Người dân thả nuôi nhiều, giá cá tra giống tăng mạnh, cao kỷ lục 2 năm qua
Do nguồn hạn chế và sức mua tăng, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng BSCL đã tăng gấp đôi so với các tháng trước và đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua.
Tại TP. Cần Thơ và các tỉnh vùng BSCL như An Giang, ồng Tháp…, cá tra giống loại 30-35 con/kg có giá 55.000-58.000 đồng/kg.
Giá cá tra giống tăng gấp đôi so với cuối năm 2021.
Sản xuất cá tra giống tại huyện Cờ ỏ, TP Cần Thơ.
Giá cá tra giống tăng mạnh do nguồn cung hạn chế và sức mua tăng khi gần đây giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh đã kích thích người dân thả nuôi trở lại.
Hiện giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu ( cá tra thịt trắng, cỡ 700-900 gram/con) cũng đang ở mức cao. Theo đó, giá cá tra đang được doanh nghiệp xuất khẩu thu mua của nông dân với giá lên đến 30.000-32.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-7.000 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tháng.
Với mức giá này, người nuôi cá tra có thể đạt mức lời hơn 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm.
Video đang HOT
Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng nóng, làng cá tra Sài thành đứng ngoài cuộc chơi, vì sao?
Trong khi giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng nóng suốt thời gian qua, thì giá cá tra ở làng cá tra Sài thành vẫn giậm chân tại chỗ.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, nông dân nuôi cá tra ở làng cá Bình Hưng (Bình Chánh, TP.HCM), hiện giá cá tra đang nuôi tại địa bàn 15.000-16.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại miền Tây Nam bộ, một số doanh nghiệp thu mua cá tra ký thêm ao mới với giá cá tra size 800-850g là 32.000 đồng/kg.
Nông dân Sài thành thu hoạch và bán với giá cá tra khá thấp. Ảnh: Trần Đáng
Gi á cá tra Sài thành... đủng đỉnh
Nguyên nhân chính làng nuôi cá tra Sài thành đứng ngoài cuộc chơi là do nuôi cá tra để bán... thị trường nội địa.
Hiện, làng nuôi cá tra này có 47ha diện tích ao nuôi.
Cách thức nuôi cá tra bán thị trường nội địa là dùng thức ăn thừa lấy từ các nhà hàng, quán ăn và giặm thêm thức ăn công nghiệp.
Sau khi thu hoạch, cá tra sẽ được chuyển đến chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) tiêu thụ.
Một lượng cá tra khác sẽ được thương lái đưa về miền Tây Nam bộ bán tại các chợ.
Ông Nguyễn Văn Hồng, nông dân nuôi cá tra ở làng cá tra Sài thành cho biết, giá cá tra tại ao vẫn đứng ở mức thấp.
"Cá tra nuôi ở đây không xuất khẩu được nên không được giá như cá nguyên liệu xuất khẩu", ông Hồng chia sẻ.
Vì nuôi bán cho thị trường nội địa nên giá ca tra ở làng cá Sài thành đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu. Ảnh: Trần Đáng
Hiện, mỗi năm làng cá tra Bình Hưng xuất ra thị trường hơn 2.000 tấn cá.
Theo ông Nguyễn Công Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hưng, chất lượng cá tra nuôi ở đây khá ngon và sạch hơn cá tra nuôi công nghiệp. Nông dân nuôi cá tra không dùng kháng sinh, tăng trọng.
Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu vẫn tăng nóng
Hiện tại miền Tây Nam bộ, một số doanh nghiệp thu mua cá tra ký thêm ao mới với giá cá tra size 800-850g là 32.000 đồng/kg.
Với giá thành cho 1kg cá tra 23.000-24.000 đồng, người nuôi có lời 7.000-8.000 đồng/kg.
Theo nhiều nông dân nuôi cá tra, giá cá cao nhưng nông dân hưởng lợi rất ít vì chẳng có mấy người còn cá để bán, do thời gian qua phải "treo" ao hoặc cá quá lứa, không thể bán cho nhà máy.
Trước việc giá cá tra tăng nóng kéo dài, ở một số địa phương, nông dân bắt đầu thả giống mới.
Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng nóng hút nhiều nông dân rục rịch thả nuôi ao mới. Ảnh: Trần Đáng
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến cáo, cần phải có sự kiểm soát, bởi nếu không thì chu kỳ rớt giá mạnh có thể sẽ tái lập vào đầu năm 2023 khi nguồn cung rơi vào cảnh dư thừa do ồ ạt thả nuôi.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020, tổng diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha, với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56 triệu tấn.
Ngành hàng cá tra hướng tới xuất khẩu trên 1,6 tỷ USD Giá bán cá tra hiện dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 5.500 đồng/kg so với cuối năm 2021. Giá cá tra nguyên liệu tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022. Mục tiêu năm 2022, ngành cá tra dự kiến sản xuất khoảng từ 1,6 - 1,7 triệu tấn cá...