Người dân phát hoảng khi đi vào hầm bộ hành
Trên cửa hầm hàng quán lấn chiếm, bước xuống bậc thang để sang đường nhiều người phát hoảng vì hầm quá bẩn. Nước rò rỉ nhớp nháp, cáu bẩn, hơn nữa hệ thống đèn chiếu sang lại hư hỏng… điều đó khiến cho người dân ngày càng xa lánh các hầm bộ hành tại Hà Nội.
Xuống hầm là… muốn nôn
Nhìn thấy hình ảnh này liệu rằng mấy người muốn đi qua hầm bộ hành?
Khảo sát của PV tại các hầm bộ hành trên các tuyến đường: Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Ngã Tư Sở, Kim Liên,…. cho thấy, người dân dường như “quên lãng” đối với những đường hầm được đầu tư tiền tỷ này. Người đi bộ vẫn ngang nhiên băng qua đường bất chấp dòng phương tiện lao vùn vụt.
Mục sở thị các hầm bộ hành mới thấy sự hãi hùng khi phải xuống những đường hầm này. Tại hầm đường bộ Ngã Tư Sở, thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn xuống cầu thang, ứ đọng ở mép tưòng, đặc biệt là vào những ngày mưa…
Nước rò rỉ, cáu bẩn được khắc phục bằng… giẻ rách tại hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng.
Trên đường Phạm Hùng theo quan sát, hầu hết hệ thống điện, nước ở các hầm đường bộ (dù hầm đã khai thác hoặc chưa khai thác sử dụng) đều trong tình trạng nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng.
Tại hầm trước cửa bến xe Mỹ Đình, hàng loạt đèn chiếu sáng bị hỏng, thậm chí có những điểm vốn được lắp đặt đèn thì nay đã bị tháo ra, để lại những lỗ thủng lớn nham nhở trên tường.
Đi dưới hầm nhiều người vừa đi vừa hoảng vì vắng vẻ, đèn lờ mờ, bóng đèn cháy rất nhiều nhưng không được thay thế.
Theo cô Trần Thị Vân, một người dân sống gần đây cho biết: “Tình trạng này đã xảy ra khá lâu, nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy các cơ quan chức năng tiến hành sửa chữa và lắp đặt lại. Đi xuống hầm nhiều chỗ như đi vào hang, đèn nhập nhèm không đủ ánh sáng khiến nhiều người xuống, sợ hãi lại quay vội lên”.
Video đang HOT
Một bóng đèn “leo lét” tại hầm bộ hành.
Đặc biệt, thống thoát nước tại nhiều hầm đường bộ bị rò rỉ khiến người dân phát hoảng. Chính giữa trần, tại lỗ thông gió của hầm, nước vàng rỉ xuống, khiến cho trần bị ngấm nước, trở nên ẩm ướt và đổi màu vàng rêu.
Ống dẫn dây điện, lỗ thông gió hư hỏng.
Hầm H4, đường Phạm Hùng, nước nhớp nháp, hoen ố cáu bẩn trông không khác gì một khu nhà vệ sinh lâu ngày không ai thu dọn. Để đối phó với tình trạng rò rỉ nước và ngăn dòng nước bẩn chảy tràn rộng, những lớp chắn bằng xi măng và… giẻ lau đã được sử dụng dọc bậc thang.
“Có lẽ tôi không dám bước xuống hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng nữa. Cách đây vài hôm, vừa xuống mùi hôi nồng nặc, nhìn thấy giẻ rách nước cáu bẩn, tôi nôn thốc nôn tháo. Ngay sau đó tôi chạy vội ra khỏi hầm…”. – chị Trần Lan Phương, ở Mễ Trì, Từ Liêm chia sẻ.
“Thà vi phạm chứ không dám xuống hầm”
Bậc cầu thang bong tróc, xuống cấp.
Không chỉ rơi vào cảnh ô nhiễm, các hầm bộ hành còn xuống cấp trầm trọng. Nhiều hạng mục như: trần, sàn, bậc thang bong tróc cũng là nguyên nhân khiến cho người dân… sợ đi bộ qua hầm.
Tại hầm đường bộ hiện đại ở Ngã Tư Sở, khảo sát cho thấy: trung bình cứ đi qua 4 đến 5 đèn chiếu sáng, lại bắt gặp một đèn hỏng. Điều đáng nói những đèn hỏng lại thường tập trung ở những điểm rẽ ngoặt trong hầm.
Nhiều bậc không còn nguyên vẹn tại hầm Ngã Tư Sở.
Từng bị hai đối tượng “hỏi thăm”, bạn Lê Thị Mai, sinh viên trường Đại học Hà Nội cho biết: “Nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì thà bọn em vi phạm giao thông đi bộ qua đường còn hơn là xuống hầm. Hôm đó, em đi trong hầm, nhưng tại điểm rẽ điện lờ mờ vì bóng đèn cháy. Bất ngờ hai thanh niên tóc xanh, đỏ chặn em lại trêu ghẹo. Sợ quá, em hét toáng lên, may mà có một người đàn ông trung tuổi vừa đi tới…”.
Tình trạng xuống cấp, hư hỏng lại khá phổ biến tại các hầm bộ hành. Tại hầm đường bộ H5 (đường Phạm Hùng), những bậc thang lên xuống ở hai bên đường, lớp gạch ốp phần nhiều đã bị vỡ và bong với nhiều mảng lớn nhỏ khác nhau. Hầm đường bộ đối diện với bến xe Mỹ Đình, nhiều mảng vôi vữa trên trần đã bị bong ra nham nhở …
Là người thường xuyên đi bộ qua hầm, em Phạm Thị Minh Phượng, học sinh lớp 11, trường THPT Quang Trung (Hà Nội) chia sẻ: ” Em thường đi bộ qua đây, nhưng hiện nay đường hầm hư hỏng quá nhanh, em thấy có hầm chưa đưa vào khai thác đã hỏng rồi. Chắc hẳn là chất lượng không được đảm bảo. Hầm đã đi thì bung bửa, gạch phồng rộp, nước bẩn nhầy nhụa khiến ai cũng ái ngại khi đi qua…”.
Trước tình trạng hầm bộ hành xuống cấp, ô nhiễm như hiện nay, để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân khi tham gia giao thông dưới hầm bộ hành; đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát và nhanh chóng tiến hành biện pháp tu sửa những hạng mục. Đồng thời tăng cường lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như gìn giữ cơ sở vật chất dưới hầm, giúp người dân an tâm và sử dụng hầm để qua đường.
Theo Lao Động
Hà Nam: Giật mình với quy trình làm mì sợi
Làng mì sợi Đinh Xá (Bình Lục, Hà Nam) là một vùng sản xuất mì sợi khá lớn không chỉ cung cấp mì cho bà con trong vùng mà còn báni khắp các tỉnh thành. Tiếc rằng những sợi mì trắng nõn nà li có một côngon "chàoời" khá... rùng mình.
Vừa tới nhà anh Đỗ Văn D. - một giaình có thâm niên trong nghề làm mì sợi - chúng tôiã ngửi thấy một mùi chua thum thủm rất khó chịu. Mọi dụng cụ sản xuấtều mang màu nâu vàng của những lớt bám lâu ngày không cọ rửa. Những bao tải ủ mìượcặt chồng lên nhau dưới nềnất nhớp nước, những sợi mì vương vãi khắp nơi.
Một hộ khác là nhà anh Ngô Xuân Tr. -ược xem là hộ sản xuất mì sợi lớn nhất thôn. Giaình anh Tr. trung bình mỗi ngày làm ra 3 - 4 t mì sợi. Tiây, từngống mì sợiược vứt thẳng xuống nền nhà bẩn thỉu, ẩm ướt. Không hề ái ngi với những hình ảnhang bày ra trước mắt, anh Tr. vừa quảng bá về thương hiệu mì vừa nhanh tay vuốt, trải sợi mì raất rồi gom thành từng bó. Sauó các bó mìường trùng qua một thùng nước có màu nâuục.
Chốc chốc anh li sốc những bao bột mìãược ủ,ổ xuống nhà, dùng chânp tan những cục bột vónể chuẩn bị cho lô mì tiếp theo. Anh cho biết vì mối hàng nhiều nên không làm kiểu "khẩn trương" thế này thì không thể kịp hàng.
Dọc thôn Sui là một hàng dài những dây mìược phơi trải dài trên những thanh sắt ngay trên con mương nước bẩn với nhiều rác rưởi bên dưới. Mì cònược phơi dọcườngi, sát mặtất ngày mưa thì nhầy nhụa bùn, ngày nắng thì bụi bủa vây. Những khi có xe phóng qua, từngám bụiường li theo gió mà bám vào cả dãy mìang giăng phía trên.
Quy trình sản suất mì sợi hiện nay ở Đinh Xá qua quan sát bằng mắt thường có thể thấy rất mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mong rằng cơ quan chức năng và chính quyềnịa phương có những chấn chỉnh kịp thờiể không làm mấti "tiếng thơm" mì sợi Đinh Xá.
Một số hình ảnh về quy trình làm mì sợi ở Đinh Xá:
Khu sản xuất nhếch nhác, dụng cụ dơ bẩn ...
Thùng nước trùng mì vàng ố.
Đổ mì raất vắt cho... nhanh
Phơi mì sát miệng dòng nước bẩn
Giăng sát conườngất
Lẫn với những bụi cây di.
Theo Dân Trí
Gia Lai: Chế biến thực phẩm thối bán cho nhà hàng, quán nhậu Ngày 9/5, Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Gia Lai đã bất ngờ kiểm tra và bắt quả tang gia đình bà Võ Thị Bé (phường Thắng Lợi, TP Pleiku) chứa nhiều xương bò đang phân hủy, bốc mùi hôi thối. Xương bò được sơ chế rất mất vệ sinh Trên đống xương này, giòi bọ, ruồi nhặng lúc nhúc...rất mất vệ...