Người dân tấp nập đi tảo mộ dịp cuối năm
Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, người dân khắp cả nước lại đi tảo mộ, dọn dẹp phần mộ, thắp hương mời ông bà, tổ tiên trong gia tộc về đón Tết cùng với con cháu.
Với người dân Việt Nam, tục tảo mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đây là cách để con cháu nhớ về tổ tiên và mong muốn gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng cố gắng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Theo ghi nhận, tại một nghĩa trang thuộc phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), nhiều người dân đã mang theo lễ vật, thắp hương cúng bái tổ tiên, người thân đã mất. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều gia đình tranh thủ đi từ sớm.
Hơn 8h sáng, 15 người trong gia đình bà Phạm Thị Nghiêm ở đường Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sắp xếp đồ lễ, hoa quả, bánh chưng, vàng mã… di chuyển lên nghĩa trang.
Sau hơn một giờ ngồi xe, gia đình bà Nghiêm đã có mặt tại phần mộ của các cụ và người chồng của bà. “Một năm khoảng 3 lần vào dịp Tết Thanh minh, rằm tháng Bảy và dịp cuối năm là gia đình tôi lại tụ họp lên trên Lạc Hồng Viên để dọn dẹp, nhổ cỏ, thắp hương cho các cụ và chồng của tôi”, bà Nghiêm chia sẻ.
Video đang HOT
“Hơn nửa năm nay dịch bệnh bùng phát, cứ cách ly suốt, chúng tôi không thể lên thăm bố mẹ được”, bà Nghiêm nói và cho biết cuối năm, khi gia đình đã tiêm đủ vaccine, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người bà sắp xếp lên sớm lau chùi bát hương, nhổ chân nhang… mời bố mẹ và chồng về ăn Tết.
Trong nghi thức tảo mộ ngày cuối năm người dân thường mang những sính lễ như: Vàng hương, hoa quả, bánh chưng, xôi, giò… đồng thời việc dọn dẹp, lau chùi hay phát quang cây cỏ dại quanh ngôi mộ thường được người dân thực hiện.
Còn gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Sáng sớm nay gia đình tôi đã lên thắp hương tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng và bây giờ xuống phần mộ để thắp hương, mời bố mẹ về ăn Tết”.
Sau khi viếng mộ gia tộc và mời người đã khuất về ăn Tết cùng với con cháu thì ông Liêm tin rằng các cụ “sống khôn chết thiêng” sẽ phù hộ, độ trì cho con cháu một năm mới dồi dào sức khỏe, mọi việc như ý, gặp mọi điều may mắn.
Trao đổi với phóng viên, đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu. Hàng năm khi Tết đến xuân về các gia đình về nơi mộ phần dòng tộc của mình ở quê hoặc ở nơi nào đó có người thân đã được an táng để thực hiện việc này.
“Tại đây con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại sau thời gian dài không lên thăm. Tục tảo mộ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu khi trở về quê hương hay các nơi an táng sau thời gian dài đi làm ăn hoặc không về được.
Nhân dịp đó, mọi người quây quần, sum họp để thực hiện nghi thức, nghi lễ tảo mộ. Nghi thức đó để mời tổ tiên ông bà, những người đã khuất về với con cháu vui xuân đón Tết, đó là ý nghĩa của ngày đi tảo mộ mà người dân Việt đã có phong tục này rất lâu”, đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.
Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đại đức Thích Trí Thịnh khuyến cáo người dân khi đến nơi công cộng, đông người thực hiện nghiêm quy tắc 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Đó cũng là phần việc, trách nhiệm của mỗi người, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, khi làm việc đó, bản thân cũng được an lành.
TP Hồ Chí Minh: Ghi nhận nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân sau khi mắc COVID-19
Ngày 8/1, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2022, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận nhiều vấn đề sức khỏe của người dân hậu mắc COVID-19 với các bệnh lý rất đa dạng như mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần...
Theo ông Tăng Chí Thượng, trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngành y tế phải linh hoạt trong kế hoạch tái cấu trúc hệ thống y tế nhằm đáp ứng song hành 2 nhiệm vụ không thể tách rời, đó là hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho người dân, cũng như chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.
Các tình trạng bệnh lý được ghi nhận tại các bệnh viện rất đa dạng, gồm cảm giác mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần hậu COVID-19.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh COVID-19, ông Tăng Chí Thượng cho rằng, trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đã có tín hiệu lạc quan hơn. Theo đó, số ca mắc mới, số ca bệnh nặng và số ca tử vong đều giảm sâu. Đặc biệt, trong ngày 7/1, TP Hồ Chí Minh ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong suốt đợt dịch vừa qua, chỉ 18 ca (trong đó 7 ca từ các tỉnh chuyển về).
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn, Thành phố tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vấn đề đáng lo ngại và cần quan tâm đó là các bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận người bệnh sau khi mắc COVID-19 đã đến khám hậu COVID-19 với các di chứng rất đa dạng như mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần...
"Ngành y tế Thành phố xem đây là một vấn đề sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm trong thời gian tiếp theo và xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 của ngành. Do đó, Sở Y tế đã huy động các chuyên gia thuộc các bệnh viện sức khỏe, tinh thần, chuyên về y tế để xây dựng kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân sau mắc COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh", ông Tăng Chí Thượng nhấn mạnh.
Ông Tăng Chí Thượng cũng cho biết thêm, trong đợt cao điểm chống dịch vừa qua, Thành phố đã thấy rõ hạn chế của hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng do chưa được đầu tư nguồn lực đúng mức để sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng trên toàn thành phố, dẫn đến tình trạng quá tải và vượt ngưỡng năng lực điều trị tại tất cả các cơ sở cách ly điều trị.
Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần ban hành các cơ chế chính sách thu hút và tăng cường nguồn nhân lực cho Trạm y tế; bổ sung định mức biên chế, số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp; bổ sung cơ cấu chức danh nghề nghiệp... cho nhân sự ngành y tế.
Đại lễ Kỳ siêu tưởng niệm và tri ân các nạn nhân tử vong do Covid-19 Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM lần đầu tiên tổ chức Đại lễ Kỳ siêu các nạn nhân tử vong do dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự trong không khí trang nghiêm. Sáng 18/11, tại chùa Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TPHCM), Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) văn phòng...