Người dân thu giữ máy móc đòi nhà thầu đền bù nhà cửa
Quá trình xây dựng cầu Bút Sơn (Thanh Hoá), nhà thầu đã làm nứt 18 căn nhà. Dù đơn vị thi công đã lập hồ sơ, áp giá đền bù song người dân không thống nhất nên đã thu giữ máy móc rồi lập chòi canh giữ nhiều tháng nay.
Dự án cầu Bút Sơn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ ngày 20/9 song hiện còn một số hộ dân bị hư hỏng nhà cửa chưa nhận tiền đền bù. Trước khi nhà thầu dời đi, một số gia đình đã thu giữ nhiều phương tiện cơ giới nhằm gây áp lực đòi bồi thường tài sản hư hại.
Căn nhà của gia đình anh Long bị nứt toác ở góc tường. Nguyên nhân được chủ hộ cho rằng, quá trình thi công cầu làm rung nền đất khiến nền móng bị sụt lún. Ảnh:Lam Sơn.
“Chúng tôi không dùng được số máy móc này, chỉ mong được bồi hoàn hợp lý cho những căn nhà bị hư hại nghiêm trọng do dự án gây ra”, bà Nguyễn Thị Hồng, một trong 18 hộ dân xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, bị lún nứt nhà nói.
Bà Hồng cho hay, căn nhà ba tầng của gia đình được xây dựng năm 2006 với trị giá hơn 800 triệu đồng. Kể từ khi thi công cầu Bút Sơn, nhà bị rạn nứt nham nhở, nền móng bị sụt lún, nghiêng về phía chân cầu tới 15 độ. Dù hư hại nghiêm trọng nhưng gia đình chỉ được thông báo hỗ trợ 27 triệu đồng nên không đồng ý.
Theo bà Hồng, trước khi dự án khởi công có đoàn thẩm định về chụp hình, đánh giá. “Họ kết luận căn nhà không có sụt lún hay nứt nẻ gì, nhưng chỉ sau ít tháng thi công, nhà bắt đầu rung lắc rồi nứt nẻ nhiều vị trí do máy lu, đầm làm mố cầu gây ra”, bà Hồng nói.
Cách nhà bà Hồng không xa là gia đình anh Nguyễn Văn Long. Căn nhà được xây 9 năm trước với giá trị hơn 100 triệu đồng và hiện bị nứt toác nhiều chỗ. Anh Long cũng không đồng ý với khoản đền bù hơn 9 triệu đồng do đơn vị thi công áp giá.
“Số tiền quá ít ỏi so với thiệt hại thực tế”, anh Long nói và cho biết trong lúc chờ ban quản lý dự án hoàn thành thủ tục bồi thường thiệt hại, 18 hộ bị rạn nứt nhà cửa đã tự ý thu giữ máy móc, thiết bị của nhà thầu (gồm một máy xúc, một cẩu và một lu tỉnh) sau đó lập chòi canh giữ không cho đưa máy móc ra khỏi địa bàn.
“Chúng tôi không biết cơ quan nào chủ trì giải quyết vụ việc nên tạm thời cứ thu giữ máy móc của đơn vị trực tiếp gây ra hư hỏng, lún nứt nhà làm tin, lúc nào nhận được tiền bồi thường thỏa đáng, chúng tôi sẽ để họ đưa thiết bị đi”, anh Long nói.
Video đang HOT
Số máy móc của nhà thầu bị người dân thu giữ để gây áp lực đòi bồi thường. Ảnh:Lam Sơn.
Sau khi chính quyền can thiệp, mới đây một số hộ dân đã ký nhận đền bù nhưng vẫn còn nhiều hộ chưa thống nhất mức áp giá nên vẫn ngày đêm thay nhau canh giữ số máy móc trên.
Ông Lê Văn Nhuần, Phó chủ tịch UBND huyện Hoằng Hoá cho biết, huyện chuẩn bị tổ chức buổi đối thoại nhằm thuyết phục người dân tự nguyện giao trả máy móc cho nhà thầu. “Việc người dân tự ý thu giữ máy móc là không đúng song chính quyền cũng khó áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi vì sẽ gây bức xúc trong nhân dân”, ông Nhuần nói.
Ngày 21/12, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Tiến Trung, Ban quản lý dự án 6 (Bộ giao thông Vận tải) cho biết, đang phối hợp với các bên liên quan kiểm tra lại hiện trạng các hộ dân bị ảnh hưởng để đưa ra phương án đền bù hợp lý. Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng kiến nghị chính quyền huyện Hoằng Hóa hỗ trợ sớm giải tỏa máy móc cho các nhà thầu nhằm tránh tổn thất về mặt kinh tế vì mỗi tháng thiệt hại từ việc người dân thu giữ máy móc lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo ông Trung, UBND tỉnh Thanh Hóa đang giao Sở Xây dựng phối hợp với Ban quản lý dự án thuê đơn vị thẩm định độc lập về kiểm tra, đánh giá lại số tài sản thiệt hại của các hộ bị ảnh hưởng để làm cơ sở đền bù thích hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Cầu Bút Sơn nằm trên quốc lộ 10 đoạn qua huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), thuộc Dự án tín dụng ngành giao thông vận tải, được khởi công từ tháng 5/2014, hoàn thành ngày 20/9/2015. Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải), nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần cầu 14 (Cienco), Công ty cổ phần xây dựng công trình đầu tư 120 và Công ty cổ phần cầu 5 Thăng Long.
Lê Hoàng
Theo VNE
Căn bệnh lạ của 4 bố con người đàn ông "không có bạn bè"
Bốn bố con mang trong mình căn bệnh lạ khiến cuộc sống của họ càng thêm cùng cực, bế tắc. Cuộc sống của họ là những chuỗi ngày đau khổ, tự ti, lẩn tránh mọi người, cả gia đình bé nhỏ đang phải gồng mình chống chọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.
Ăn không đủ nói gì chữa bệnh!
Không khó khăn khi chúng tôi tìm đến ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông Nguyễn Văn Thành (46 tuổi) ở bờ đê thôn Hồng Kỳ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Khi nói đến hoàn cảnh bi đát của gia đình ông Thành, người dân địa phương đều biết rõ và thốt lên "tội nghiệp lắm". Căn nhà nhỏ, xác xơ đến độ chỉ đủ để từng ấy con người làm những việc giản tiện nhất của cuộc sống là ăn ngủ, trú nắng mưa. Chiếc chiếu rách được trải xộc xệch nằm trước hè, với bộ ấm chén đã hoen mầu vàng ố.
Ông Nguyễn Văn Thành với những cục u thịt nổi khắp người. Ảnh: Ngọc Hưng
Chắc lâu lắm gia đình ông mới có người đến chơi. Rót ly nước mời khách, ông Thành run run tay mà buồn tủi nhớ lại những tháng ngày cơ cực: "Bốn tháng sau khi sinh, toàn thân tôi xuất hiện những vết thâm trên da. Không lâu sau đó, những vết thâm nổi thành từng cục mụn thịt. Càng lớn lên thì những khối u thịt đó ngày càng phát triển to và mật độ nổi chi chít khắp người. Từ đó, tôi sống trong sự chế diễu của người đời, sự châm trọc của lũ bạn ác ý cùng trang lứa...". Dừng một lát để lau giọt nước mắc chực trào trên khuôn mặt già trước tuổi, ông Thành kể tiếp: "Cuộc sống với tôi lúc đó là những gam mầu tối tăm, bế tắc, đau khổ... Những cung bậc cảm xúc không lối thoát đó đã đeo bám suốt cả tuổi thơ tôi. Tôi không dám đi học vì sợ bạn trêu đùa, xa lánh. Vì thế tôi không có bạn bè, tuổi thơ của tôi là những tháng ngày thui thủi một mình. Đêm thức nhiều hơn ngủ, ngày thì không ra ngoài, chỉ tủi phận cho mình. Bệnh tật còn khiến chân tôi bị teo lại, đi tập tễnh cao thấp". Bố mẹ ông Thành sinh được cả thảy 6 anh chị nhưng chỉ ông mới bị căn bệnh quái ác này. Là con út lại bị bệnh nên trong nhà, bố mẹ các anh chị rất thương ông, luôn tìm cách để động viên ông cố không nghĩ tới căn bệnh này. Chỉ thế thôi chứ nghĩ đến chuyện tìm thầy, tìm thuốc để chữa bệnh thì không ai dám. "Thời đó nhà nghèo lắm các chú à, ăn còn không đủ, huống gì chữa bệnh", ông Thành ngậm ngùi.
Mất cả chân trong một tai nạn sinh nhai
Cháu Nguyễn Thị Nhi cũng mắc phải căn bệnh quái ác. Ảnh: Ngọc Hưng
Năm 1990, khi mọi người đã quen với sự tồn tại của ông, anh em làng xóm cũng đã ít lẩn tránh. Qua mai mối của người quen, cuối cùng cũng có người "thương" ông. Đó là cô gái Trương Thị Nhạn ở cùng xóm. Cô Nhạn mồ côi từ nhỏ, bản thân chịu nhiều thiệt thòi nên phần nào cũng đồng cảm với hoàn cảnh đáng thương của ông nên đồng ý về làm vợ. Được một người con gái chấp nhận về chung sống, xây dựng gia đình ông vui lắm. Ngày rước vợ về gia đình cũng chỉ làm vài mâm cơm ra mắt, mời anh em đến chung vui. Những tưởng cuộc đời đã mỉm cười với ông khi "đền bù" cho ông một người vợ biết sẻ chia và một cuộc sống vui tươi phía trước. Nào ngờ...
Cuộc sống vợ chồng ông lẳng lặng trôi qua trong nỗi khó khăn chồng chất. Đói đầu gối phải bò, năm 1993, ông xin đi làm ở một nhà máy gạch gần nhà để kiếm thêm bát cơm, bát cháo. Nhưng cuộc đời bất hạnh lại không cho ông được những ngày vui vẻ. Do bị tật đi không đi vững, ông trượt chân vào máy cắt, số phận một lần nữa như muốn nhấn chìm gia đình bé nhỏ, tội nghiệp này vào bi kịch không lối thoát. Nghèo đói, bệnh tật khiến gia đình ông luôn chìm trong bầu không khí ảm đạm, buồn tủi, hiếm hoi lắm mới có được tiếng cười đùa. Từ ngày ông bị cưa mất 1 chân suốt ngày thui thủi trong nhà, cuộc sống mưu sinh gần như chỉ còn biết trông cậy vào người vợ.
Nghiệt ngã số phận với 3 con 1 bố
Cậu con trai út cũng đang bắt đầu có triệu chứng như bố mình còn trẻ. Ảnh: Ngọc Hưng
Niềm an ủi duy nhất của gia đình ông Thành lúc này là những đứa con lần lượt ra đời. Vợ chồng ông nín thở cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, bình yên và quan trọng nhất là không mắc phải căn bệnh lạ đã biến ông thành một người mặc cảm, khổ cực. Thế nhưng rồi, một lần nữa, nỗi đau số phận lại giáng xuống đầu ông, khiến tim ông như bị thắt lại.
Vợ chồng ông có với nhau 4 người con, nghiệt ngã thay, có đến 3 đứa cũng mắc phải căn bệnh giống bố. Đứa con giá đầu của ông là Nguyễn Thị Nhàn năm nay đã 22 tuổi, lúc sinh ra cũng khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng đến khi lên lớp 6, một chân của Nhàn bắt đầu có dấu hiệu đau nhức. Thời gian sau, Nhàn đi tập tễnh giống bố mình lúc nhỏ. Không những thế, toàn thân Nhàn cũng nổi đầy mụn thịt như ông Thành. Là chị cả, Nhàn lại phải gồng lên bằng tất cả mọi nghị lực có thể để mọi người trong gia đình không phải buồn vì mình. Nhưng trong sâu thẳm đôi mắt đượm buồn của Nhàn vẫn ước ao được như các bạn cùng trang lứa có một thân hình bình thường như mọi người.
Căn bệnh quái dị đó không chỉ đeo bám Nhàn mà còn là nỗi ám ảnh cùng cực của cả gia đình cô. Đến em gái Nhàn là Nguyễn Thị Nhi (15 tuổi) cũng mắc bệnh chân khoèo. Sinh ra bụ bẫm, đáng yêu là thế nhưng đến lúc tập đi, cô bé luôn đứng không vững và thường xuyên ngã lăn ra nền nhà. Sau một thời gian, chân trái Nhi bị phình to ra, các khớp xương như đứt rời nhau. Bệnh tật và mặc cảm khiến Nhi chỉ theo học được đến lớp 10 rồi bỏ giữa chừng. "Em đi lại khó khăn. Đến lớp 10 thì trường ở xa, bạn bè còn trêu chọc. Thấy gia đình lại nghèo khó nên em không đi học nữa", Nhi nói trong nước mắt.
Tiếp tục đến năm 2003, gia đình ông Thành mừng rơi nước mắt bà Nhạn lại thụ thai và lần này hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Không chọn tên đẹp để đặt nữa, lần này ông Thành quyết đặt tên con theo một con số cho dễ gọi: Nguyễn Văn Bốn. Bốn lớn lên khỏe mạnh, nhanh nhẹn và không có dấu hiệu "di truyền" những căn bệnh của cha và các chị.
Gia đình ông Thành nhiều lần mừng tủi, tưởng đâu ông trời thương cho. Ấy thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi gần đây trên lưng, trước bụng và cổ của cậu bé nổi đầy những vết thâm y như bố mình hồi nhỏ. Ông Thành quay mặt đi khi nói đến con trai. Ông dự cảm một tương lai không hề sáng sủa với đứa con của mình bởi hơn ai hết, những tháng ngày thơ ấu cực khổ với căn bệnh lạ này ông đã nếm trải đủ. "Tôi lo lắm chú à. Nhìn những vết thâm lớn dần trên người con mà khóc nhiều đêm không tài nào chợp mắt. Rồi đây nó lại có những năm tháng cơ cực như tôi thôi" - Lần này thì ông Thành khóc thật sự. Cứ thế, dòng nước mắt hoang hoải chảy trên khuôn mặt nhăn nheo của ông.
Rời căn nhà khi xế chiều, những ánh mắt đượm buồn hằn lên từng khuôn mặt trong gia đình bất hạnh, để lại nỗi buồn tủi day dứt. Đời ông xem như an phận nhưng còn những đứa con trong độ tuổi trưởng thành đang ngày đêm gồng mình vật lộn với căn bệnh quái ác biết bao giờ mới thoát khỏi những đau đớn, tủi hổ. Nghèo đói, bệnh tật bủa vây gia đình khốn khổ này biết đến bao giờ? "Cháu sợ mắc bệnh này rồi phải chữa chạy như chị Nhàn. Cháu không muốn phải nghỉ học", cậu bé Bốn nói với giọng sợ hãi, cầu cứu, câu nói ám ảnh chúng tôi suốt cả chặng đường dài, suốt nhiều ngày vừa qua.
Tự bắt xe đi Hà Nội chữa bệnh Cuộc sống gia đình luôn bị cái nghèo, cái khó đeo bám, nhưng vợ chồng ông Thành đã rất cố gắng vay mượn để cầu cứu tứ phương chữa cho Nhàn. Ông đi khắp nẻo, ai mách chỗ nào tốt là đi chỗ đó, từ các thầy lang chuyên bắt bệnh bốc thuốc cho đến bệnh viện cấp tỉnh, cấp Trung ương. Nơi chẩn đoán Nhàn mắc bệnh lạ, nơi lại chẩn đoán bị u xơ thần kinh, chuyển dạng ác tính cao... Cho đến nay, căn bệnh quái dị đó vẫn đeo bám và Nhàn vẫn phải tự mình bắt xe ra Hà Nội chữa trị.
Theo_Eva
Được hứa trả gấp tiền đền bù, dân đưa quan tài khỏi đường cao tốc Cho rằng công tác đền bù có thiếu sót do nhiều nguyên nhân, nhà chức trách TP Tam Kỳ (Quảng Nam), hứa sẽ giải quyết gấp, chi trả tiền đền bù cho dân. 14h chiều 11/11, UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam), tổ chức đối thoại với người dân xã Tam Ngọc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng đường cao...