Người đàn ông Việt cưu mang cả dòng họ trên đất Úc
Nhìn thành quả của anh chị hôm nay mới thấy những nỗ lực của một gia đình trên đất khách. Anh Nghĩa cho chúng tôi biết, ngoài vợ chồng anh và vợ chồng đứa con trai lớn, 5 người còn lại cũng là người thân trong dòng tộc.
Chiếc xe vẫn bon bon trên con đường trong trang trại. Những liếp cây tươi xanh luôn đập vào mắt chúng tôi. Anh Hà Hữu Nghĩa (một người Việt định cư ở Australia từ năm 1993) vẫn vui tiếp tục trò chuyện. Anh nói, được xanh tốt như thế cũng phải nhờ vào phân bón là chính.
“Nhất nước nhì phân”…
Anh diễn giải cho chúng tôi hiểu, anh dùng cả phân hữu cơ và phân hóa học. Tất cả các loại phân này đều có nhãn hiệu và được chế biến rất an toàn.
Đất sau khi làm tơi ra được bón lót bằng một loại phân hữu cơ (thường là phân bò hoặc phân gà) kèm thêm một ít phân lân. Cây được trồng xuống sẽ hấp thu dưỡng chất từ phân hữu cơ và rễ sẽ cứng hơn nhờ phân lân.
Cây phát triển được một ít bón tiếp một ít Urê giúp tốt lá và lớn nhanh. Khi cây bắt đầu ra hoa sẽ tăng cường Kali hoặc Calcinit giúp đậu trái và tốt trái.
Anh Nghĩa cho biết thêm, trong cách trồng cây ở Úc, nhờ vào chất đất nên việc bón thêm phân không quá quan trọng. Cũng giống như ở VN mình ông bà thường nói, nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.
Thăm trang trại dưa leo trên đất Úc
Điều quan trọng vẫn là nước. Nước ở đây được anh bơm tưới rất đều đặn và đất không bao giờ bị khô. Cũng chính nhờ vậy mà cây trồng của anh lúc nào cũng tươi xanh.
Xe dừng trước một nhà kho. Anh mời chúng tôi xuống tham quan. Anh có cả một kho phân và thuốc. Phân vào bao được chất thành từng chồng và thuốc được bảo quản cẩn thận. Cả phân và thuốc đều phải sử dụng đúng theo qui định.
Trong những trường hợp cần một loại thuốc đặc biệt nào phải có ý kiến của kỹ sư chuyên về trồng trọt mới được mua. Thậm chí, có những loại thuốc muốn mua phải có giấy phép…
Với diện tích cây trồng rộng lớn như thế, việc phun thuốc phải nhờ vào cơ giới. Xe len lõi vào giữa hai hàng liếp và phun từ gốc đến ngọn.
Video đang HOT
Ở đâu cũng thế, người nông dân luôn một nắng hai sương. Bên ngoài anh Nghĩa đang chuẩn bị phân để bón lót cho đợt cây trồng mới thì bên trong nhà kho lạnh, chị Trang Nguyễn đang săm soi từng trái dưa để xếp vào thùng.
Chị Trang cho biết, những trái dưa này sẽ được chuyển đến Sydney bằng xe tải với giá 163 đô Úc/tấn. Mỗi thùng như thế sẽ được giao giá sỉ là 55$/thùng. Trong thời điểm năng suất cao mỗi ngày có thể giao hơn 250 thùng nhưng hiện nay chỉ hơn 100 thùng/ngày.
Xe phun thuốc trừ sâu
Ở quê nhà, anh chị không phải là những nông dân thứ thiệt. Thế mà nơi đất khách, bằng tất cả sức lực, tâm huyết, suốt ngày họ lăn lộn cùng với những bạn đồng hương trên những liếp dưa, liếp đậu. Những gì họ có được ngày hôm nay phải tính bằng cả mồ hôi và nước mắt.
Gian nan trang trại
Nhìn thành quả của anh chị hôm nay mới thấy những nỗ lực của một gia đình trên đất khách. Anh Nghĩa cho chúng tôi biết, ngoài vợ chồng anh và vợ chồng đứa con trai lớn, 5 người còn lại cũng là người thân trong dòng tộc.
Những năm đầu đến Úc, vợ chồng sống bằng nghề làm bánh mì. Từ đôi bàn tay trắng, anh đã gây dựng được cơ nghiệp vững chãi. Anh mở cơ sở làm bánh và cung cấp bánh trên diện rộng. Công cuộc làm ăn ngày một phát đạt.
Dưa mới thu hoạch chuẩn bị vào thùng
11 năm trước, người thân anh ở Úc khá nhiều, gặp khó khăn trong sinh kế. Anh thuê một trang trại và giao cho người chị vợ quản lý. Ngoài những người trong gia đình ra, anh còn phải thuê thêm nhiều người ngoài vào làm.
Trang trại hoạt động kém hiệu quả. Nhiều năm như thế, lợi nhuận từ lò bánh anh phải đem trang trải cho trang trại. Nguyên nhân cũng chỉ vì người chị vợ thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên bị nhiều nhân công qua mặt. “Sự việc đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại”, anh Nghĩa nói.
Sau đó, anh nghỉ làm bánh và trực tiếp làm trang trại. Bước vào lĩnh vực mới, anh cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm. Anh rút ra được, ngoài nguyên nhân chủ yếu do người làm, một nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng trang trại bị lỗ là thiếu nước tưới.
Nơi đây không có giếng nên anh phải mua nước với chi phí khá cao. Anh đành phải rời nơi đây và thuê lại trang trại H. Fresh qui mô nhỏ hơn nhưng có đầy đủ nước với giá 30.000 đô Úc/năm.
Thấm thoát đã 4 năm. Với 19 ha, H. Fresh không phải là một trang trại lớn nhưng với tâm huyết và sức lực anh chị Nghĩa đã có những thành quả nhất định và giúp được người thân có cuộc sống tốt đẹp.
Chi Trang Nguyễn và những thùng dưa
Làm nông dân ở Úc, người Việt Nam được lơi thế hơn người bản xứ bởi họ quen làm bằng tay chân. Nghề nông thì ở đâu cũng khổ. Cái khổ sẽ được đền bù xứng đáng nếu ta chuyên cần và nhẫn nại.
Chúng tôi chào từ giã anh chị. Anh cho biết thêm, lợi nhuận từ trang trại cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Có làm tới đâu lời lãi cũng chỉ chừng ấy thôi bởi lớn thuyền thì lớn sóng.
Sắp tới có lẽ anh sẽ giao lại trang trại này để trở về với nghề bánh. Dẫu sao, anh cũng không quên được những luống cày, những cây trái bởi chúng đã gắn bó với anh suốt thời gian dài.
Trần Chánh Nghĩa
Theo VNN
Shadowing - kỹ thuật hữu ích trong học tiếng Anh
"Shadowing" giúp bạn cảm nhận được đầy đủ giai điệu, tốc độ nói của người bản xứ nhưng cũng gây một số khó khăn.
Bạn từng nghe nói về "shadowing" trong luyện nói tiếng Anh và tính hiệu quả của nó. Trong bài viết này, thầy giáo Quang Nguyen sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và cảm nhận khi áp dụng phương pháp luyện nghe - nói này.
Mỗi ngôn ngữ có một nhạc điệu riêng và rất khó để cảm nhận được "âm nhạc" mà không nghe. "Shadowing" giống như bạn đeo tai nghe vào, và hát theo một bài nói của người bản xứ vậy.
Điểm lợi lớn nhất của việc "shadowing" - nhắc lại ngay lập tức từng từ mà người học nghe được - là giúp bạn cảm nhận được đầy đủ nhất về mức độ và cách thức lên xuống (intonation), giai điệu (rhythm)... và đặc biệt là tốc độ nói của người bản xứ. Việc làm quen với các yếu tố trên sẽ giúp người đọc có xu hướng trôi chảy và tự tin hơn khi nói bằng tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào khác sau này.
Ảnh: Jagran
Tuy nhiên, khi thực hành "shadowing", các bạn có thể gặp một số khó khăn. Đầu tiên là tốc độ nói, đặc biệt khi các bạn cố gắng "shadow" các tài liệu "authentic" (nghe ở tốc độ tự nhiên).
Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, mặc dù tài liệu "authentic" luôn là tối ưu, rõ ràng là các bạn nên lựa chọn tài liệu nghe phù hợp. Những học viên ở trình độ thấp nên bắt đầu từ những tài liệu căn bản.
Thứ hai, nếu trình độ của bạn thực sự phù hợp và vẫn không "shadow" kịp, mình có một bí quyết - "rhythm". Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ được gọi là "stress-timed language", tức là thời gian đọc một câu được tính tương đương với thời gian đọc các âm tiết được nhấn trong câu đó. Các âm tiết không được nhấn sẽ được giảm lược và đọc ngắn, nhẹ đi để phù hợp với "giai điệu" (rhythm) tổng thể của cả câu.
Ví dụ, hai câu "Cats catch mice" và "The cats have been catching the mice".
Nếu đọc theo kiểu tiếng Việt, câu sau sẽ có thời gian đọc gần gấp 3 lần câu trước (8 so với 3 âm tiết). Nhưng trong tiếng Anh, thời gian đọc tương đương nhau.
Để luyện được cách đọc giảm các âm không nhấn chính xác, có lẽ cần thời gian. Nhưng mình có một lời khuyên là hãy chỉ tập trung vào các âm tiết được nhấn.
Khi đã nắm bắt về mặt nguyên tắc và luyện tập thường xuyên, sau một thời gian, bạn sẽ thấy thoải mái hơn về tốc độ nói khi luyện "shadowing".
Khó khăn tiếp theo bạn gặp phải là âm. Khi "shadow", bạn thực sự cố gắng nhắc lại chính xác những gì người bản xứ vừa nói, nhưng sự thực không hẳn như thế. Do hệ thống âm tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau, khi nghe, não của bạn sẽ có xu hướng "lọc" các âm tiếng Anh và biến thành những âm quen thuộc.
Kết quả là, khi nghe "It's nice to see you tonight at nine" bạn có thể nói thành "ịt nái tù si dìu tù nai ất nai". Rất khó hiểu nó là gì. Vấn đề này được giải quyết rất đơn giản bằng cách làm quen với hai thứ: bảng IPA tiếng Anh và âm cuối trong tiếng Anh.
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, mình thấy khó khăn nữa là đôi khi bạn "shadow" mà chẳng hiểu gì hết. Thi thoảng lái xe trên đường mình thường bật đài lên nghe và "shadow" theo. Cảm nhận của mình là khi bắt đầu "shadow", não bớt tập trung vào việc nghe hiểu hơn mà tập trung vào từ khóa, nhấn lên xuống... Bình thường nghe đài không vấn đề gì, mà lúc "shadow" (đặc biệt nói to thay vì chỉ chuyển động miệng theo đài) thì chỉ nghe được khoảng 70-80%.
Vì vậy theo mình, nếu bạn muốn luyện nói, bạn nên "shadow". Còn nếu muốn luyện nghe, thì ngồi tập trung mà nghe, sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Cuối cùng, mục tiêu của "shadowing" là để nói tự nhiên và trôi chảy hơn, nhằm phục vụ giao tiếp. Nhưng giao tiếp mới là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất. Nếu bạn có một tiếng và được lựa chọn giữa "shadowing" và giao tiếp với một người giỏi tiếng Anh, hãy lựa chọn cách thứ hai, vì đó luôn là cách nhanh và hiệu quả nhất để bạn nắm được ngôn ngữ này.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Rào cản khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh Người Mỹ chỉ nói rõ ràng những từ khóa trong câu, thường xuyên nối âm hoặc nuốt âm, khiến người học tiếng Anh gặp nhiều khó khăn. Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ về vấn đề nhiều người học tiếng Anh mắc phải trong giao tiếp. Hôm nay, cả nhà mình được mời đi ăn "party" ở nhà một người bạn ở Mỹ....