Người dân Thái Lan đặt kì vọng vào tân Thủ tướng
Nhiều người kỳ vọng tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ, giúp chính trị, kinh tế Thái Lan ổn định và phát triển đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc.
Tân Thủ tướng lâm thời Thái Lan Prayuth Chan-ocha
Ngày 21/8 vừa qua, Hội đồng lập pháp Thái Lan đã bầu ông Prayuth Chan-ocha giữ chức Thủ tướng lâm thời Chính phủ Thái Lan. Sau thời gian dài bất ổn chính trị, người dân Thái Lan đang kỳ vọng vị Thủ tướng thứ 29 sẽ đem lại sự ổn định cho Thái Lan, thực hiện đúng những cam kết của mình sau cuộc đảo chính cách đây 3 tháng.
Đối với nhiều người dân Thái Lan và cả giới phân tích chính trị, việc ông Prayuth Chan-ocha được bầu làm Thủ tướng là điều đã được dự đoán từ trước. Nhiều người kỳ vọng tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ, giúp chính trị, kinh tế Thái Lan ổn định và phát triển đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc.
Bà Maleert Saelim, người bán hàng ở Bangkok cho biết: “Chúng tôi hy vọng là kinh tế sẽ phục hồi, người dân sẽ mua sắm nhiều hơn. Mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, chúng tôi sẽ bán được nhiều hàng hơn và mọi người sẽ đều vui”.
Ông Somkeat Panumas, người dân Bangkok nói: “Hy vọng rằng đất nước chúng tôi sẽ ổn định trở lại. Những người thuộc các phe phái khác nhau sẽ hòa thuận với nhau”.
Ông Charoenchai, người dân Udon Thani, Thái Lan chia sẻ: “Sau rất nhiều bất ổn chúng tôi mong muốn chính quyền mới sẽ thực hiện đúng các cam kết để Thái Lan ổn định và phát triển”.
Hiện dư luận Thái Lan đang chờ đợi tân Thủ tướng chính thức công bố danh sách thành viên Chính phủ mới.
Theo các nhà phân tích, điều quan trọng đối với tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha trong thời gian tới là phải tổ chức cuộc bầu cử một cách dân chủ vào cuối năm 2015 như cam kết mà ông đã đưa ra sau khi thực hiện cuộc đảo chính cách đây 3 tháng.
Giáo sư Sorat Phichuanchom, Trường Đại học Udon Thani Rajabhat, Thái Lan cho biết: “Hội đồng Gìn giữ Trật tự và Hòa bình đang thực hiện đúng theo 3 bước gồm bầu Thủ tướng, thành lập Chính phủ, tiếp theo là soạn thảo hiến pháp và cải cách đất nước. Chúng ta thấy được kinh tế hiện nay bắt đầu tốt lên, đầu tư và nhiều vấn đề khác cũng đã tốt lên nhiều. Sự ổn định và hình ảnh của đất nước đang được cải thiện”.
Video đang HOT
Theo VNE
Thế giới tuần qua: Chưa ngưng tiếng súng
Vụ sát hại man rợ nhà báo Mỹ, giao tranh tiếp diễn tại Palestine, Israel và Ukraine, "tia hy vọng" cho các bệnh nhân nhiễm Ebola là những tin tức đáng chú ý tuần qua....
1. Những ngày qua, cả thế giới chấn động khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) liên tiếp đưa ra các thông điệp mang tính khiêu khích và cảnh báo nhằm vào phương Tây.
Hôm 19-8, quân nổi dậy IS ở Iraq đã tung lên mạng đoạn băng quay cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, người bị bắt cóc ở Syria cách đây gần 2 năm. Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã khẳng định tính xác thực của đoạn băng có nhan đề "Một thông điệp gửi tới Mỹ".
Nhà báo Mỹ James Foley (bên trái) trước khi bị chặt đầu. Ảnh: hollywoodlife.com
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án vụ sát hại là "hành động bạo lực khiến toàn thế giới bị sốc" và so sánh các phiến quân IS, hiện đang kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Syria và Iraq, với một "căn bệnh ung thư". Ông Obama cũng cam kết tiếp tục đương đầu với các phần tử vũ trang thuộc IS và nhấn mạnh IS và những nhóm vũ trang "không có chỗ trong thế kỷ 21".
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon gọi vụ sát hại là một tội ác đáng ghê tởm. Đức cho biết đã sẵn sàng gửi vũ khí sang Iraq để hỗ trợ cho lực lượng an ninh người Kurd đang chiến đấu chống lại IS. Pháp, Anh cũng sẽ tổ chức cuộc họp bàn khẩn cấp để bàn cách đối phó với IS.
Động thái trên của IS không chỉ cho thấy mức độ tàn độc của nhóm phiến quân này mà còn cho thấy một mối đe dọa hiện hữu đối với tình hình an ninh của Iraq cũng như khu vực Trung Đông và toàn thế giới.
Hiện trường một vụ không khích của Israel. Ảnh: nytimes.com
2. Triển vọng cho một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Palestine và Israel càng trở nên mờ mịt. Ngày 19-8, Israel đã nối lại các cuộc không kích vào Dải Gaza sau khi lực lượng Hamas phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn mong manh mới đạt bằng cách nã hơn 180 quả rocket vào lãnh thổ Israel.
Kể từ 8-7, giao tranh giữa Israel và Hamas cướp đi sinh mạng của ít nhất 2.020 người Palestine và 67 người Israel.
Sau vụ tấn công tối 19-8, Lữ đoàn Ezzedine al-Qassam tuyên bố Israel "đã tự mở cửa tới địa ngục". Còn Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết, chiến dịch quân sự của nước này tại Gaza có thể còn kéo dài đến khi nào công dân của Israel được an toàn và yên ổn.
3. Chiến sự vẫn leo thang ác liệt tại Ukraine. Ngày 20-8, thêm một chiến đấu cơ Su-25 của quân đội Ukraine bị lực lượng đối lập bắn hạ tại khu vực gần Lugansk, nơi quân chính phủ khẳng định đã giành quyền kiểm soát thêm một số quận trong vòng vài ngày qua.
Quân đội Ukraine thực hiện chiến dịch tổng lực "trận đánh cuối cùng" ở miền Đông nước này. Ảnh: EPA
Cùng ngày, các lực lượng quân đội Ukraine nổ súng tấn công trung tâm thành phố Donetsk, thành trì chính của lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine. Đây là một phần trong chiến dịch tổng lực mà quân đội Ukarine gọi là "trận đánh cuối cùng" nhằm đánh bại lực lượng vũ trang đòi liên bang hóa đang chiếm giữ nhiều tỉnh, thành phố ở miền Đông nước này. Giao tranh ác liệt tại Donetsk khiến ít nhất 34 dân thường thiệt mạng và 29 người khác bị thương trong vòng 24 giờ.
Theo số liệu được Liên hợp quốc công bố ngày 20-8, ít nhất 415.800 người tại miền Đông Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa vì giao tranh. Khoảng 190.000 người lánh nạn tại các địa phương khác trong nước, trong khi 197.400 người chạy sang Nga, Ba Lan và Belarus.
4. Với 191/197 phiếu ủng hộ, Tư lệnh lục quân Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha, 60 tuổi, đã được Quốc hội Thái Lan sáng 21-8 bầu làm thủ tướng lâm thời nước này. Lựa chọn của quốc hội dự kiến sẽ sớm được Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej phê chuẩn. Viêc bô nhiêm ông Prayuth lam Thu tương se mơ đương cho viêc thanh lâp Chinh phu lâm thơi Thai Lan trong vai tuân tơi.
Tư lệnh lục quân Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha được bầu làm thủ tướng lâm thời nước này. Ảnh: Getty Images
5. Bất ổn vẫn tiếp diễn tại thành phố Ferguson sau khi thanh niên da màu Michael Brown bị cảnh sát bắn chết hôm 9-8, dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp.
Ngày 19-8, cảnh sát Mỹ đã bắn chết một người đàn ông mang dao gần Ferguson. Trong khi đó, tại Ferguson, thành phố với đa phần là người da đen, người biểu tình tiếp tục xuống đường, ném gạch đá, bom xăng, thậm chí nổ súng về phía cảnh sát. Trong một loạt các vụ bạo lực mới, 6 người bị thương và 78 người bị bắt. Cảnh sát đã đáp trả lại bằng hơi cay.
6. Tổ chức Y tế thế giới hôm 20-8 cho biết, số người thiệt mạng vì dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi đã tăng lên ít nhất 1.350 người. Số người chết vì Ebola tăng nhanh nhất ở Liberia, với ít nhất 576 người đã thiệt mạng.
Hôm 19-8, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown cho biết, 8 nhân viên y tế, trong đó có hai bác sĩ, sử dụng loại thuốc thử nghiệm ZMapp của Mỹ bắt đầu có phản ứng với cách thức điều trị này. Đây được cho là dấu hiệu tốt trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh do virus Ebola gây ra.
Xe tăng bọc thép nã pháo tại bãi huấn luyện Higashifuji, thành phố Gotemba, phía tây thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
7. Nhật Bản vừa phô diễn khả năng bảo vệ đảo bằng hỏa lực, trong cuộc tập trận quy mô lớn thường niên hôm 19-8 dưới chân núi Phú Sĩ. Cuộc tập trận bắn đạn thật có sự tham gia của 2.300 lính, 20 máy bay, 80 xe tăng, xe bọc thép cùng các thiết bị khác. Các quan chức cho biết cuộc diễn tập thể hiện đường lối quốc phòng mới, nhấn mạnh vào phòng vệ đảo.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với một chuỗi đảo không người ở trên biển Hoa Đông.
8. Ngày 22-8, Malaysia đã tổ chức lễ quốc tang tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn tại miền Đông Ukraine ngày 17-7. Thi thể của 20 nạn nhân mang quốc tịch Malaysia đã về đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Một lễ tưởng niệm khác cũng sẽ được tổ chức khi chuyến thứ hai chở thi hài các nạn nhân về đến Malaysia ngày 24-8. Đến nay đã nhận dạng 30 trong tổng số 43 nạn nhân người Malaysia trong thảm kịch này.
Theo VNE
The Diplomat: Chu Vĩnh Khang và "luật pháp kiểu Trung Quốc" Điều tra Chu Vĩnh Khang là một thắng lợi với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhưng nó sẽ biến thành cú sốc nếu trường hợp ông Khang không phải ra tòa. Ông Chu Vĩnh Khang đầy quyền lực khi còn đương chức. The Diplomat ngày 30/7 bình luận, trường hợp điều tra Chu Vĩnh Khang có mối liên hệ với...