Người đàn ông xa nhà, về thì anh trai ra đi vẫn chưa hết sốc
Việc mất đi một thành viên trong gia đình luôn là cú sốc lớn và để lại nhiều tác động về mặt tinh thần.
Không có nỗi đau nào bằng cảm giác phải chia ly với người mình thương yêu.
Gần đây, mạng xã hội chia sẻ rần rần hình ảnh người em trai khóc nấc, liên tục hỏi mọi người “vì sao” sau nhiều năm về thăm nhà nhưng anh trai lại không còn nữa khiến nhiều người xót xa.
Em trai khóc nấc khi anh mất sau nhiều năm về thăm nhà. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Người em trai liên tục mếu máo, thắc mắc không hiểu vì lý do gì mà anh mất. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Chia sẻ với chúng tôi, cháu gái của người đàn ông trong đoạn video cho biết: “Chú mình tên Hồ Duy Khanh, năm nay 41 tuổi. Gia đình có 9 người con, 6 người con trai và 3 người con gái. Chú là người con thứ 8 trong nhà, còn người đã khuất là anh trai thứ 5″.
Tháng 11/2021, anh trai chú Khanh không may mắc Covid-19 mà ra đi. Vì điều kiện không cho phép, nên mỗi tháng chú Khanh chỉ có thể gọi điện về nhà một lần, mỗi lần chỉ kịp hỏi han vài câu.
Vì hoàn cảnh nên người đàn ông không thể liên lạc về cho gia đình thường xuyên. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Trước sự quan tâm của nhiều người, cháu gái của người đàn ông cho biết: “Do lỗi lầm trong quá khứ mà chú mình phải đi cải tạo 4 năm xa nhà. Gia đình không muốn chú bị ảnh hưởng tâm lý nên mới giấu tin buồn như vậy”.
Ngày 10/11 vừa qua là lúc chú Khanh được đoàn tụ, trở về với gia đình. Bạn bè người thân đi đón trong sự vui vẻ phấn khởi. Thế nhưng, niềm vui chưa được bao lâu, khi bước chân đến nhà là nỗi buồn ập xuống khi chú nhận tin anh trai mình đã không còn trên cuộc đời này.
Giây phút vui vẻ khi được gặp lại bạn bè người thân. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Người đàn ông liên tục cười tươi ngày đoàn tụ. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Niềm vui chưa được bao lâu thì đã dập tắt khi hay tin người anh trai thân yêu của mình không còn nữa. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Đến hiện tại chú vẫn chưa hết buồn bã vì sự mất mát quá lớn, người cháu nói thêm: “Từ hôm đó đến giờ chú bệnh, nằm li bì suốt ở nhà, nhìn xót và buồn nhiều lắm. Nhớ lại kỉ niệm ngày xưa khi anh trai còn sống, 2 gia đình sát vách, chung vườn chung sân, chiều nào cũng qua nhà trò chuyện, ngày ngày qua thăm mộ anh trai nhớ lại mà xót xa”. Thời gian gần đây, bạn bè người thân cũng đến an ủi, động viên và hỏi thăm chú nhiều, mong rằng sắp tới chú sẽ vực dậy, ổn định tinh thần để bước tiếp.
Dù được mọi người động viên, an ủi nhưng hiện tại chú vẫn còn buồn nhiều vì sự mất mát quá lớn này. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Ngày ngày qua thăm mộ anh, nhớ lại kỉ niệm anh em từng trải qua khiến chú không khỏi đau lòng. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.A.M.L)
Clip: Người em trai vẫn chưa hết đau lòng bởi sự ra đi của anh mình. (Nguồn: TikTok H.A.M.L)
Khi được hỏi về dự định tương lai, người nhà chú cho biết: “Một thời gian nữa, khi chú ổn định tinh thần thì sẽ tiếp tục theo nghề buôn bán cùng với gia đình “.
Đáng ra đây phải là ngày hạnh phúc nhất của người đàn ông sau nhiều năm xa cách gia đình, thế nhưng cuối cùng lại chỉ toàn là nước mắt và sự đau lòng. Mong rằng chú sẽ sớm vượt qua khó khăn, có một cuộc sống tốt để anh mình có thể an tâm yên nghỉ.
Trong cuộc sống, chẳng thê lường trước được điều gì. Có thể hôm qua ta cảm thấy thật hạnh phúc và may mắn, hôm nay lại đã gặp phải chuyện xui xẻo, không hay khiến mình mệt mỏi, bât lực.
Không biết ngày mai sẽ thế nào, vây nên mọi người hãy cố gắng sống thật vui vẻ và hết mình yêu thương, trân trọng từng phút giây còn được sống cạnh người thân, để không bao giờ phải hối hận vì những gì đã qua hay những gì chưa làm được.
Cụ bà neo đơn ngủ trong nghĩa địa, tối đến vái lạy xin phép người đã khuất
Suốt 10 năm kể từ khi người chồng qua đời, cụ bà không người thân, không con cái, xách hành lý lang thang khắp nơi rồi quyết định nương nhờ cạnh ngôi mộ.
Đó là hoàn cảnh của bà Ngô Thị Thuận (77 tuổi, quê gốc người Bình Trị Thiên). Dù tuổi đã cao nhưng bà Thuận không con cái, không nhà cửa ngày ngày sống lang thang vất vưởng ai cho gì ăn nấy, tối đến về khu ngôi mộ che bạt ngủ.
Cụ bà có gia cảnh vô cùng éo le. Như bao người, đến tuổi dựng vợ gả chồng bà cũng tìm được bến đỗ với một người chồng hiền lành, chịu khó. Quê nhà khó khăn, vợ chồng bà Thuận dắt díu nhau lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai. Thiếu thốn vật chật đã đành, vợ chồng bà Thuận cũng không có với nhau nổi mụn con.
Lên đất Sài Gòn phồn hoa đô hội, chồng bà xin làm thuê tỉa cây kiểng cho một người chủ ở quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức). Bà cũng theo ông quét dọn nhổ cỏ, tưới nước. Hai vợ chồng cứ thế lam lũ, tằn tiện sống qua ngày. Nhưng số phận thật không may, chồng bà bỗng đổ bệnh qua đời vào năm 2012. Sau khi lo mai táng, gửi tro cốt của chồng nương nhờ nơi cửa Phật, bà quay lại làm việc thì người chủ không nhận nữa.
Cụ Thuận sống ở cạnh ngôi mộ
Không công ăn việc làm, không nhà cửa, người thân ở quê nhà cũng chẳng còn một ai, bà Thuận xách hành lý lang thang khắp nơi, nay đây mai đó. Gặp chỗ nào bà ngã lưng qua đêm ở đó. Cứ thế suốt 10 năm kể từ ngày chồng mất, bà Thuận sống lui thủi, neo đơn một mình ở đất Sài thành.
Thương cảnh cụ bà lớn tuổi không chốn dung thân, bữa đói bữa no, đôi vợ chồng buôn bán ve chai đưa bà về sống cạnh khu nghĩa địa, cạnh ngôi mộ có mái hiên che, ngày ngày giúp bà bữa cơm, nước uống. Như gặp được cứu tinh, bà che bạt sống qua ngày cạnh mộ người đã khuất.
Ai thấy cũng sợ nhưng với bà Thuận có chỗ ăn, chỗ ở không phải lang thang vô định là đã tốt lắm rồi. "Nhất lý nhì lỳ, thứ ba liều mạng. Ngày người ta thương cho ăn cơm, đêm tôi lại ra nằm đây. Có ai dám ôm mộ ngủ như tôi đâu. Người chết cũng như người sống, tối ngủ mình cũng phải vái lạy xin phép họ. Giờ sa cơ lỡ vận nên ăn nhờ ở đậu cả chỗ của người đã khuất", bà Thuận nói.
Hồi còn trẻ do làm việc cực khổ, về già sức khỏe của bà Thuận như ngọn cây trước gió. Đôi chân phiêu bạt khắp đó đây giờ run rẩy không đi nổi. Nhiều lần bà nghĩ đến việc đi bán vé số hay làm công việc gì đó nhưng sức khỏe không đảm bảo.
Trong lần đi quay video về các trường hợp khó khăn, một mạnh thường quân đã bắt gặp hoàn cảnh "lạ lùng" của cụ Thuận. Thấy cụ bà tóc bạc phơ sống quanh quẩn bên ngôi mộ, anh đến hỏi thăm thì biết được tất cả câu chuyện.
Khi mạnh thường quân ngỏ ý giúp thuê cho cụ căn phòng trọ thì cụ Thuận trầm ngâm tiết lộ mong ước duy nhất của mình là có nơi nương tựa tuổi già, không phải chịu cảnh màn trời chiếu đất như hiện tại.
Cụ Thuận được mạnh thường quân đưa đến mái ấm ở Vĩnh Long
Sau khi suy tính, mạnh thường quân đã giúp bà đến cư trú tại mái ấm ở Vĩnh Long. Nơi đây là căn nhà được đôi vợ chồng tốt bụng kêu gọi xây dựng để cưu mang những hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật cùng khổ trong xã hội. Ở đây, bà Thuận được bố trí chỗ ở, lo ăn uống hàng ngày.
khi bước vào căn nhà chung này, bà cụ rất thích chỗ ở mới này. Như vậy sau thời gian lang thang ngoài đường chịu cảnh sương gió thì nay bà cụ đã có được chỗ để yên thân, không còn cảnh mưa gió lạnh lẽo.
Nguồn: Khám phá vùng quê
Mùng 1 Tết của mẹ bé V.A là cắm hoa trên bàn thờ con, lần đầu lộ diện sau 6 tuần bi kịch Ngày Tết, nhà ai cũng sum họp, vui vầy bên nhau, còn với mẹ bé V.A, cô bé 8 tuổi bị bạo hành, là ngày nỗi đau được khoét sâu... Tết Nguyên đán là dịp rất quan trọng với người Việt, là dịp để người ta ngồi lại bên nhau, ôn cố tri tân, gạt bỏ những phiền lo và hướng về tương...