Người dân quê nhà ủng hộ Putin ly dị
“Thật tốt là ông ấy công bố việc ly dị của mình. Thế mới là dũng cảm và nhân văn.”
Khi thông tin về vụ ly dị của Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến cả nước Nga choáng váng thì người dân quê nhà Saint Peterburg của ông lại tỏ ra thông cảm với quyết định công khai kết thúc hôn nhân này.
Hôm thứ Năm, sau buổi xem biểu diễn ballet, Tổng thống Putin và bà Lyudmila xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc và “ai đi đường nấy”.
Vợ chồng Putin tuyên bố ly hôn
Tuyên bố này của vợ chồng Putin xác nhận tin đồn rằng trước đây họ đã sống ly thân, tuy nhiên nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên khi họ công khai tuyên bố ly hôn một cách chính thức như vậy.
Mặc dù vậy, nhiều người dân ở thành phố Saint Petersburg, hay còn gọi là Leningrad, nơi Tổng thống Putin lớn lên lại tỏ ra ủng hộ quyết định này của Tổng thống và họ cho rằng Tổng thống vẫn có thể phạm sai lầm và có quyền tiết lộ sự thật.
Bà Galina Titova 60 tuổi nói: “Tôi không phán xét họ, dù sao chuyện đó vẫn thường xảy ra. Mỗi người đều có quyền có cuộc sống riêng, ngay cả khi bạn là Tổng thống.”
Video đang HOT
Còn ông Sergei Petrov thì tuyên bố: “Thật tốt là ông ấy công bố việc ly dị của mình. Thế mới là dũng cảm và nhân văn.” Trong khi đó, vợ ông, bà Irina cho rằng Putin là “một người đàn ông đích thực” và nói đùa: “Khi tôi nghe tin này, tôi bảo với chồng: &’Đấy, ngay cả Putin cũng ly dị đấy. Chúng ta có nên làm thế không nhỉ?”
Một góc thành phố Saint Petersburg, quê nhà của Tổng thống Putin
Trong một diễn biến liên quan, ngày hôm qua người phát ngôn của Tổng thống Putin Dmitry Peskov đã bác bỏ tin đồn rằng vụ ly dị này sẽ dọn đường cho một cuộc hôn nhân mới và khẳng định ông Putin không có kế hoạch tái hôn.
Ông Peskov cho rằng “chỉ cần nhìn vào lịch làm việc của ngài Putin cũng đủ thấy rằng cuộc đời của ngài có ít mối liên hệ với bất cứ mối quan hệ gia đình nào” vì “nó chỉ tập trung quanh nghĩa vụ và trách nhiệm của một nguyên thủ quốc gia.”
Ông Peskov cũng nói rằng ông không biết gì về kế hoạch tương lai của bà Lyudmila và yêu cầu báochí “tránh xa đời tư của bà ấy”.
Theo 24h
Trung Quốc lại "vỡ mộng": Tàu ngầm Amur-1650 không có động cơ AIP
Tờ "Quan điểm" của Nga vừa xác nhận thông tin từ Triển lãm Hàng không Quốc tế LIMA-2013 ở Malaysia là Nga sẽ bán tàu ngầm Amur-1650 không kèm theo hệ thống động lực AIP.
Tờ báo này cho biết, tại cuộc triển lãm, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm nồng nhiệt đối với loại tàu ngầm Amur-1650 bất kể là trong quá khứ việc phát triển loại tàu ngầm này đã có những trục trặc nhất định, hiện 2 bên Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đàm phán về các điều khoản để đạt thành hợp đồng.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass cũng cho biết, trong một báo cáo chuyên đề mới nhất mang tên "Hiện đại hóa hải quân nhân dân Trung Hoa", một số quan chức của Ủy ban nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ đã cho biết, Trung Quốc rất thèm muốn loại tàu ngầm thông thường xuất khẩu Amur-1650 của Cục thiết kế trang bị hải quân trung ương Rubin.
Việc họ mua loại tàu ngầm này không ngoài mục đích đưa các chuyên gia Trung Quốc tiếp cận với công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại trên thế giới, nhằm nâng cao trình độ thiết kế và hàm lượng công nghệ để ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu trong nước.
Trước thềm chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các phương tiện truyền thông Trung Quốc ồ ạt đưa tin về hợp đồng mua 24 máy bay Su-35 và 4 tàu ngầm Amur-1650 - phiên bản xuất khẩu của loại tàu ngầm lớp Lada của Nga. Thế nhưng thông tin này bị coi là "tin vịt" vì bị chính các quan chức quốc phòng Nga phủ nhận.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, phiên bản xuất khẩu của Lada cũng được trang bị hệ thống động lực không cần không khí AIP. Thế nhưng, hiện hải quân Nga cũng chỉ mới có 1 tàu ngầm Lada duy nhất và cũng là tàu ngầm đầu tiên của Nga trang bị hệ thống động lực này là tàu "Saint Petersburg" nhưng trong quá trình chạy thử nó cũng bộc lộ một số trục trặc về động cơ và hệ thống chỉ huy thông tin.
Hệ thống động lực AIP tạm thời chỉ được sử dụng trên các tàu ngầm Lada của Nga
Ngoài ra, công tác chế tạo 2 chiếc còn lại thuộc lớp này là "Sevastopol" và "Kronstadt" đã từng bị Tư lệnh hải quân Nga tiền nhiệm Vysotsky đình chỉ trong một thời gian, mãi đến tháng 2 năm nay mới được thông qua quyết định sản xuất hàng loạt.
Tờ "Quan điểm" cho biết, để cải tiến chất lượng đóng tàu ngầm lớp Lada nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, phía hải quân và nhà thiết kế đã bắt tay phân tích xu thế hiện đại hóa tàu ngầm trên thế giới, đi sâu nghiên cứu các công nghệ then chốt của các hãng đóng tàu phương tây, kết hợp với những thành tựu công nghệ tích lũy được trên cơ sở kho kinh nghiệm phong phú của các nhà thiết kế tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm Lada sau khi cải tiến sẽ sử dụng một phương thức thu nạp Oxy mới, giúp các hãng đóng tàu Nga tiết giảm kinh phí chế tạo hệ thống động lực AIP. Ngoài ra, phương án cải tiến còn sử dụng một loại 1 sơn chống sonar mới làm cho tàu có tính năng tàng hình rất cao ngay cả khi chạy với vận tốc tối đa. Hơn nữa, tàu ngầm "Saint Petersburg" cũng là chiếc đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống an ninh sinh thái.
Các nhà thiết kế của Cục thiết kế Rubin cho biết, thiết kế hệ thống động lực AIP cần được sử dụng rộng rãi hơn để có đánh giá chính xác về chất lượng và nó sẽ được tiến hành trên các tàu ngầm lớp Lada của Nga chứ không phải các tàu ngầm Amur-1650. Điều này có nghĩa là các phiên bản xuất sang nước ngoài sẽ sử dụng các động cơ diezen - điện không có hệ thống động lực AIP.
Tàu ngầm động cơ diezen - điện lớp Lada thuộc dự án 677 do Cục thiết kế Rubin - Saint Petersburg thiết kế, chiếc đầu tiên là "Saint Petersburg"được đóng vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, 2 chiếc tiếp theo là "Sevastopol" và "Kronstadt" được đóng lần lượt vào năm 2005 và 2006.
Đồ họa thiết kế của tàu ngầm lớp Lada
Lada có chiều dài 66,8m, đường kính thân đoạn lớn nhất 7,1m, lượng giãn nước khi nổi 1765 tấn, khi lặn là 2650 tấn. Tàu có khả năng lặn sâu tới 300m, tốc độ 21 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thời gian lặn ngầm (không nổi lên) kỷ lục là 25 ngày.
Tàu sử dụng động cơ diezen - điện với hệ thống động lực AIP thế hệ 2 Kristall-27 do Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) nghiên cứu phát triển trên cơ sở hệ thống động lực AIP thế hệ thứ nhất Kristall-20, công suất 130kW cũng do Viện này phát triển thành công vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.
Đặc biệt hệ thống vũ khí chính trên tàu bao gồm: tên lửa hành trình, ngư lôi, thủy lôi... đều thuộc hệ thống tên lửa Kalibr-S (phiên bản xuất khẩu là Club-S) với cơ số đạn mỗi loại 18 quả, thủy thủ đoàn 35 người.
Với hệ thống vũ khí cực mạnh và tính năng tàng hình cao cùng với hệ thống động lực AIP, phiên bản xuất khẩu mới nhất của Lada là Amur-1650 đang được săn đón nhất trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng nếu Amur-1650 không được trang bị hệ thống động lực AIP thì chưa chắc nó đã giữa được sức hút mạnh mẽ với khách hàng mua tàu ngầm.
Theo ANTD
Nga chuẩn bị giao tàu ngầm tàng hình tối tân cho Việt Nam Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc tàu ngầm tối tân lớp Varshavyanka (thuộc Đề án 636M) mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm nay, đúng như kế hoạch đặt ra. Thông tin này vừa được nhà thiết kế tàu ngầm của Nga xác nhận ngày hôm qua (29/3). Tàu ngầm tàng hình...