Người dân Quảng Trị bàng hoàng kể lũ ập tới chưa từng có trong 20 năm qua
Nước lũ đã rút dần ở một số khu vực ở Quảng Trị nhưng nhiều nhà cửa vẫn bị ngập sâu, hàng ngàn dân chưa thể về nhà. Họ vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại cơn lũ chưa từng có trong 20 năm qua.
Đợt lũ này, huyện Hải Lăng ngập sâu nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Người dân cho biết, lũ năm nay nặng nề nhất trong vài chục năm qua, chỉ thua cơn đại hồng thủy năm 1999.
Tuyến đường vào thôn 1 thị trấn Diên Sanh bị nước cô lập
Từ 3 ngày nay hầu hết người dân trong thôn 1 đều di dời đi chỗ khác tránh lũ. Một số người ở lại trông coi tài sản, khi ra đường đều phải dùng thuyền.
Sau 3 ngày lũ ập vào nhà, bà Phan Thị Hải (trú thôn 1, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng) vẫn chưa hết bàng hoàng cho biết, cơn lũ này lên rất nhanh, đỉnh lũ đạt cao nhất là vào sáng hôm qua, nước tràn vào nhà hơn 1m.
Ngôi nhà bà Phan Thị Hải vẫn chìm trong biển nước
Dù nước đã rút nhưng nhiều gia đình tại thôn 1 vẫn ngập sâu
Video đang HOT
Nhà bà Hải có 5 người, gồm 2 vợ chồng, 2 người con bà mẹ của vợ chồng bà Hải. Sau khi lũ vào, 2 người con cùng bà mẹ được di chuyển đến nhà người thân cách đó vài chục km. Hai vợ chồng ở lại trong coi nhà.
“Lúc nước lũ tràn vào nhà quá bụng tôi, vợ chồng tôi phải dùng các tấm gỗ kê lên trần nhà để sinh hoạt, ngủ và trông coi nhà” – bà Hải nói.
Bà Hải dọn dẹp lại một số tài sản bị nước cuốn xuống nền nhà
Theo bà Hải, đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 20 năm qua, chỉ thua cơn lũ lịch sử năm 1999.
Đối diện nhà bà Hải, hai cha con ông Nguyễn Điển (66 tuổi, thôn 1, thị trấn Diên Sanh) cũng đang dọn dẹp lại vật dụng sinh hoạt sau khi lũ rút.
Điện mất mấy ngày qua, căn nhà ông Điển vừa thấp vừa tối nên phải dùng đèn pin chiếu sáng để dọn dẹp. Thời điểm chúng tôi có mặt, mực nước trong nhà ông Điển hơn 60cm.
Ông Nguyễn Điển cho biết, nước lũ vào nhà ông cao hơn 1m
Cũng như nhiều gia đình tại thôn 1, vợ và con ông Điển chạy lũ ở nhà người thân 3 ngày qua, hai cha con ông Điển ở lại trông coi tài sản.
Ông Điển cho biết, nước tràn vào nhà ông lúc cao điểm nhất là 1m. Nước lũ vào nhà không thể nấu ăn nên hàng ngày vợ con ông nấu cơm tại nơi đang chạy lũ đưa về cho hai cha con…
Một số đồ đạc gia đình được ông Điển kê lên cao tránh nước vào hư hỏng
Theo báo cáo nhanh của UBND thị trấn Diên Sanh, khoảng 14h chiều nay mực nước ở các thôn bị ngập lụt đã xuống khoảng 1m so với ngày 10/10. Tại khu dân cư Tân Diên từ ngày 8 đến ngày 9/10 mực nước vượt đỉnh lũ năm 1999.
Thống kê sơ bộ, tại địa phương này có hai trang trại bị lũ cuốn cuốn trôi và làm chết hơn 8.000 con gà, 37 con lợn…
Đường bị cô lập, xe tải chở hàng không thể vào thôn nên phải dùng thuyền vận chuyển hàng hóa
Trước tình trạng nhiều thôn bị cô lập, trong ngày hôm nay chính quyền địa phương đã tiếp tế hàng trăm thùng mì tôm, nước uống cho người dân, đồng thời tiếp tục rà soát, di dời những hộ dân đang trong vùng ngập lụt nặng.
“Hiện các gia đình ở vùng ngập lụt đang rất cần được tiếp tế lương thực, nước uống. Chúng tôi đã báo cáo UBND huyện Hải Lăng tiếp tục hỗ trợ.
Qua đây cũng mong muốn các nhà hảo tâm chia sẻ người dân địa phương vượt qua giai đoạn khó khăn này” – lãnh đạo thị trấn Diên Sanh bày tỏ.
Quảng Trị: 12 người tử vong và mất tích do mưa lũ
Mưa lũ 5 ngày liên tiếp khiến Quảng Trị thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản với 6 người tử vong, 6 người mất tích; gần 40.000 gia đình với hơn 122.000 người bị ảnh hưởng bởi ngập lụt...
Đến chiều 11-10, toàn tỉnh Quảng Trị ghi nhận 6 trường hợp tử vong. Cháu Lê Thị Mỹ Hạnh (SN 2017), con anh Lê Văn Tỳ (ngụ thôn Câu Hà, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng) khi đang chơi tại sân nhà (sát bờ sông Ô Lâu) thì trượt chân, bị nước cuốn trôi. Ông Lê Hải Ánh (61 tuổi, ngụ thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong) trong lúc đi cất rớ, trượt chân bị nước cuốn trôi. Cháu Hoàng Bảo Lâm (SN 2006, ngụ khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) lúc 13 giờ 40 ngày 10-10 bị chết do đuối nước.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng kiểm tra kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ và tặng quà đến gia đình ông Hồ Văn Đơ (72 tuổi, ngụ thôn Pa Tầng, xã Đakrông, huyện Đakrông) có nhà sập hoàn toàn do sạt lở đất. Ảnh: Lê An.
Anh Lê Anh Tuấn (SN 1999, ngụ thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) chết do đuối nước vào lúc 17 giờ 10-10. Ông Văn Công Hậu - thuyền viên Tàu Vietship TK 12 chết do bị nạn trên biển (tàu chìm tàu ở khu vực Cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh). Anh Nguyễn Văn Chiến (SN 1982, ngụ huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) - thuyền viên Tàu Vietship 01 chết do bị nạn trên biển (sóng đánh rơi xuống biển vào tối 10-10 tại khu vực Cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh).
Tỉnh Quảng Trị có 6 người mất tích và chính quyền, các lực lượng, cơ quan chức năng và nhân dân các địa phương đang tổ chức tìm kiếm các nạn nhân. Anh Phạm Văn Nam (SN 1985) và anh Lê Quang Hùng (SN 1992, ngụ thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa) lúc 11 giờ ngày 7-10 chèo đò qua con suối gần hồ thủy điện Rào Quán để đi làm rẫy thì mưa lớn, nước dâng cao khiến đò bị lật nên cả 2 người bị nước cuốn trôi mất tích. Ông Lê Bá Chương (SN 1957, ngụ thôn Cutaka, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa) lúc 20 giờ ngày 7-10 trên đường đi về nhà thì bị nước cuốn trôi.
Ông Hồ Văn Phơi (Pả Kỉa, ngụ thôn Cu Dong, xã Húc, huyện Hướng Hóa) lúc 4 giờ 30 ngày 8-10 đi tháo nước ao cá trong vườn nhà thì bị nước cuốn trôi. Anh Trần Văn Hiệu (SN 1976, quê Nghệ An) khoảng 18 giờ 30 ngày 9-10 đang trên đường vận chuyển máy móc từ hồ tôm thuộc xã Vĩnh Lâm (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) về thì bị nước cuốn trôi. Ông Lê Quốc Cường - thuyền viên tàu Vietship TK 12 mất tích trên biển (do mưa lũ, sóng đánh khiến tàu chìm tại khu vực Cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh).
Lượng mưa liên tiếp 5 ngày qua khiến nhiều vùng ở Quảng Trị mênh mông trong biển nước. Lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh ở mức trên báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3, riêng sông Hiếu (tại trạm Thủy văn Đông Hà) vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983. Trên địa bàn tỉnh có 39.741 hộ với 122.364 người bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Mưa lũ làm sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn thuộc địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị). Ảnh: Lê An.
Vùng đồng bằng, trung du, TP.Đông Hà và các huyện lân cận có nhiều nơi bị ngập nặng; đặc biệt các thôn, xã ở vùng thấp trũng, ven các sông. Các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông bị ngập nặng khu vực; gây chia cắt ở một số thôn bản, xã; tình trạng sạt lở, ngập lụt ở nhiều vị trí trên các tuyến đường khiến giao thông ách tắc...
Về tài sản, Quảng Trị cũng thiệ thiệt hại rất nặng với 1 nhà sập, 1 nhà bị cuốn trôi; 37 nhà hư hỏng nặng; chìm 3 tàu thuyền, trôi 1 tàu, mắc cạn 2 tàu; hơn 1.400ha diện tích lúa và hoa màu hư hại; hơn 2.100 tấn lương thực bị ướt, cuốn trôi; gần 800ha nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng; gần 300 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều vị trí trên các tuyến đường, cầu, cống, đê kê bị sạt lở, cuốn trôi...
Quảng Trị: Lũ cuốn một người tử vong, bốn người mất tích Sáng 8-10, lũ trên các sông lớn ở Quảng Trị đều trên báo động 3, nhiều làng quê của tỉnh Quảng Trị ngập nặng, giao thông ách tắc. Năm người mất tích do lũ cuốn trôi, trong đó mới tìm ra thi thể của cháu bé 4 tuổi ở huyện Hải Lăng. Lũ tràn sông Bến Hải gây ngập nhiều xã tại huyện...