Người dân Séc ủng hộ nhập khẩu năng lượng Nga thay vì cắt đứt quan hệ
Đa số dư luận Séc ủng hộ đàm phán nhập khẩu năng lượng với Nga thay vì cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Moskva.
Người Séc ủng hộ đàm phán quan hệ năng lượng với Nga. Ảnh: AFP
Theo trang tin EURACTIV.cz (Séc), đa số người dân Séc ủng hộ đàm phán nhập khẩu năng lượng với Nga hơn là cắt đứt hoàn toàn quan hệ trong bối cảnh chi phí cao và nhu cầu tiết kiệm tăng, một cuộc khảo sát của Kantar do Đài truyền hình Séc công bố ngày 11/9.
Theo cuộc khảo sát, 49% người được hỏi ủng hộ đàm phán với Nga, trong khi 43% ủng hộ việc cắt đứt quan hệ hoàn toàn với nước này.
Video đang HOT
Nikola Kopáčová, một nhà xã hội học từ Kantar, giải thích: “ Xã hội Séc được chia thành hai bộ phận lớn giống nhau về việc liệu có nên cắt đứt quan hệ về khí đốt và dầu của Nga hay có nên đàm phán với Nga hay không”.
Theo nhà xã hội học trên, quan điểm tiếp tục nhập khẩu từ Nga thường được các cử tri của Đảng Tự do, Dân chủ Trực tiếp và Đảng Cộng sản Séc ủng hộ hơn. Kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, cả hai đảng đều thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nga.
Phản ứng về kết quả cuộc khảo sát, Bộ trưởng Tài chính Séc Zbyněk Stanjura (thuộc đảng Dân chủ Công dân) nói với Đài truyền hình Séc: “Số lượng (những người ủng hộ đàm phán với Nga) khiến tôi ngạc nhiên. Tôi hiểu những lo lắng đó, nhưng đây không phải là một giải pháp”.
Séc, quốc gia nhập khẩu 97% lượng khí đốt tiêu thụ của Nga trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, đã thực hiện một số biện pháp để giảm sự phụ thuộc của mình.
Các cơ sở lưu trữ khí đốt hiện tại của Séc đã lấp đầy hơn 82% công suất. Nước này cũng đã mua một phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG từ Hà Lan, vốn giúp đảm bảo 1/3 lượng khí đốt tiêu thụ.
Tuy nhiên, giá năng lượng tại Séc vẫn tăng chóng mặt. Chính phủ Séc dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp để giải quyết giá năng lượng tăng cao trong tuần này.
Séc phản đối đề xuất áp giá trần khí đốt Nga của EU
Hôm 7/9, Bộ trưởng Công nghiệp Jozef Sikela cho biết Cộng hòa Séc sẽ tìm cách đưa vấn đề áp giá trần khí đốt của Nga ra khỏi chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới của các bộ trưởng năng lượng EU.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Séc Jozef Sikela phát biểu khi đến dự cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), phát biểu trước ủy ban kinh tế của Thượng viện Cộng hòa Séc, Bộ trưởng Sikela cho biết ông không muốn thảo luận vấn đề này tại cuộc họp vì đây là công cụ chính trị, không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Ông nhấn mạnh: "Theo tôi, đó không phải là một đề xuất mang tính xây dựng. Đó là cách để trừng phạt Nga thay vì giải pháp thực tế cho cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu".
Ngày 9/9, các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ gặp nhau tại Brussels để thảo luận về cách kiểm soát giá năng lượng tăng cao. Theo ông Sikela, trong số các vấn đề mà ông muốn nêu ra có khả năng là tách giá điện và giá khí đốt. Ông cho rằng giải pháp này có thể giảm giá điện cho người dân.
Bộ trưởng Công nghiệp Séc cho biết động thái đóng cửa đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) gần đây không khiến ông ngạc nhiên. "Đó là một phần của cuộc chiến năng lượng mà chúng ta đang tham gia. Cuộc chiến quyết định này sẽ diễn ra vào mùa đông năm nay", ông nói và cho biết thêm Séc đã cố gắng hết sức để chuẩn bị cho tình huống xấu. Nhà lãnh đạo này cho biết giá năng lượng sẽ chỉ giảm khi châu Âu tìm ra cách loại bỏ khí đốt Nga.
Vào ngày 31/8, Gazprom tuyến bố ngừng hoàn toàn hoạt động vận chuyển khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1 để thực hiện hoạt động bảo dưỡng thường kỳ. Nhưng sau đó, tập đoàn này thông báo họ sẽ tiếp tục đóng cửa đường ống dẫn khí đốt này vô thời hạn do sự cố rò rỉ dầu trong tuabin. Sự cố này chỉ có thể được khắc phục ở Canada - quốc gia đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva. Các vấn đề kỹ thuật trên tuyến đường ống cung cấp khí đốt chính cho EU đã khiến giá khí đốt tăng vọt, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng trên lục địa này.
Bình luận của ông của Sikela được đưa ra sau khi cuộc biểu tình lớn ở Praha nổ ra vào cuối tuần trước. Những người biểu tình kêu gọi chính phủ từ chức vì giá năng lượng và lạm phát tăng cao, đồng thời một số người cũng yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Trươc đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết cơ quan này sẽ đề xuất áp giá trần với khí đốt nhập khẩu từ Nga, cùng với việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trong các khung giờ cao điểm như giải pháp để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong mùa đông sắp tới. Về phẩn mình, Tổng thống Putin đã để ngỏ khả năng Nga sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và khí đốt nếu các nước phương Tây áp giá trần đối với các mặt hàng năng lượng của nước này.
Những ưu tiên và thách thức của Séc trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU Lần gần đây nhất Séc giữ chức Chủ tịch luân phiên EU là vào đầu năm 2009, khi EU vẫn đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền châu Âu đang bắt đầu xuất hiện. Thủ tướng Séc Petr Fiala tại cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở...