Người dân phố núi sắp được “giải thoát” sau 5 năm bị rác bủa vây
Sau 5 năm không có khu xử lý khiến rác thải tồn đọng, ngập ngụa khắp nhiều tuyến đường, ngõ xóm ở huyện Hương Khê ( Hà Tĩnh), đến nay người dân phố núi vui mừng khi sắp được giải thoát.
Suốt 5 năm bị rác bủa vây
Huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) có dân số trên 100.000 người, phân bố trên địa bàn 20 xã và một thị trấn. Trong những năm gần đây, kinh tế – xã hội của huyện có bước phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được cải thiện, sản xuất – kinh doanh được mở rộng… dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều.
Mặc dù có biển cấm đổ rác nhưng tại nhiều điểm công cộng ở Hương Khê rác thải vẫn ùn ứ (Ảnh: Xuân Sinh).
Theo tính toán của ngành chức năng, lượng rác thải trung bình năm, giai đoạn 2019 – 2033 tính riêng đơn vị thị trấn Hương Khê và 8 xã phụ cận (Gia Phố, Phú Phong, Hương Xuân, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Hương Bình, Hương Thủy) khoảng 20,6 tấn/ngày. Tuy nhiên, huyện này chưa có khu xử lý chất thải rắn theo tiêu chuẩn, quy định.
Toàn huyện Hương Khê duy nhất có bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại xứ đồng Trại Lợn, xã Gia Phố có diện tích 0,43 ha (không nằm trong quy hoạch), được sử dụng tự phát từ năm 2001 đến năm 2017 đã quá tải, không thể tiếp tục sử dụng.
Rác tràn ra đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua thị trấn Hương Khê (Ảnh: Xuân Sinh).
Từ năm 2017 đến nay, địa phương trên không có khu xử lý rác thải nào. Lượng rác thải hàng ngày lớn, không được thu gom, xử lý nên người dân của thị trấn và các xã của huyện Hương Khê phải tự xử lý rác bằng cách… vứt ra đường. Ngoài ra, ở đây từng có hành động vứt rác “khác thường” khiến dư luận bức xúc như “gửi rác theo tàu” (treo rác vào các toa tàu hỏa để tàu chở đi nơi khác) hay chở cả xe rác đổ ra đường…
Từ đó dẫn đến tình trạng rác ngập khắp mọi nẻo đường từ thị trấn đến nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực họp chợ. Lượng rác ùn ứ chất đống gây mất cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường, đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Không những thế, nhiều nơi người dân còn đưa rác thải ra tập kết 2 bên đường tàu đe dọa đến an toàn đường sắt.
Theo bà Lê Thị Hường (tổ dân phố 1, thị trấn Hương Khê), trước đây, mọi đường làng ngõ xóm đều sạch sẽ. Tuy nhiên, 5 năm nay, người dân thường xuyên bị tra tấn bởi rác thải bủa vây.
Rác chất đống bên đường tàu, tràn ra giữa đường ray (Ảnh: Xuân Sinh).
“Không chịu được cảnh ngập ngụa trong rác, bị tra tấn bởi mùi hôi thối mỗi ngày, người dân chúng tôi đã tha thiết kiến nghị lên chính quyền huyện nhưng vì nhiều lần huyện đàm phán với người dân ở xung quanh vùng quy hoạch dự án xử lý rác thải không thành công nên nguyện vọng chính đáng của chúng tôi chưa được giải quyết”, bà Hường nói.
Video đang HOT
Để khắc phục tạm thời tình trạng trên, những năm qua, cứ hai ngày, huyện Hương Khê phải cho xe thu gom rác trên địa bàn huyện chở đi tiêu hủy tại các nhà máy, bãi rác trong tỉnh và ở tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, giải pháp trên cũng không mấy ăn thua do lượng rác nhiều và quãng đường vận chuyển xa…
Vướng mắc được giải quyết
Trước tình trạng nhức nhối trên, năm 2017, huyện Hương Khê lên kế hoạch xây dựng dự án khu xử lý chất thải rắn và được phê duyệt tại vùng Khe Nác, xã Gia Phố với tổng nguồn vốn được bố trí là 23,317 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số người dân xã Gia Phố, Hương Thủy kiến nghị chuyển khu xử lý chất thải rắn sang vị trí khác.
Sau khi xem xét, chính quyền và người dân đã nhất trí sẽ triển khai tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy, cách vị trí Khe Nác, xã Gia Phố 400m (điều chỉnh vào tháng 3/2018).
Quá trình triển khai dự án, một số hộ dân ở thôn Phú Cường (xã Gia Phố) và thôn 1 (xã Hương Thủy) tiếp tục đề nghị chuyển vào vùng Trọ Khướu – Trao Tráo, thuộc khoảnh 6, tiểu khu 208 (xã Hương Thủy), cách vị trí đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt 400 m.
Để làm rõ kiến nghị của người dân, ngành TN&MT Hà Tĩnh đã phối hợp với Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khảo sát, phân tích, đánh giá, so sánh các điều kiện đảm bảo của vị trí, mang tính khách quan, khoa học.
Theo kết luận của Viện Công nghệ môi trường ngày 21/6/2019, khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy phù hợp và đảm bảo tất cả các yếu tố về môi trường, kinh tế – xã hội. Trước khi triển khai xây dựng, dự án cũng đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt báo cáo tác động môi trường.
Ngày 28/2, khu xử lý chất thải rắn tại huyện Hương Khê chính thức được triển khai thi công (Ảnh: HK).
Sau nhiều năm chờ đợi, giải quyết các vướng mắc, ngày 28/2 vừa qua, khu xử lý chất thải rắn tại huyện Hương Khê chính thức được triển khai thi công. Đơn vị thi công đang huy động lực lượng, máy móc tiến hành phát quang, bóc tầng phong hóa vùng dự án. Dự kiến, khu xử lý chất thải rắn của huyện Hương Khê sẽ tiến hành thi công trong thời gian 6 tháng, đến tháng 8/2022 sẽ hoàn tất, bàn giao đưa vào sử dụng.
Không giấu được niềm vui khi sắp được “giải thoát” khỏi cảnh ngập ngụa trong rác, anh Dương Cường (thị trấn Hương Khê) nói: “Cuối cùng sau bao năm chờ đợi người dân chúng tôi có thể thở phào khi mỗi sáng mai thức dậy không còn bị ám ảnh bởi cảnh rác thải bủa vây. Mong rằng, dự án sẽ được triển khai thuận lợi, đảm bảo chất lượng, hoàn thành sớm nhất có thể”.
Theo ông Ngô Xuân Ninh – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, chính quyền địa phương sẽ tích cực giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ; chỉ đạo ngành chuyên môn sớm có kế hoạch vận hành nhà máy nhằm kịp thời giải quyết vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Các lực lượng chức năng địa phương cũng sẽ tăng cường nắm bắt tình hình ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thi công dự án.
Một chuyên gia từng là phó chủ tịch tỉnh chỉ rõ bất cập trong đào tạo nghề nông: Nay học trồng nấm, mai trồng rau
Tại Hội thảo: "Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và đô thi giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045" do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, nhiều chuyên gia đã có những đóng góp thiết thực cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chiều 4/1, Ban Kinh tế Trung ương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tổ chức Hội thảo "Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và đô thi giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045". Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo.
Nguy cơ "hồn cốt văn hóa ở nông thôn bay đi mất"
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội góp ý cần biến các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trở thành điểm du lịch; các món ăn, lâm thổ sản địa phương trở thành các mặt hàng xuất khẩu, lưu niệm; các công cụ lao động, sinh hoạt, thực hành tín ngưỡng, lễ hội, chợ phiên, "chợ tình"... thành thương hiệu du lịch địa phương.
"Cả nước có hơn 8.000 lễ hội mà giống nhau cả thì cần gì lắm lễ hội thế. Hay làng nào cũng phải có cổng làng, đường bê tông hóa giống nhau thì có nên không?"- bà Châm nêu câu hỏi.
Bà Châm kiến nghị giảm thiểu các chương trình, chính sách làm suy giảm sự đa dạng văn hóa, đặc biệt là đa dang sinh kế; cần đa dạng hóa mô hình thay vì "một mô hình văn hóa cho tất cả" trong các chương trình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa ở nông thôn.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, phải làm sao nâng được giá trị được hưởng của người nông dân. Ảnh: P.V
PGS.TS Đinh Thị Nga, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng cần đẩy mạnh bảo tổn và phát triển du lịch, văn hóa... để phát triển kinh tế, không nhất thiết phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghiệp theo một mô hình duy nhất.
Tán đồng với quan điểm này, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát lo ngại: "Phải xử lý như thế nào, khi nguy cơ "hồn cốt văn hóa ở nông thôn bay đi mất".
Đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng, dạy nghề cho nông dân chưa trúng
Ông Phát cũng bày tỏ sự trăn trở về nội lực doanh nghiệp trong lĩng vực nông nghiệp khi một năm sản xuất 22 triệu tấn thức ăn chăn nuôi là con số lớn nhưng hơn 50% là doanh nghiệp FDI và chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu.
TS. Hồ Sỹ Ngọc, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nông nghiệp cho rằng đóng vai trò rất lớn trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế, xã hội và góp phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
"Nhưng rất ít lãnh đạo địa phương mặn mà với phát triển nông nghiệp, vẫn quan tâm, đầu tư thiên lệch đầu tư cho sản xuất công nghiệp. Hay chính sạch hạn điền hiện nay cũng tạo ra rào cản trong phát triển nông nghiệp"- ông Ngọc đánh giá.
GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng tình với các ý kiến cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là đợt dịch Covid-19 vừa qua. Nếu không có nông nghiệp, khu vực nông thôn thì khó khăn còn lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, theo ông Lợi, thời gian tới, cần tìm động lực mới ở vùng nông nghiệp, nông thôn.
"Ly nông bất ly hương cần có đánh giá mới, không phải chỉ nhằm vào số lượng mà cả chất lượng. Không chỉ giữ đội ngũ lao động thuần túy ở lại nông thôn mà cả nhóm có nguồn lực tài chính, trình độ, chất xám ở lại nông thôn thay vì chạy ra thành phố"- ông Lợi nhìn nhận.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo "Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và đô thi giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045". Ảnh: P.V
TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội chia sẻ kinh nghiệm từng là phó chủ tịch tỉnh miền núi đã nhìn thấy sự bất cập trong đào tạo nghề ở nông thôn.
"3 tháng đào tạo cho người nông dân sao mà hiệu quả được. Nay học trồng nấm, ít lâu sau trồng rau... Vấn đề đào tạo là quan trọng nhất nhưng đầu tư thời gian qua là chưa trúng. Không cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ khó tạo ra sự đột phá"- ông Thanh góp ý.
Xây dựng lớp nông dân mới
Kết luận hội thảo, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho biết nông nghiệp, nông dân và nông thôn là lĩnh vực có tính chiến lược quốc gia và đặc biệt là phát triển nông nghiệp là phát triển lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam, phát huy được vị thế.
Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh con đường phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp chăm lo đời sống người dân, nói đến phát triển nông nghiệp là phải nói đến phát triển bền vững.
Theo đó, kinh tế phải hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và đáp ứng xuất khẩu. Nông nghiệp phải gắn liền với ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số, coi ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số là một trong những động lực tạo đột phát trong lĩnh vực nông nghiệp, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Nếu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số, thành công thì sẽ biến người dân thành một doanh nhân, một hợp tác xã thành một doanh nghiệp và ngành nông nghiệp sẽ chuyển hướng thành công.
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo: "Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và đô thi giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045". Ảnh: P.V
"Từ đó tạo được việc làm cho người nông dân và thời gian gần đây thống kê cho thấy có 3 triệu người rời khỏi thành phố trở về lại nông thôn trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Tạo việc làm tại chỗ để người nông dân không phải di chuyển về thành phố tạo áp ứng việc làm, xã hội cho đô thị"- ông Hưng chia sẻ.
Cùng với đó, chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, giảm phát thải hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng là mục tiêu, con đường của nông nghiệp, nông thôn hướng đến.
Đồng tình với các ý kiến tại hội thảo, ông Hưng cho rằng nếu làm tốt công tác quy hoạch, trong mỗi quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thành phố đến liên huyện, huyện, liên xã, xã để hình thành ra các vùng sản xuất... để phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển văn hóa con người Việt Nam cũng được Đảng xác định là nội dung quan trọng, là động lực phát triển được lồng ghép trong 3 đột phá (thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực) trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
"Khi hai nước có kinh tế, người dân có cùng mức hưởng thụ như nhau thì sự khác biệt chỉ còn là vấn đề văn hóa. Người ta chỉ nhìn thấy sự khác nhau giữa các quốc gia là vấn đề văn hóa. Với 60-70% người dân cả nước sinh ra từ nông thôn thì việc giữ gìn văn hóa, nếp sống tốt đẹp ở nông thôn là hết sức quan trọng"- ông Nguyễn Duy Hưng nhìn nhận.
Về liên kết chuỗi giá trị, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng phải làm sao nâng được giá trị được hưởng của người nông dân khi hiện nay chỉ chiếm 30% giá trị mâm cơm.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ yếu xuất khẩu thô và đầu tư sản xuất nông nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Người nông dân thụ hưởng từ nông nghiệp còn rất thiệt thòi.
"Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng 1 lớp nông dân mới, họ chính là 1 kỹ thuật viên, 1 công nhân, 1 kỹ thuật viên... trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Để người nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực để phát triển thì phải tạo điều kiện để người nông dân phải là chủ thể và nghị quyết mới cần phải làm rõ"- ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, 'cởi trói' cho doanh nghiệp Ngày 5/12, Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức. Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thành...