Người dân tố bị Sở Tài nguyên Môi trường giữ sổ đỏ trái pháp luật
Mặc dù vụ kiện không liên quan nhưng anh Giác vẫn bị các cơ quan thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn một tháng nay.
Ngày 30.10, ông Lê Nguyễn Thanh Danh, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho anh Trần Ngọc Giác (21 tuổi, ngụ tại Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).
Anh Trần Ngọc Giác cho hay hơn một tháng nay, anh đã nhiều lần liên hệ Sở TN&MT, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP.Phan Thiết để “đòi” sổ đỏ nhưng không nhận được câu trả lời.
Theo anh Giác, anh mua lại lô đất 2.650m2 tại phường Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, của bà Trần Thị Thu Hương với giá 6 tỷ đồng. Do sổ đỏ của lô đất đang được thế chấp vay ngân hàng nên anh Giác phải nộp tiền để lấy ra làm thủ tục sang tên.
Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Video đang HOT
Sau khi nộp hồ sơ sang tên tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, anh Giác được hẹn ngày 15.9 sẽ trả sổ đỏ mang tên mình. Tuy nhiên, khi anh Giác đến nhận sổ thì bị giữ lại với lý do lô đất vừa bị khởi kiện tranh chấp.
Sau đó, hồ sơ lô đất này được chuyển lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN&MT giải quyết. Cơ quan này đã có văn bản gửi Sở Tư pháp, TAND tỉnh Bình Thuận để xin ý kiến về trường hợp này.
Ngày 16.10, TAND tỉnh đã có văn bản trả lời rằng cơ quan này không có căn cứ để ngăn chặn giao dịch, vì cả anh Giác và bà Hương không liên quan đến vụ khởi kiện. Trước đó, Sở Tư pháp cũng đã có ý kiến trả lời, cơ quan có thẩm quyền không có cơ sở để không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Giác.
Đã công nhận lô đất chuyển nhượng cho anh Giác nhưng anh vẫn bị giữ sổ đỏ. Ảnh: Người dân cung cấp.
Mặc dù đã nhận được văn bản trả lời và anh Giác đã nhiều lần liên hệ để nhận sổ đỏ nhưng các cơ quan này vẫn chưa giải quyết cho người dân. “Tôi phải vay tiền để nộp vào ngân hàng, lấy sổ ra làm thủ tục. Nhưng hơn một tháng nay các cơ quan này đùn đẩy, chưa trả sổ đỏ cho tôi, trong khi tiền lãi tôi phải gánh”, anh Giác bức xúc.
Theo Huỳnh Hải (Zing)
"Tuýt còi" việc buộc xác nhận thay đổi số CMND trên sổ đỏ
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường buộc người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải làm xác nhận thay đổi về Chứng minh nhân dân (CMND) là không phù hợp với quy định của pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ gây phiền hà, tốn kém cho người dân.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã "tuýt còi" quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được sửa đổi.
Theo Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất: Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên, thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ thì ghi "Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất)... (ghi cụ thể nội dung thay đổi: đổi tên, thay đổi Chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận đầu tư) từ ... thành ... (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".
Sau khi họp bàn với các đơn vị liên quan, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng Luật Đất đai năm 2013 không quy định trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân cũng như thay đổi Chứng minh nhân dân phải đăng ký biến động.
Hơn nữa, tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 43/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cũng chỉ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp mà không hề giao quy định chi tiết các thay đổi phải xác nhận.
Do đó, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư 23/2014 xác nhận thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ, trong đó có xác nhận thay đổi về Chứng minh nhân dân là không phù hợp với quy định của pháp luật.
"Quy định xác nhận thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ nêu trên tiềm ẩn nguy cơ gây phiền hà, tốn kém cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, trong đó có việc người dân được yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan tài nguyên và môi trường về thay đổi Chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số (hiện nay là 12 số trên thẻ Căn cước công dân - PV) trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mặc dù trước đó người dân đã thực hiện đầy đủ thủ tục đổi Chứng minh nhân dân theo quy định về Chứng minh nhân dân"- văn bản của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ.
Theo Bộ Tư pháp, đầu năm 2016, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn về việc xác nhận thay đổi thông tin về tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong đó đề nghị "Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai chỉ thực hiện việc xác nhận thay đổi số Chứng minh nhân dân trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu xác nhận thay đổi số Chứng minh nhân dân hoặc kết hợp thực hiện các thủ tục đăng ký biến động".
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, công văn này có thể xem là giải pháp để khắc phục hạn chế, bất cập, ngăn chặn hậu quả tiêu cực có nguy cơ phát sinh từ Thông tư số 23/2014 nhưng nội dung có dấu hiệu trái pháp luật trên cần được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý bằng văn bản.
Mặc dù Bộ Tư pháp đã có văn bản "tuýt còi" Thông tư 23/2014 từ nhiều tháng nay nhưng đến chiều 29/11 trả lời PV Dân trí, lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thừa nhận nội dung trên vẫn chưa được sửa đổi.
Thế Kha
Theo Dantri
Dân phải lót tay 14,5 triệu đồng để có giấy tờ nhà đất Đó là số liệu khảo sát được Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố trong cuộc làm việc với UBND TP.HCM ngày 10-8. Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp Bà Louise Chamberlain, giám đốc UNDP Việt Nam (trái), phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: MAI HƯƠNG Theo đó, UNDP đã làm một...