Người dân quận 7, Củ Chi, Cần Giờ được đi chợ một lần mỗi tuần
Từ ngày 16/9, người dân quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ được đi chợ một lần mỗi tuần, theo Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Hòa Bình.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình cung cấp thông tin tại buổi họp báo tối 15/9. Ảnh: Hữu Công
Tại buổi họp báo tối 15/9, ông Lê Hòa Bình cho biết TP HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/9 đến ngày 30/9. Các giấy đi đường công an đã cấp cho 17 nhóm công việc được ra đường tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9.
Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn các quận này thí điểm người dân được đi chợ một lần mỗi tuần.
Tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc “vùng xanh”, chính quyền địa phương xem xét quyết định, cho phép người dân đến tập thể dục nếu đảm bảo an toàn, tuân thủ 5K. Riêng các công viên lớn như Lê Văn Tám, Tao Đàn, Hồ Bán Nguyệt ở Phú Mỹ Hưng chưa được cho hoạt động.
Về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, TP HCM tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch 2798 và Công văn 2994 của UBND TP HCM. Như vậy, TP HCM sẽ tiếp tục thực hiện “đi chợ hộ” cho người dân.
Ông Bình cho biết sắp tới thành phố thí điểm “thẻ xanh Covid” cấp mã QR, cùng với thực hiện 5K và xét nghiệm kháng nguyên cho người dân. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ làm phần app dữ liệu để tích hợp công nghệ thực hiện việc này, để tránh người dân xuất trình nhiều giấy tờ, trước mắt thí điểm ở 3 quận 7, Củ Chi, Cần Giờ hai tuần trước khi áp dụng toàn thành phố. Shipper hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày, được đi liên quận, tạo tiện lợi cho người dân đặt hàng, đáp ứng nhu cầu; shipper phải xét nghiệm gộp 3 hai ngày một lần, thành phố hỗ trợ kinh phí.
Ngoài ra, các hộ kinh doanh được hoạt động tự 6h đến 21h ở các ngành nghề: dịch vụ bưu chính, thiết bị tin học, thiết bị học tập, dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, hoạt động phương thực “3 tại chỗ”; nông nghiệp; bảo trì công trình, máy móc phương tiện, bảo trì phương tiện giao thông vận tải; sản xuất chế biến kinh doanh lương thực. Các công trình xây dựng được phép thi công nếu tuân thủ quy định phòng dịch.
Video đang HOT
Điều kiện để các cơ sở trên được hoạt động là shipper phải tiêm vaccine, xét nghiệm; nhân viên giao nhận hàng của doanh nghiệp chỉ được đi trong nội quận huyện, kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp tự trả. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đăng ký ủy ban quận huyện, phường xã để được cấp giấy đi đường.
Về số lượng doanh nghiệp ở 3 địa phương và khu chế xuất, khu công nghiệp đăng ký thí điểm, ông Lê Hòa Bình cho biết trước đây một số doanh nghiệp đã thực hiện “3 tại chỗ”. Giờ đây khi đã có quy định cụ thể chắc chắn số doanh nghiệp sẽ tăng lên. Khu chế xuất và khu công nghệ cao sẽ báo cáo số lượng cụ thể.
Đối với câu hỏi Củ Chi, Cần Giờ có được đón khách quận huyện khác không, ông Bình cho hay thành phố giao hai địa phương có kế hoạch chi tiết sau đó báo cáo lại. Theo Phó chủ tịch UBND thành phố, do đang thí điểm nên trong quá trình thực hiện, thành phố liên tục đánh giá, nếu cần sẽ điều chỉnh ngay, nhất là điều chỉnh giao thông để tạo điều kiện kết nối cung cầu. Sau giai đoạn này, Sở Y tế sẽ đánh giá việc thí điểm để áp dụng cho các quận huyện còn lại.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lâm Đình Thắng cho biết sau ngày 15/9 thành phố cho thí điểm “thẻ xanh Covid” ở ba địa phương và hai đơn vị là: quận 7, Củ Chi, Cần Giờ và Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp; Ban quản lý Khu công nghệ cao. Tuy nhiên, việc này không phải thực hiện trên toàn bộ các quận, huyện này. Ví dụ quận 7 chỉ thí điểm cho 150 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh… Còn Củ Chi, Cần Giờ chỉ thí điểm cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm… Các đơn vị còn lại vẫn áp dụng cách di chuyển như hiện nay.
Đối với ứng dụng “Y tế TP HCM”, ông Thắng cho biết đây không phải là ứng dụng mới mà đã được thành phố triển khai từ tháng 1 để khai báo y tế. Sau khi rà soát tình hình hiện nay đang có nhiều ứng dụng gây bất tiện và cũng để giúp giảm giấy tờ cho người dân, thành phố đã xin ý kiến của Bộ Thông tin – Truyền thông và thống nhất chọn “Y tế TP HCM” làm ứng dụng thống nhất trên địa bàn.
Về lý do chọn giải pháp này, ông Thắng cho biết ứng dụng này do thành phố phát triển và đáp ứng được các yêu cầu thí điểm ở một số lĩnh vực. Sau này, khi địa phương trở về trạng thái bình thường mới, thành phố sẽ phát triển thành ứng dụng của công dân TP HCM.
Trước đó, tại buổi họp báo chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dự kiến đến cuối tháng 9. Việc này để đảm bảo việc chống dịch của thành phố bền vững hơn, từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế – xã hội.
Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, thời gian qua công tác phòng chống Covid-19 của TP HCM đã đạt được một số kết quả tích cực. Cụ thể, là việc giãn cách đã được thực hiện nghiêm, tỷ lệ “vùng đỏ” được thu hẹp, mở rộng “vùng xanh” (53%). Một số địa phương đã kiểm soát được dịch; tỷ lệ tiêm vaccine đạt hơn 90%, số ca tử vong giảm… Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chí “kiểm soát dịch” theo quyết định 3979 của Bộ Y tế mà TP HCM vẫn chưa đạt được nên cần có thêm thời gian.
Cầu Sài Gòn hướng từ TP Thủ Đức về trung tâm thành phố vắng vẻ hôm 23/8 – ngày đầu TP HCM siết chặt giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó”. Ảnh: Quỳnh Trần
Tính đến chiều 14/9, TP HCM ghi nhận hơn 309.700 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư, chiếm gần một nửa số ca Covid-19 cả nước. Đô thị 10 triệu dân đã trải qua hơn 100 ngày giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ để phòng dịch lây lan, trong đó có 24 ngày siết chặt giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”.
Vì sao TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội?
Gần 30 ngày qua, TP HCM đạt được một số kết quả trong phòng chống Covid-19 nhưng chưa hoàn thành các tiêu chí Bộ Y tế đặt ra, nhất là giảm số ca mắc mới.
Chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố sẽ kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm một thời gian, dự kiến đến cuối tháng 9. Việc này để đảm bảo việc chống dịch của thành phố bền vững hơn, từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, thời gian qua công tác phòng chống Covid-19 của TP HCM đã đạt được một số kết quả tích cực. Cụ thể, là việc giãn cách đã được thực hiện nghiêm, tỷ lệ "vùng đỏ" được thu hẹp, mở rộng "vùng xanh". Đến nay, theo thống kê có 53% tổ dân phố là "vùng xanh". Một số địa phương như: quận 7, Cần Giờ, Củ Chi đã đạt được kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát được dịch. Phú Nhuận, Nhà Bè, quận 5, 11 đã đạt được những kết quả rõ rệt, dự kiến 15/9 công bố.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trả lời tại buổi họp báo chiều 13/9. Ảnh: Hữu Công
Công tác quản lý thu dung, điều trị của thành phố có những bước tiến đáng kể, phù hợp với diễn biến dịch phức tạp. F0 được tiếp cận thuốc, hỗ trợ y tế kịp thời. Sự giúp đỡ của các tổ quân y giúp quản lý F0 hiệu quả. Tất cả điều này giúp số ca cấp cứu, tử vong giảm đi.
Một kết quả khác cũng rất tích cực là độ phủ vaccine của TP HCM khá cao, đã có 6,5 triệu người mũi 1, chiếm trên 90% dân số 18 tuổi trở lên; 1,3 triệu người tiêm mũi 2, đạt 19%. "Việc phủ vaccine là điều kiện quan trọng giúp TP HCM khôi phục lại cuộc sống mới, mở rộng hoạt động kinh tế", ông Mãi nói và cho rằng do còn một số tiêu chí "kiểm soát dịch" theo quyết định 3979 của Bộ Y tế mà TP HCM vẫn chưa đạt được nên cần có thêm thời gian.
Nói thêm về các tiêu chí kiểm soát dịch mà TP HCM chưa đạt được, Giám đốc Sở Y tế thành phố Tăng Chí Thượng cho biết có một tiêu chí của Bộ Y tế rất khó thực hiện là các ca mắc mới trong cộng đồng phải giảm liên tục so với 2 tuần trước đó và giảm 50% so với tuần có ca mắc cao nhất trong đợt dịch.
"Đối chiếu thời điểm này, thành phố vẫn chưa đạt các tiêu chí kiểm soát dịch, nhưng việc dịch trên địa bàn đang diễn tiến theo chiều khả quan...", ông Thượng nói và cho biết hiện biểu đồ ca mắc tại TP HCM đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, trung bình số ca mắc mới mỗi ngày dao động từ 5.000 đến 6.000 ca.
Ông Tăng Chí Thượng tại cuộc họp báo về công tác phòng chống Covid-19 tối 10/7. Ảnh: Hữu Công
Theo lãnh đạo Sở Y tế, biến thể Delta ngoài dự kiến, thậm chí biến thể virus này còn né được một số kháng thể trong người. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng khó làm sạch F0 trong cộng đồng mà chỉ có thể giảm ở một mức độ nhất định.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp tục các giải pháp Bộ Y tế đưa ra, đồng thời kiến nghị với bộ để có những tiêu chí phù hợp thực tế, trong đó tiêu chí tử vong phải được ưu tiên, ông Thượng nói và cho rằng trong tương lai, dịch có thể như cúm, con người khi mắc sẽ không bị triệu chứng nặng hoặc tử vong cũng thấp đi. "Dịch Covid-19 giống như máy bay cất cánh, khi cất cánh rất nhanh nhưng khi đáp thì phải từ từ", ông Thượng nói thêm.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi, thời gian qua rất nhiều nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam, có tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cao hơn, hệ thống y tế tốt hơn sau thời gian giãn cách kéo dài đã mở cửa trở lại. Dù việc mở cửa được tính toán khoa học nhưng với diễn biến phức tạp dịch đã bùng phát trở lại.
"Có thể nói đến lúc này các chuyên gia và chúng ta chưa thể hiểu hết biến chủng Delta. Cho nên với một sức ép kéo dài của giãn cách xã hội, chúng ta phải mở cửa để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi mở ra khả năng bùng phát là có thật và thực tế đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới", ông Mãi nói và cho rằng việc này cũng không loại trừ đối với Việt Nam hay TP HCM.
"Đây cũng là một trong những lý do Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố rất cân nhắc. Chúng tôi biết sức ép mở cửa cho đến ngày 15/9 này rất lớn. Bởi đây là mong muốn của người dân, doanh nghiệp và nói thật chúng tôi cũng mong muốn như thế, cũng muốn được mở ra, phục hồi các sinh hoạt, những hoạt động kinh tế, xã hội ít nhất có thể", ông Mãi nói.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu chính quyền thành phố do những kết quả chống dịch của TP HCM thời gian qua dù chuyển biến tích cực nhưng chưa đạt được các tiêu chí kiểm soát. Vì vậy, để thận trọng, bảo vệ được các kết quả đã đạt được, mỗi người cần phải chịu khó thêm một thời gian nữa để kết quả chống dịch được bền vững hơn để khi thành phố mở cửa có thể yên tâm.
Theo người đứng đầu chính quyền TP HCM, sắp tới thành phố sẽ dựa vào các chỉ số đo lường như tỷ lệ bao phủ vaccine, tỷ lệ chống chọi của hệ thống y tế và tỷ lệ lây nhiễm để sớm tiếp cận, có biện pháp điều trị, ngăn ngừa tình huống cấp cứu, gây áp lực cho hệ thống điều trị. Thành phố sẽ dùng chỉ số đo lường hàng ngày, định kỳ để quyết định mở rộng hay siết chặt, theo nguyên tắc "an toàn mới mở".
TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/9 Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, thành phố vẫn giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16. Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói tại chương trình Tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên VTV1 tối 12/9, khi đề cập về kế hoạch giãn...