Người dân Sri Lanka bỏ xó ô tô, chuyển sang đi xe đạp
Hai tuần qua, bác sĩ Thusitha Kahaduwa đã cất ô tô trong ga ra và đạp xe nhiều giờ đồng hồ đi khắp thủ đô Colombia để thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Thusitha Kahaduwa đạp xe đi làm do không mua được nhiên liệu. Ảnh: Reuters
Bác sĩ 41 tuổi này nằm trong số nhiều ngàn người dân Sri Lanka, phần lớn là các trí thức trung lưu, buộc phải chuyển sang đạp xe đi làm, đi chợ, sau khi đất nước Nam Á này rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi tuyên bố độc lập nên 1948.
“Đầu tiên là phải xếp hàng 2-3 tiếng chờ đổ xăng. Lần cuối tôi đến trạm xăng là khoảng 3 tuần trước, tôi đã phải xếp hàng đến 3 ngày. Tôi đành mua xe đạp trong nỗi tuyệt vọng”, bác sĩ Kahaduwa trả lời hãng tin Reuters.
Kho dự trữ ngoại tệ của Sri Lanka đã gần như chạm đáy, đồng nghĩa với việc không thể nhập khẩu phân bón, thực phẩm và thuốc men cho 22 triệu dân. Hai tuần qua, quốc gia này không hề tiếp nhận thêm lô hàng nhiên liệu mới nào. Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa trường học, cho nhân viên làm việc tại nhà cũng như chỉ sử dụng nhiên liệu cho các dịch vụ thiết yếu.
Bác sĩ Thusitha Kahaduwa và phương tiện đi lại mới. Ảnh: Reuters
Do đó, số lượng xe đạp trên các đường phố của thủ đô tài chính Colombo đã tăng vọt. Tuy nhiên, với lượng hàng hạn chế và nhu cầu tăng cao, giá xe đạp đã tăng hơn hai lần. Một số nhà bán lẻ cho biết mặt hàng phụ tùng, phụ kiện như mũ bảo hiểm, khóa dây cũng rơi vào cảnh khan hiếm.
Video đang HOT
Ông Victor Perera cho biết thông thường cửa hàng của ông bán được khoảng 20 chiếc xe đạp mỗi tháng. Nhưng từ tháng 5 vừa qua, doanh số bán hàng đã tăng gấp 10 lần. “Vì không mua được xăng, mọi người đều muốn mua xe đạp”, ông Perera nói.
Hiện quốc gia này chưa có nguồn cung xe đạp mới do các nhà chức trách đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu để bảo tồn lượng ngoại hối còn lại càng lâu càng tốt. Ông Perera nói thêm: “Vì nhập khẩu xe đạp bị cấm nên các nhà nhập khẩu đã bán số xe còn lại với giá cao”.
Đông đảo khách hàng tìm mua xe đạp. Ảnh: Reuters
Chính phủ Colombo sẽ trình kế hoạch tái cơ cấu nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 8 và sau đó tiếp tục đàm phán về gói cứu trợ 3 tỷ USD trong tương lai. Tín hiệu trên cho thấy cuộc khủng hoảng ở Sri Lanka còn lâu mới kết thúc.
Vì vậy, bác sĩ Kahaduwa cùng nhiều người khác đang chuẩn bị cho một kịch bản dài hơi. “Tôi không nghĩ rằng các vấn đề của đất nước sẽ sớm được giải quyết. Ít nhất thì bây giờ tôi cũng được thể dục nhiều hơn”, ông chia sẻ.
Khách hàng đợi mua lốp xe mới. Ảnh: Reuters
Theo Cơ quan Thống kê và Tổng điều tra Sri Lanka, kinh tế sụt giảm trong 3 tháng đầu năm do tác động xấu của tình trạng lạm phát và giá đồng nội tệ giảm. Lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hồi năm 2021, nhưng được bãi bỏ sau đó, cũng gây ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Sản lượng gạo của Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 33%. Cơ quan này cũng cho biết tình trạng thiếu nhiên liệu hiện nay cũng gây tác động nghiêm trọng đến ngành vận tải và công nghiệp.
Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
Giá tiêu dùng tăng 54,6% trong tháng 6 so với một năm trước đó, trong đó chi phí giao thông vận tải tăng 128% so với tháng trước và chi phí thực phẩm tăng 80% trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng cây trồng và dầu thô.
Gia tăng nguy cơ suy thoái ở một số nền kinh tế châu Á
Nguy cơ suy thoái ở một số nền kinh tế châu Á đang tăng lên khi giá cả cao hơn khiến các ngân hàng trung ương đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất.
Người dân xếp những bình gas đã sử dụng trên một tuyến đường để phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu và khí đốt ở Colombo, Sri Lanka ngày 7/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên do Bloomberg đưa ra ngày 6/7 sau khi thực hiện khảo sát mới nhất với các nhà kinh tế.
Đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay, Sri Lanka có 85% xác suất rơi vào suy thoái trong năm tới. Con số 85% này tăng từ mức 33% trong cuộc khảo sát trước và cho đến nay đây là mức tăng cao nhất trong khu vực .
Các nhà kinh tế cũng nâng dự báo về khả năng suy thoái ở New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc), Australia và Philippines lên lần lượt là 33%, 20%, 20% và 8%. Các ngân hàng trung ương ở những nơi đó đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Xác suất suy thoái của một số nền kinh tế châu Á khác không thay đổi trong cuộc khảo sát. Các nhà kinh tế nhận thấy có 20% nguy cơ Trung Quốc sẽ bước vào suy thoái và 25% nguy cơ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản sẽ bước vào cuộc suy thoái.
Các nền kinh tế châu Á phần lớn vẫn có khả năng phục hồi so với châu Âu và Mỹ.
Ông Steven Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Moody's Analytics, cho biết giá năng lượng tăng cao đã ảnh hưởng nhiều nhất đến các nước như Đức và Pháp, gây tác động lan tỏa và ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực.
Nói chung, nguy cơ suy thoái của châu Á là khoảng 20-25%, nguy cở của Mỹ là khoảng 40%, trong khi châu Âu là 50-55%. Mô hình của Bloomberg Economics dự báo nguy cơ suy thoái của Mỹ ở mức 38% trong vòng 12 tháng tới, tăng so với mức 0% chỉ vài tháng trước đó.
Các chuyên gia kinh tế nhận định kỳ suy thoái kinh tế kế tiếp tại Mỹ nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, có thể ở mức vừa phải, nhưng thời gian cũng có thể kéo dài.
Nhiều nhà quan sát dự báo mức suy giảm kinh tế Mỹ sẽ không nghiêm trọng như trong cuộc khủng hoảng tài chính thời kỳ 2007-2009 hay đợt suy thoái trong những năm 1980 - thời kỳ ghi nhận mức lạm phát cao. Tuy nhiên, lạm phát leo thang có thể là nhân tố khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) không vội vàng đưa ra chính sách đảo ngược đà suy giảm kinh tế, vì vậy suy thoái có thể ở mức vừa phải, nhưng thời gian có thể kéo dài hơn.
Trước đó, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/6 cho thấy GDP giảm 1,6% trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức suy giảm này sâu hơn so với mức 1,4% mà cơ quan này công bố dữ liệu ước tính sơ bộ hồi tháng 4. Quý I/2022 cũng là quý đầu tiên GDP Mỹ giảm kể từ quý II/2020 khi nước Mỹ chìm sâu vào nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
GDP quý đầu năm 2022 của Mỹ cũng giảm sau khi đạt mức tăng trưởng ấn tượng 6,9% trong 3 tháng cuối năm 2021. Các chuyên gia dự báo hoạt động kinh tế Mỹ sẽ còn chậm lại khi FED tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đồng thời thận trọng theo dõi những dấu hiệu đang manh nha về nguy cơ suy thoái (GDP suy giảm 2 quý liên tiếp).
Nguồn nhiên liệu dự trữ của Sri Lanka chỉ đủ cho gần 1 ngày sử dụng Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka cho biết nguồn nhiên liệu dự trữ của nước này chỉ còn đủ cho chưa đầy một ngày sử dụng. Dòng người xếp hàng để mua nhiên liệu ở Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP Theo hãng tin AFP, hôm 2/7, ông Kanchana Wijesekera, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka, cho biết lượng dự trữ xăng dầu trong...