Người dân sợ bị phạt khi leo lề, rẽ phải nhường đường xe cấp cứu lúc bị kẹt xe
Những ngày qua khi Nghị định 168 có hiệu lực thi hành, một số tuyến đường xe cộ trở nên đông đúc, kẹt cứng và xe cứu thương cũng một phần bị ảnh hưởng, di chuyển chậm.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.
Xe cứu thương gắn camera hành trình
Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.
Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiề.n thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.
Xe cứu thương vất vả đưa người bệnh đến bệnh viện trong bối cảnh kẹt xe. ẢNH: DUY TÍNH
Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường.
“Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu”, tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều…
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện.
“Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt”, lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin.
Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? “Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình”, lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.
Hơn 130 giao lộ ở TP.HCM được rẽ phải khi đèn đỏ, người dân nói gì?
Tổng đài 115 hướng dẫn cấp cứu qua video call đã cứu sống cụ bà ngưng tim ở nhà
Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổ.i (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.
Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạ.n nhâ.n ngưng tim – ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạ.n nhâ.n, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.
Điều phối viên kết nối hướng dẫn sơ cứu qua video call. ẢNH: TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạ.n nhâ.n qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến.
Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạ.n nhâ.n an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị.
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như ta.i nạ.n giao thông, đột quỵ, đau tim, hay ta.i nạ.n lao động đều có thể đ.e dọ.a tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.
Nghị định 168 nâng tiề.n phạt giao thông: Vì sao ban hành 6 ngày đã áp dụng?
Cục CSGT cho biết, Nghị định 168/2024 được ban hành theo trình tự rút gọn, vì thế ban hành ngày 26.12.2024 đến 1.1.2025 đã có hiệu lực thi hành.
Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1 vừa qua nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, từ việc nâng mức phạt tiề.n đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông. Cạnh đó là thời điểm áp dụng nghị định này (ban hành ngày 26.12.2024, đến ngày 1.1.2025 - 6 ngày sau - đã có hiệu lực thi thành). Vì sao lại như vậy?
CSGT xử lý vi phạm sau khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành. ẢNH: ĐỘC LẬP
Đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho hay, sau 5 năm thi hành Nghị định 100/2019, thực tế đã phát sinh những yếu tố đòi hỏi phải có quy định pháp luật phù hợp hơn, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 cũng đòi hỏi phải có nghị định nhằm thực thi luật mới.
Xuất phát từ tính cấp thiết liên quan đến tình hình trật tự an toàn giao thông, trong quá trình soạn thảo Nghị định 168/2024, các cơ quan có thẩm quyền đã họp, xem xét, quyết định ban hành nghị định này theo trình tự rút gọn.
Cùng với việc tăng mức phạt tiề.n đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông có tính chất cố ý, nguy hiểm, Nghị định 168/2024 còn quy định rõ việc trừ điểm giấy phép lái xe - nội dung mới được quy định tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đại diện C08 cho biết thêm, do nghị định này có phạm vi tác động lớn, để đảm bảo chất lượng, các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan thảo luận rất kỹ lưỡng. Dự thảo nghị định cũng được đăng tải và lấy ý kiến góp ý rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an cũng như cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Trình tự rút gọn là gì, khi nào áp dụng?
Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho hay theo quy định tại luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thông thường để xây dựng, ban hành một nghị định bao gồm các bước: đề nghị xây dựng nghị định; lấy ý kiến đối với đề nghị; thẩm định đề nghị; Chính phủ, Thủ tướng xem xét, thông qua đề nghị; lấy ý kiến dự thảo nghị định; thẩm định dự thảo; xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định; trình xem xét, thông qua dự thảo...
Đại diện C08 cho hay, Nghị định 168/2024 được ban hành theo trình tự rút gọn. ẢNH: HOÀNG TUÂN
Bên cạnh quy trình thông thường, luật cũng quy định 5 trường hợp được xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có nghị định) theo trình tự, thủ tục rút gọn:
- Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
Vẫn theo luật sư Tâm, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng có sự khác nhau tương ứng với quy trình xây dựng, ban hành.
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở T.Ư.
Trong khi đó, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, nhưng phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở T.Ư.
'Ngộp thở' với cảnh kẹt xe không lối thoát ở TPHCM sáng đầu tuần Sáng 13/1, các tuyến đường hướng vào trung tâm TPHCM đều trong tình trạng kẹt xe, các phương tiện di chuyển chậm. Người dân vất vả nhích từng chút để đi làm ngày đầu tuần. 7h sáng đường Cộng Hoà hướng về trung tâm TPCHM chật kín các phương tiện. Dòng xe ken đặc nối đuôi nhau nhìn từ cầu vượt Hoàng Hoa...