Người dân Tokyo đổ xô đi ngắm hoa anh đào bất chấp cảnh báo
Bất chấp cảnh báo không tổ chức tiệc tùng ngắm hoa anh đào theo truyền thống do đại dịch COVID-19, ngày 26/3, người dân ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã đổ xô đi ngắm hoa anh đào đang nở rộ tại các công viên, trong đền thờ và dọc bờ sông.
Nhiều người đã quyết định đi ngắm hoa anh đào giữa dịch bệnh. Ảnh: AFP
Do dịch COVID-19, các lễ hội trong năm nay đều bị hủy bỏ, các điểm tham quan dã ngoại bị phong tỏa và những biển báo được dựng lên khắp nơi kêu gọi người dân hạn chế tụ tập khi ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, nhiều người, phần lớn đều đeo khẩu trang, đã quyết định đi ngắm hoa anh đào, chụp selfie với hoa, đi tản bộ dọc những con đường hai bên rợp bóng hoa hay ngồi thuyền ngắm hoa anh đào nở rộ ven sông.
Mặc dù Nhật Bản đã trải qua làn sóng dịch COVID-19 thứ ba trong mùa đông, song nước này không áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc như ở nhiều nước khác. Trong tuần này, chính phủ đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại vùng thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike cảnh báo cư dân thành phố không tổ chức các hoạt động tiệc tùng ngắm hoa anh đào nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
Khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm, hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước Nhật Bản. Hoa nở sớm hay muộn còn phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ mỗi năm. Thông thường tháng 1, hoa sẽ bắt đầu nở rộ tại Okinawa, tháng 3 và 4 sẽ khoe sắc tại Kyoto và Tokyo, tháng 5 kết thúc mùa hoa anh đào tại Hokkaido.
Trong dịp này, người dân Nhật Bản thường cùng gia đình, bạn bè đi picnic, ngắm hoa, ca hát và cùng nhau thưởng thức những những món ăn truyền thống như sushi, rượu sake… Mùa hoa anh đào cũng thu hút hàng triệu lượt du khách nước ngoài đến Nhật Bản mỗi năm. Tuy nhiên, trong năm nay, du khách nước ngoài không thể tới Nhật Bản ngắm hoa anh đào do các nước áp đặt các biện pháp hạn chế biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Nam Phi chạy đua với thời gian để đối phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới
Nam Phi đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 3, trong mùa Đông bắt đầu từ tháng 6 tới với số ca nhiễm và tử vong không kém làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 11/2020 đến 2/2021.
Nhân viên y tế Nam Phi kiểm tra thân nhiệt trước khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Umlazi, phía Nam Durban ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn những đánh giá của các chuyên gia cho biết mức độ gia tăng số ca nhiễm mới sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng vaccine, mức độ sẵn sàng của người dân trong tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, nhất là trong các sự kiện quan trọng, dịp lễ hội và các biện pháp y tế công cộng khác cũng như mức độ xuất hiện các biến thể mới.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Nam Phi được đánh giá là do sự xuất hiện của biến thể SARS-CoV-2 có tên gọi là 501Y.V2 (hoặc B.1.351), khiến Chính phủ Nam Phi phải tăng mức độ phong tỏa toàn quốc từ mức 1 lên mức 3 (trong thang đánh giá 5 mức độ).
Theo đánh giá của các nhà khoa học, biến thể 501Y.V2 có khả năng lây lan cao hơn khoảng 50% so với các biến thể trước đó và hiện đã ghi nhận ở ít nhất 48 quốc gia. Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Cape Town (Nam Phi) Marc Mendelson cho rằng cách duy nhất để giảm khả năng xuất hiện một biến thể khác có liên quan đến Nam Phi là giảm sự lây nhiễm và tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách nhanh chóng triển khai tiêm chủng.
Nam Phi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ giữa tháng 2 bằng vaccine Johnson & Johnson, với đối tượng hàng đầu là nhân viên y tế tuyến đầu. Đến nay, gần 183.000 trong tổng số khoảng 1,2 triệu nhân y tế đã được tiêm chủng, với dự kiến đến giữa tháng 4/2021 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho toàn bộ số nhân viên y tế còn lại. Những đối tượng ưu tiên khác sẽ bắt đầu được tiêm chủng từ tháng 5 tới.
Hiện chưa rõ tỷ lệ tiêm chủng có thể đạt được trước mùa Đông đối với khoảng 16 triệu người thuộc các nhóm ưu tiên. Chính phủ Nam Phi đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đề ra từ nay đến tháng 7/2021 với việc dự kiến tiếp nhận 2,8 triệu liều Johnson & Johnson, cũng như tiếp nhận đợt đầu tiên trong tổng số 20 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech. Cả 2 loại vaccine Johnson & Johnson và Pfizer/BioNTech đều có khả năng chống lại biến 501Y.V2.
Nam Phi đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40 triệu dân (khoảng 67% của tổng số dân ở mức gần 60 triệu người) để đạt mức miễn dịch cộng đồng. Biểu đồ theo dõi mức độ tiêm chủng Media Hack Collective cho thấy với tốc độ tiêm chủng hiện nay, Nam Phi sẽ mất hơn 17 năm để tiêm chủng cho 67% dân số.
Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Doanh nghiệp Nam Phi Martin Kingston cho rằng nước này cần tăng mức tiêm chủng lên 250.000 lượt/ngày trong thời gian từ 3 đến 4 tháng tới để đạt được mục tiêu chung - nhưng Nam Phi hiện chưa nhận được số lượng vaccine như cam kết trước đó.
Ông Ryan Noach, Giám đốc điều hành của Discovery Health cho biết thách thức lớn là tình trạng thiếu vaccine trên toàn cầu trong quý II/2021, nên hãng bảo hiểm này đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ Chính phủ Nam Phi bằng cách hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất toàn cầu để giải phóng nguồn dự trữ.
Nam Phi đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 52.000 ca tử vong, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trên lục địa, với số trường hợp mắc gấp 3 lần so với Maroc, quốc gia có tổng số ca bệnh cao thứ 2 ở châu Phi.
Séc, Slovakia gia hạn các biện pháp hạn chế Chính phủ Séc ngày 18/3 đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 mà theo kế hoạch sẽ hết hạn vào ngày 21/3 tới. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Stod, Western Bohemia, CH Séc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatny, điều khác biệt...