Người đàn ông và phút đối đầu 4 tên cướp mang vũ khí
Phát hiện nạn nhân là cô gái trẻ người đầy máu, bò lết dưới đường, bên trên là “ bầy sói” dữ tay lăm lăm mã tấu, ông Nỡ đã không thể bỏ qua. Người đàn ông ấy đã dừng lại đối đầu với lũ cướp.
Rạng sáng 25/11, sau gần trọn đêm giúp đỡ cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thúy (nạn nhân bị nhóm cướp chém đứt lìa cánh tay) đến bệnh viện và bàn giao lại cho gia đình nạn nhân, ông Đặng Văn Nỡ (42 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) chỉ chợp mắt được vài giờ rồi lại thức dậy phụ vợ cho ngày buôn bán mới.
Nỗi thất vọng của ông Nỡ về sự vô cảm của mọi người trước tai họa của đồng loại. (Mặt nhân vật chính được che mờ vì lý do an toàn)
Không muốn nói về những việc đã qua nhưng trước sự nài nỉ của phóng viên mong được gặp và nghe ông kể lại giây phút nguy hiểm đối đầu với 4 tên cướp có hung khí, ông đã đồng ý kể lại câu chuyện mà theo ông là “chuyện bình thường thôi mà”.
Vụ cướp gây án kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ thực tế không hề “bình thường” mà khiến ai nghe cũng sởn da gà. Ông Nỡ nhớ lại: Đêm 24/11, trên đường đi bán hàng về nhà, khi vừa đổ dốc cầu Phú Mỹ, trong ánh đèn đường lờ mờ, ông thấy một cô gái còn rất trẻ đang bò lết dưới đường, trên người đầy máu, cạnh đó là chiếc xe SH đã đổ, xung quanh là 4 thanh niên tuổi từ 25 đến 30 đang lăm lăm vũ khí.
Hiểu rằng đây là một vụ chém người cướp của, ông vội ra tín hiệu cho một số xe trên đường dừng lại cùng ứng cứu nạn nhân nhưng không một xe nào dừng lại. Không thể nhẫn tâm bỏ đi, ông liền tấp xe vào hỏi lớn bọn cướp: “Tụi bây làm gì đó?”. Lập tức 1 tên trong nhóm la to: “Hỏi cái gì!” rồi lao ra dùng mã tấu đuổi chém ông Nỡ.
Ông Nỡ vội rẽ sang trái, qua hướng đường ngược lại rồi chạy đến chốt bảo vệ (chưa xác định rõ là dân phòng hay bảo vệ dân phố; cách hiện trường khoảng vài trăm mét). Tại đây có 2 bảo vệ đang trực, ông Nỡ báo qua sự việc rồi tiếp tục quay lại hiện trường, dù biết vô cùng nguy hiểm.
“Nghĩ đến cô gái trẻ đáng tuổi con gái mình đang quằn quại trên đường cùng lũ cướp, dù biết chắc là rất nguy hiểm nhưng tôi không nỡ bỏ mặc nạn nhân nên quyết quay trở lại”, ông Nỡ chia sẻ.
Chính nhờ sự gan dạ của ông mà nhóm cướp không thực hiện được ý đồ cướp xe của chúng. Sợ bị truy đuổi, chúng vội lên xe tẩu thoát sau khi lấy được chiếc giỏ xách chứa hơn 5 triệu đồng của nạn nhân.
Video đang HOT
Nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Thúy đang điều trị tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM
Lúc này, khi bọn cướp đã bỏ đi, nhiều người dân mới dừng lại xôn xao bàn tán. Cô gái đang trong tình thế rất nguy hiểm, máu tuôn xối xả từ cánh tay bị đứt lìa, ông Nỡ nhanh chóng lấy áo của mình bó chặt vết thương cho nạn nhân rồi đưa cô gái lên xe đi cấp cứu.
“Lúc này dù có nhiều người đứng xem, tôi đã nhờ người phụ đưa nạn nhân vào bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. Không thể để trễ hơn, tôi đã một tay điều khiển xe, một tay quàng ra sau ôm nạn nhân, miệng la to cho mọi người tránh đường để đưa cô gái vào bệnh viện quận 2 cấp cứu”, ông Nỡ bức xúc kể lại sự vô cảm của những người hiếu kỳ.
Tại bệnh viện quận, ông Nỡ tiếp tục ở lại lo cho nạn nhân. Sau khi được sơ cứu, nạn nhân được chuyển về Bệnh viện Nhân dân Gia Định rồi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, lần nào cũng có ông Nỡ theo sát. Đến nửa đêm, khi người nhà cô gái đã có mặt ở bệnh viện, ông Nỡ mới yên tâm trở về nhà, lúc này tiếng gà đã bắt đầu gáy sáng.
Liên quan đến vụ án, ngay trong ngày 25/11, Công an quận 2 và Công an huyện Nhà Bè (TPHCM) đã bắt giữ 4 nghi can khi chúng đang lẩn trốn tại một khách sạn ở huyện Bình Chánh. Các đối tượng gồm: Trần Văn Luộng (24 tuổi), Hùng Thanh Sơn (30 tuổi, cùng ngụ huyện Bình Chánh), Nguyễn Hoàng Phương (19 tuổi), Hồ Huy Trúc (19 tuổi, cùng ngụ tỉnh Ninh Thuận).
Bước đầu tại CQĐT, cả 4 khai nhận đã gây ra nhiều vụ cướp trên địa bàn huyện Nhà Bè, quận 2, trong đó có một vụ chém người để cướp tài sản cũng tại gần vị trí chị Thúy bị chém.
Theo một cán bộ điều tra, băng cướp này đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng Công an liên quận vì thủ đoạn gây án vô cùng liều lĩnh, dã man, thường dùng dao chém phủ đầu để cướp tài sản dù nạn nhân chưa kịp phản ứng.
Theo Dantri
Dân phòng cần được học về pháp luật
Nhiều người dân thắc mắc về quyền hạn của Dân phòng, muốn biết họ có được phép dừng phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ người, giấy tờ phương tiện, tham gia cưỡng chế đất đai, bắt giữ người không...
PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với luật sư - thạc sỹ Phạm Văn Phất (Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh).
Ảnh minh họa.
Thưa luật sư, Dân phòng, Bảo vệ dân phố, Dân quân tự vệ là một?
Không phải. Quy định pháp luật về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức... của các lực lượng này khác nhau.
Dân phòng chủ yếu được quy định tại Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC); Bảo vệ dân phố được quy định tại Nghị định 38 của Chính phủ; còn Dân quân tự vệ được quy định tại Luật Dân quân tự vệ.
Nhiều người nhận xét pháp luật về Dân phòng chưa rõ ràng?
Theo các văn bản pháp quy đã nêu, các lực lượng trên không phải là công chức, viên chức, mà là các lực lượng quần chúng, được hình thành và hoạt động ngay tại địa phương nơi họ cư trú.
Dân phòng chủ yếu tham gia PCCC; Bảo vệ dân phố tham gia giữ gìn an ninh trật tự; Dân quân tự vệ tham gia chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước.
Theo tôi, đúng là đang thiếu sự phân định rạch ròi giữa Dân phòng và Bảo vệ dân phố. Dân phòng hiện đang hoạt động theo cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố.
Dân phòng, Bảo vệ dân phố có được dừng phương tiện, kiểm tra giấy tờ người, giấy tờ xe, có được phép bắt giữ người không?
Dân phòng, Bảo vệ dân phố không được dừng phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ người và phương tiện.
Họ chỉ được phép hỗ trợ các lực lượng chức năng như cảnh sát PCCC, cảnh sát giao thông thực hiện các công việc PCCC, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự.
Dân phòng, Bảo vệ dân phố không có quyền bắt người, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đối tượng bị truy nã.
Có ý kiến cho rằng nên có luật chung cho Dân phòng và Bảo vệ dân phố.
Tôi ủng hộ việc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng đó trong một văn bản pháp quy cụ thể.
Khi đó, Dân phòng, Bảo vệ dân phố mới phát huy được vai trò tham gia giữ gìn an ninh trật tự, mới hạn chế được những vi phạm, lạm quyền...
Muốn vậy, cần quy định người tham gia Dân phòng, Bảo vệ dân phố nhất thiết phải được học khóa học về pháp luật; họ phải có kiến thức tối thiểu về các luật, bộ luật cần thiết cho công việc của họ, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật PCCC, Luật Giao thông đường bộ?
Theo Tiền phong
Rèn chữ, rèn nết người Từ những con chữ vô hồn, khô khốc, dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của cô giáo Mai Đông đã trở thành những bài diễn ca, giúp học sinh dễ đọc, dễ hiểu hơn. Cô giáo Đặng Mai Đông. Cô giáo Đặng Mai Đông sinh năm 1965 tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Năm 1990, cô chuyển về...