Người dân tập trung trước cây thần xin nước mắt của Chúa
Theo ý kiến chuyên gia thực vật học, việc cây tự phun ra nước lạ chỉ là một hiện tượng tự nhiên, nhưng dưới con mắt của các giáo dân sùng đạo, đó lại là nước mắt của Chúa trời ban cho.
Ghé thăm nhà thờ St. John Cathedral thuộc thành phố Fresno, bang California trong một ngày có nắng, nhiều người không khỏi lấy làm lạ khi chứng kiến một nhóm giáo dân túm tụm dưới tán cây xanh để chờ đợi phép màu xảy ra.
Nhóm giáo dân tụ tập dưới tán cây tử vi được cho là ban phát nước thánh.
Bà Rosemarie Navarro, một trong số những giáo dân cho biết, bà tới đây để nói ra nguyện ước, mong Chúa trời sẽ ban cho mình phép màu hóa giải bệnh tật mà bà đang gánh chịu. Cũng giống như bàNavarro, những người dân mộ đạo khác đều tin rằng thứ chất lỏng chảy ra từ cây bách nhật hồng hay còn gọi là cây tử vi này chính là… nước mắt của Chúa.
Các tín đồ sùng đạo tin rằng thứ nước lạ này có thể đem lai điều may mắn bản thân cũng như gia đình họ.
Qua kiểm tra, ông Jon Reelhorn – một chuyên gia thực vật cũng khẳng định có chất lỏng chảy ra từ cây tử vi trước nhà thờ St. John Cathedral. Và nó cũng phải là nước.
Lý giải về hiện tượng lạ này, chuyên gia Reelhorn nói, có thể các con rệp đã ăn nhựa sống trên cây. Trong quá trình quá trình chuyển hóa cơ thể, con rệp đã bài tiết ra chất thải. Và khi con rệp lộn ngược cơ thể, chất lỏng này chảy xuống. Theo ông, đây cũng chỉ là một phản ứng bình thường của tự nhiên. Ông cũng đã ghi nhận một số trường hợp tương tự trên các con phố.
Tán cây tử vi nhỏ ra nước thánh mỗi khi người dân cầu nguyện.
Video đang HOT
Maria Ybarra – một tín đồ khác cho biết, mỗi lần họ cầu nguyện tới Chúa Giê-su, cây tử vi nhỏ ra nhiều “nước thánh” hơn. Bà Ybarra là người đầu tiên phát hiện ra thứ nước kỳ lạ này. Vì vậy, trong quan điểm của bà, dù có phải là chất thải của rệp hay không thì đó vẫn được coi là… “nước thánh”. “Có thể mọi người nhìn sự việc theo quan điểm khoa học nhưng dựa trên quan điểm tâm linh, tôi thấy đây là bằng chứng Chúa xuất hiện.”, bà nói.
Theo Thanhnien
Người sở hữu gần 300 'cây thần' giữa Hà Nội
Loài cây tưởng chừng chỉ được gieo trồng và sinh trưởng ở vùng đất Châu Phi xa xôi, giờ đây đã có mặt ở Hà Nội với số lượng lên tới gần 300 cây.
Gieo thành công cây quý
Loài cây bao báp quý hiếm vốn chỉ được biết đến ở vùng đất sa mạc khô cằn của Châu Phi, nay đã xuất hiện tại Hà Nội với gần 300 cây được gieo trồng thành công từ bàn tay của một người nông dân. Người gieo trồng thành công loài cây quý này là ông Nguyễn Văn Ngà (thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Cây bao báp thuộc chi Adansonia, phân họ gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi; chiều cao khoảng 5 - 25 m (trường hợp ngoại lệ tới 30 m), đường kính gốc cây 7 - 11 m (chu vi gốc cây là 22 - 35 m, ngoại lệ có cây lên tới 50 m).
Trong một chuyến đi chơi ở Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Ngà cùng người anh trai là Nguyễn Văn Ngọc và một người bạn tên Nguyễn Văn Khôi có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự to lớn của cây bao báp, ông Ngà đã mang 4 quả về trồng thử nghiệm tại Hà Nội.
Ông Ngà bên cây bao báp tại Thừa Thiên Huế
Lúc ông Ngà và mọi người có ý định xin quả cây bap báp về để gieo trồng, nhiều người dân Huế đã ngăn cản vì cho rằng, rất nhiều người dân tại đây đã thử gieo hạt cây này trong nhiều năm qua nhưng không thành công.
"Đến lúc mang quả lên taxi để ra sân bay, anh lái taxi còn bảo chúng tôi đừng mang quả về mất công vì sẽ không gieo được loại cây này đâu", ông Ngà nhớ lại.
Mang về Hà Nội 3 quả bao báp từ Huế, nhưng ông Ngà chỉ thành công với 1 quả duy nhất, ươm mầm thành công 108 hạt. Ban đầu, nhóm ông Ngà cho gieo hạt ở thùng xốp có trộn lẫn đất và cát. Sau khi hạt nảy mầm đều, sẽ chuyển sang bầu đất cho phát triển thành các cây con. Theo ông Ngà, loại cây bao báp này lúc nảy hạt lên cây con chỉ có 2 lá duy nhất.
"Vì chưa am hiểu về loài cây này, nên khi hạt nảy mầm và phát triển thành các cây con, gia đình tôi chỉ tưới nước cho cây, chứ không hề bón bất cứ một loại phân nào, vì sợ cây chết", ông Ngà nói.
Khi nghe thông tin gia đình ông Ngà gieo trồng thành công loài cây quý này, nhiều người cũng hoài nghi rằng đây không phải là cây bao báp, mà là một loài cây nào đó. Nhưng theo những người có nhiều năm nghiên cứu về loài cây này, thì đây chính là giống cây bao báp quý hiếm.
Số cây bao báp ông Ngà gieo trồng thành công
Tháng 1/2013, nhóm ông Ngà một lần nữa vào Huế thăm lại cây bao báp và xin thêm một số quả để về gieo trồng. Cũng trong lần trở lại Huế này, nhóm có cơ hội được gặp nhà giáo, nhà thực vật học Thân Trọng Ninh, người đã có nhiều năm nghiên cứu về loài cây bao báp.
Trong lần gặp gỡ này, ông Thân Trọng Ninh rất vui mừng vì gia đình ông Nguyễn Văn Ngà đã gieo trồng được loài cây quý hiếm này và tặng gia đình ông Ngọc một quả bao báp được mang trực tiếp từ Senegal về để gia đình tiếp tục nhân giống.
Quả bao báp được nhà giáo Thân Trọng Ninh tặng, gia đình ông Ngà lại tiếp tục nhân giống thành công. Hiện số cây có nguốn gốc từ Senegal này đã cao khoảng 0,5 mét. Cây phát triển tốt, xanh mượt, mặc dù trong điều kiện diện tích chật hẹp, chỉ phát triển trong bầu đất.
Hiện tượng khoa học "chưa thể lý giải"
Hiện tại, trong khu vườn chật hẹp của gia đình ông Ngà có gần 300 cây bao báp lớn nhỏ. Lứa gần nhất gia đình mới gieo trồng ngày 1/6 vừa qua. Hiện số cây này cũng đang phát triển rất tốt, hứa hẹn cho những lứa cây bao báp xanh tốt mới.
Từ ngày gieo trồng thành công số cây bao báp, gia đình ông Ngà đã sử dụng những lá khô của cây này để đun nước uống, hoặc nấu làm nước gội đầu. Các quả bao báp sau khi tách lấy hạt, sẽ được dùng để ngâm rượu.
Vì cây bao báp cần diện tích rộng để phát triển nên gia đình ông Ngọc và ông Ngà sẽ dành tặng số cây bao báp này cho những địa điểm công cộng như trường học, công viên; hoặc các địa điểm tâm linh như đền, chùa; hoặc các cơ sở có nhu câu nghiên cứu về loài cây này.
Ông Nguyễn Văn Ngà bên loài cây quý được gieo trồng thành công
Sau khi biết tin gia đình ông Ngà gieo trồng thành công cây bao báp, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (công tác tại Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học) cũng đã đến tham quan vườn cây. Giáo sư Dũng rất ngạc nhiên khi nông dân Nguyễn Văn Ngà gieo trồng thành công loài cây quý này.
Trao đổi với PV TS, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, người có nhiều năm nghiên cứu về loài cây bao báp, cho biết: "Tại việt Nam, cây bao báp rất khó gieo trồng, đặc biệt là công đoạn ươm hạt giống. Việc gia đình ông Nguyễn Văn Ngà trồng được cây bao báp là hiện tượng đến nay khoa học "chưa thể lý giải"
Loài cây bao báp ở Châu Phi
Giáo sư Dũng cho biết thêm, tại Việt Nam, số lượng cây bao báp rất ít. Cụ thể, có một cây bao báp tại nhà hàng Cây Bao Báp, số 80 đường Mai Thúc Loan (TP Huế) do ông Nguyễn Hữu Đính, một kỹ sư Thủy - Lâm mang từ Pháp về (có nguồn gốc từ châu Phi) khoảng năm 1950, hiện cây này cao khoảng 17m, đường kính 1m. Cây Bao báp này được GS Phạm Hoàng Hộ (nay ở Pháp) định danh là thuộc loài Adansonia grandidieri.
Tại Huế còn có một cây bao báp nữa trên đường Trần Phú (còn lâu đời hơn cả cây ở đường Mai Thúc Loan). Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 4 cây bao báp được du nhập từ châu Phi về (3 cây ở Thảo cầm viên và 1 cây ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM), tuy nhiên những cây này chỉ mới được 10 tuổi.
Theo vietbao
Giải mã cây "thần dược" chữa được 5 bệnh ung thư Kỳ 1 Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã công bố kết quả nghiên cứu trên động vật của Viện Dược liệu trung ương - Bộ Y tế về cây "thần dược" ở Khánh Hòa đang gây xôn xao. Phơi khô sau khi đã xắt lát cây "thần dược" Ngày 3/12/2012, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã công bố kết quả nghiên cứu trên...