Người dân Tây Tựu xót xa nhìn hoa rằm tháng Giêng vứt đầy đường
Dịch COVID-19 bùng phát ngay trước Tết Nguyên đán, hàng trăm ruộng hoa vụ rằm tháng Giêng và lễ hội đầu năm ở Tây Tựu, làng hoa lớn nhất miền Bắc, rơi vào cảnh rớt giá, hoa chất đầy đường.
Dọc con đường dẫn vào làng hoa Tây Tựu đầy hoa cúc héo rũ chất đống bên đường
Làng hoa Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được biết là một trong những vựa hoa lớn nhất miền Bắc, cung ứng hoa cho các tỉnh thành lân cận. Hàng năm, sau dịp Tết Nguyên đán, làng hoa Tây Tựu tất bật vào vụ hoa cho rằm tháng Giêng, phục vụ lễ hội đầu năm.
Thế nhưng, khác với khung cảnh nhộn nhịp thường thấy, những ngày này vựa hoa nổi tiếng chìm trong cảnh đìu hiu bởi nhiều vườn hoa bỏ hoang, hoa bị cắt bỏ vứt đầy ven đường.
Nguyên nhân, do ảnh hưởng dịch COVID-19, một số tỉnh thực hiện cách ly xã hội, các lễ hội đầu năm bị hủy, nhu cầu hoa giảm mạnh khiến người trồng hoa Tây Tựu rơi vào cảnh lao đao.
Hoa cúc vàng là loại hoa bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ven con đường dẫn vào Tây Tựu hoa bị vứt đi chất thành từng đống. Các loại hoa khác như hoa ly, thược dược… cũng vắng khách mua dù giá thành đã giảm 50%.
Bà Trương Thị Mơ, người trồng hoa lâu năm tại Tây Tựu, cho hay năm nay hoa rớt giá mạnh, ruộng cúc nhà bà phải mất 6 tháng mới được thu hoạch, tuy vậy, so với mức giá bán như hiện nay gia đình bà không được đồng công nào.
Video đang HOT
Người dân xót xa vì hoa không bán được, đồng nghĩa với công sức trong 6 tháng trời đổ sông đổ bể
Ruộng cúc nở bung bị bỏ không thu hoạch do giá hoa rớt thảm hại
Hoa nay năm đẹp hơn mọi năm nhưng lại rơi vào cảnh lao đao vì đại dịch
Khung cảnh đìu hiu bao trùm khắp làng hoa xinh đẹp
Không chỉ ven đường, ngay tại ruộng hàng ngàn bông cúc cũng bị vứt bỏ do không thể tiêu thụ
Cúc vàng là loài hoa chịu thiệt hại nặng nhất, giá bán trong dịp tết cũng chỉ lên đến 50.000 đồng/50 cành
Tuy tình hình khó khăn, một số người dân vẫn cố gắng bám ruộng hi vọng thời gian tới giá hoa sẽ tăng trở lại
Nhiều ruộng hoa đã thu hoạch xong bị bỏ không làm không khí tại làng hoa lớn nhất miền Bắc này càng thêm tiêu điều
Quảng Nam: Điều tra văn bản giả mạo cho học sinh nghỉ học đến 21/3
UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho Công an tỉnh phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tỉnh điều tra văn bản giả mạo về việc cho HS, SV, học viên nghỉ học đến hết ngày 21/3 để phòng, chống dịch Coivd - 19.
Sở GD&ĐT Quảng Nam yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch khi HS đi học trở lại
Trên mạng xã hội đang lan truyền ảnh chụp văn bản số 234 của UBND tỉnh Quảng Nam do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân ký về việc cho HS, SV, học viên trên địa bàn tiếp tục nghỉ học sau Tết Nguyên đán Tân Sửu để phòng chống dịch Covid-19. Theo như công văn này thì HS sẽ tiếp tục nghỉ học từ ngày 21/2 đến ngày 21/3/2021. Thông tin này đã gây hoang mang trong phụ huynh và học sinh.
Văn bản giả mạo đang trôi nổi trên mạng xã hội về việc lùi thời gian đến trường của HS, SV, học viên tại Quảng Nam
Tuy nhiên, đại diện Sở GD&ĐT Quảng Nam đã khẳng định đây là công văn giả. Theo đúng kế hoạch, ngày mai, 22/2, toàn bộ HS, SV, học viên của Quảng Nam đến trường trở lại. Sở GD&ĐT đã có thông báo đến các trường học và đơn vị trực thuộc khẳng định văn bản số 234 đang lan truyền trên mạng xã hội là văn bản giả mạo và đề nghị có thông báo đến toàn thể phụ huynh và HS thời gian chính xác đi học trở lại là ngày mai, 22/2.
Theo công văn của UBND tỉnh Quảng Nam, từ ngày mai, 22/2, HS đến trường trở lại
Trước đó, ngày 16/2, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 834 về việc cho học sinh, SV, học viên trên địa bàn tiếp tục nghỉ học cho đến hết ngày 21/2 để phòng, chống dịch Covid - 19.
TP.HCM: 2 quán nhậu "làm liều" mở cửa đón hơn 30 khách giữa mùa dịch COVID-19 bị phạt 44 triệu đồng 2 quán nhậu trên đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã bị lực lượng chức năng xử phạt tổng số tiền 44 triệu đồng vì "làm liều" đón hơn 30 khách ăn uống tại chỗ giữa mùa dịch COVID-19. Đại diện UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết thông tin này vào trưa 20/2. Trước đó vào tối 19/2, ngành chức...