẩn nguy cơ bệnh truyền nhiễm bởi trong không gian kín, nồng độ virus tăng lên rất nhiều, đặc biệt là những nơi sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm. Bà nhấn mạnh nguyên tắc để tiêu diệt mầm bệnh là phải đảm bảo thoáng khí.
Do đó, chuyên gia cho rằng các địa phương cần ưu tiên hoạt động cho dịch vụ ngoài trời hơn là các dịch vụ trong nhà. Ví dụ, ưu tiên chợ dân sinh ngoài trời để có độ thông khí tốt và sắp xếp giãn cách hơn là siêu thị kín, sử dụng điều hòa trung tâm.
Người dân xếp hàng vào đi chợ tại chợ Bình Thới, quận 11. Ảnh: Chí Hùng.
Bà gợi ý các chợ có thể chỉ hoạt động 50% công suất để đảm bảo giãn cách; giữa các gian hàng có thể làm miếng nilon che chắn; lắp thêm quạt điện để tăng thông khí.
"Nếu mọi người đều đeo khẩu trang, cách xa nhau, đảm bảo thoáng khí, có miếng che thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp", bà phân tích.
Với các siêu thị, TS Thu Anh cho rằng nên có hệ thống lọc khí để giảm nồng độ virus trong không khí và trên bề mặt. Cụ thể như sử dụng hệ thống lọc không khí di động có màng lọc HEPA để tăng cường làm sạch không khí (đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cao); lắp đặt hệ thống hút gió trên trần nhà (nếu có điều kiện); những nơi có không gian kín có thể lắp đặt bộ lọc khí trung tâm; sử dụng hệ thống chiếu tia cực tím (UVGI) ở những khu vực thông gió, thoáng khí kém.
Sau lệnh giãn cách xã hội TP.HCM, siêu thị ở Gò Vấp đông nghẹt người mua sắm Sau lệnh TP.HCM giãn cách toàn xã hội từ 0 giờ ngày 31.5, ghi nhận tại một siêu thị trên đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp) có rất đông khách đến mua sắm, nhất là quầy rau củ, thực phẩm tươi sống và mì gói, thực phẩm khô... Ngay khi có thông báo TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ...