Người đàn ông tử vong do ung thư đại trực tràng nhưng dấu hiệu cảnh báo trước đó mới là điều mọi người cần cảnh giác
Bệnh nhân mắc chứng di căn da, xảy ra ở khoảng 6% bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Và đây là dấu hiệu tiên lượng xấu ở bệnh nhân ung thư trực tràng.
Di căn da ở người đàn ông là dấu hiệu cảnh báo sớm tử vong khi đang bị ung thư đại trực tràng
Theo một báo cáo trường hợp mới từ BMJ, một người đàn ông 35 tuổi ở Ấn Độ đã tử vong sau khi bị ung thư trực tràng di căn vào da. Bệnh nhân bị ung thư trực tràng gọi là ung thư biểu mô niêm mạc, đó là khi một khối u bao gồm một phần bởi mucin, một hợp chất được tìm thấy trong chất nhầy.
Theo một báo cáo trường hợp mới từ BMJ, một người đàn ông 35 tuổi ở Ấn Độ đã tử vong sau khi bị ung thư trực tràng di căn vào da.
Bệnh ung thư của người đàn ông này ban đầu được điều trị bằng một cuộc phẫu thuật gọi là phẫu thuật cắt bỏ nội soi ổ bụng. Thủ tục này được sử dụng để điều trị ung thư ở hậu môn và trực tràng gần với cơ thắt và liên quan đến việc loại bỏ hậu môn, trực tràng và một phần của ruột già thông qua nhiều vết mổ nhỏ.
Theo báo cáo trường hợp, hai loại thuốc hóa trị liệu là capecitabine và oxaliplatin được khuyên dùng sau phẫu thuật cho bệnh nhân này, nhưng ông đã quyết định không dùng các loại thuốc này vì quá tốn kém.
Bệnh nhân quay trở lại gặp bác sĩ sau 2 tháng phẫu thuật với con đau ở bụng trên và tổn thương trên cơ thể. Đây là “những tổn thương da sần sùi, chắc chắn, phân bố rõ trên mặt, ngực, bụng và lưng”, báo cáo giải thích.
Sau khi xem xét lịch sử ung thư của bệnh nhân và các triệu chứng hiện tại, các bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư di căn đã di căn sang da, được gọi là di căn da, từ trực tràng.
Chụp CT cho thấy hai tổn thương ở thùy trái của gan bệnh nhân và các tổn thương cũng được tìm thấy trong thành bụng. Sinh thiết một trong những tổn thương trên da của bệnh nhân xác nhận rằng ung thư biểu mô tuyến nhầy đã di căn lên da. Bệnh nhân tử vong sau 3 tháng vì lựa chọn không mua thuốc điều trị thêm.
Báo cáo nhận đinh, sự lây lan của bệnh ung thư đại trực tràng đến da rất hiếm gặp. Khi xảy ra, nó thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư phổi. Mặc dù vậy, điều này xảy ra với 6% bệnh nhân ung thư đại trực tràng. hành bụng là vị trí phổ biến nhất của di căn da ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Sự lây lan của bệnh ung thư đại trực tràng đến da rất hiếm gặp.
Báo cáo lưu ý, sự lây lan của ung thư đến da thường xảy ra bằng cách tĩnh mạch hoặc hệ bạch huyết. Nó “thường được phát hiện vài năm sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát, khoảng thời gian trung bình là 33 tháng”, các tác giả viết.
Họ cảnh báo rằng các bác sĩ nên đánh giá bất kỳ cục u nào trên da mà bệnh nhân đã được điều trị ung thư trực tràng. “Bất kỳ nốt sần ở da trong một trường hợp sau phẫu thuật của trực tràng adenocarcinoma nên được đánh giá kỹ lưỡng vì nó có thể là dấu hiệu tái phát sớm nhất”, báo cáo cho biết. Chưa hết, di căn da thường là một dấu hiệu cảnh báo tiên lượng xấu ở bệnh nhân ung thư dù là xa xôi.
Video đang HOT
Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư đại trực tràng
Theo Mayoclinic, ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột, hầu hết bắt đầu từ những khối tế bào nhỏ, lành tính được gọi là polyp adenomatous. Theo thời gian một số polyp này có thể trở thành ung thư ruột. Các bác sĩ thường khuyên mọi người nên kiểm tra sàng lọc thường xuyên để giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết bằng cách xác định và loại bỏ polyp trước khi chúng biến thành ung thư.
Những triệu chứng cũng như dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón hoặc thay đổi tính nhất quán của phân, kéo dài hơn 4 tuần.
- Xuất huyết trực tràng hoặc xuất hiện máu trong phân.
- Khó chịu ở bụng dai dẳng, như chuột rút, đầy khí hoặc đau.
- Cảm giác ruột luôn đầy, không hoàn toàn trống rỗng.
- Yếu hoặc mệt mỏi.
- Giảm cân không rõ lý do.
Khi bỗng nhiên giảm cân không rõ lý do, bạn cần hết sức cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.
Nhiều người bị ung thư đại trực tràng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể sẽ thay đổi, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của ung thư trong ruột bạn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ? Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của ung thư đại trực tràng vừa nói trên, đừng ngần ngại đặt lịch hẹn với bác sĩ. Nói chuyện với bác sĩ về thời điểm bạn nên bắt đầu sàng lọc ung thư ruột kết. Các hướng dẫn thường khuyến nghị sàng lọc ung thư ruột kết bắt đầu ở tuổi 50. Bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc thường xuyên hơn hoặc sớm hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nguồn: Health, Mayoclinic
Nghiệt ngã ung thư: Những sai lầm khiến bệnh trở nên... 'hết thuốc chữa'
Điều nghiệt ngã của ung thư không phải do bệnh không thể chữa mà đến từ những quan điểm sai lầm khiến người bệnh được điều trị quá trễ.
Nội soi phát hiện sớm ung thư đại trực tràng - ẢNH: NAM SƠN
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới. Hằng năm, số lượng người mới mắc các căn bệnh ung thư không ngừng tăng lên và 1/2 trong số này tử vong.
Tuy nhiên, điều "nghiệt ngã" của ung thư không phải do bệnh không thể chữa mà đến từ những quan điểm sai lầm khiến người bệnh được điều trị quá trễ.
"Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tại nước ta còn cao hơn các nước đã phát triển phần lớn là từ những nhận thức không đúng, thậm chí sai lầm của người dân về loại bệnh này"
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Nhắc đến bệnh ung thư ai cũng sợ và có suy nghĩ "y học hiện nay vẫn chưa thể chữa được bệnh ung thư". Tuy nhiên, điều sai lầm là "ung thư" không phải là tên của một bệnh, mà nó là tên chung của hơn 100 bệnh. Tức có đến hơn 100 loại ung thư.
Y học phát triển, có những bệnh ung thư đã có thể chữa khỏi, có loại chưa, vẫn cần thời gian để nghiên cứu. Thế nên, đừng cứ sợ một "ông kẹ" mang tên ung thư!
"Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tại nước ta còn cao hơn các nước đã phát triển phần lớn là từ những nhận thức không đúng, thậm chí sai lầm của người dân Việt Nam về loại bệnh này", bác sĩ Tiến đánh giá.
Đi lòng vòng, bệnh "hết thuốc"
Bà C.H.A (46 tuổi) phát hiện ra mình bị ung thư đại trực tràng. Khi đó, bà A. đã nhờ bác sĩ gửi khám và được lên lịch phẫu thuật, điều trị ở bệnh viện chuyên khoa uy tín.
Tuy nhiên, đến phút cuối, bà A. lại thôi không đến bệnh viện mà rẽ hướng điều trị theo các "mách nhỏ" dân gian, được "người quen" chỉ dẫn. Hơn một năm, tốn bao công sức, tiền bạc, đi hết "thầy" này đến phương pháp nọ, cuối cùng, bệnh không khỏi.
Khi trở lại bệnh viện, thì mọi việc đã quá trễ với bà A.
Đây không phải là trường hợp cá biệt người bị ung thư tìm đến các phương pháp "trôi nổi" theo chỉ dẫn truyền miệng. Có một thực trạng là khi biết mình bị ung thư, nhiều bệnh nhân lại không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, mặc dù bệnh còn ở giai đoạn điều trị được.
Lúc này, người bệnh rất lo lắng hoang mang, thay vì nghe lời bác sĩ thì lại tìm đủ cách trị trên... mạng, theo dân gian truyền miệng. Đây là cơ hội cho những cám dỗ, lừa lọc của những phương pháp điều trị không đúng, không có cơ sở khoa học (thầy lang, thầy cúng, thầy bùa, thuốc nam bắc không rõ loại...).
"Chuyện đau lòng mà tôi thường xuyên gặp trong quá trình điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là có những bệnh nhân giai đoạn rất sớm nếu mổ sẽ chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân bỏ trốn hay xin xuất viện vì rất nhiều lý do: sợ mổ, sợ đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan nhanh hơn, nghe lời truyền miệng đi điều trị thuốc nam thuốc bắc, thuốc gia truyền, dùng lá cây,... Sau một thời gian, bệnh nhân quay lại bệnh viện với tình trạng trầm trọng hơn, đau đớn vật vã, khó thở, không đi tiêu tiểu được, bụng chướng không ăn uống được, không còn khả năng điều trị triệt để và thậm chí tử vong", bác sĩ Tiến chia sẻ.
Theo bác sĩ Tiến, thực tế, hiện chỉ có khoảng 30 - 40% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị sớm, còn lại hầu hết đều ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng.
"Do đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, giảm hiệu quả điều trị bệnh, mà chi phí điều trị tăng cao và kéo dài kèm với tỷ lệ tái phát và tử vong cao", bác sĩ Tiến nhận định.
Những quan niệm sai lầm về bệnh
Bác sĩ Tiến đã chỉ ra những sai lầm mọi người đang mắc phải khi phòng và trị bệnh ung thư như sau.
Trước tiên là người dân thường không thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Trong khi thực tế, nhiều bệnh ung thư có thể phòng ngừa như: ung thư gan, ung thư cổ tử cung nhờ chích ngừa viêm gan siêu vi A/B, HPV....; ung thư như phổi, đại trực tràng, gan,... có thể được phòng phòng ngừa nếu không lạm dụng quá nhiều đồ uống có cồn, không hút thuốc lá chủ động và hít thuốc lá thụ động; chăm vận động, ăn rau...
Không đi tầm soát bệnh: Một số bệnh ung thư có thể được phát hiện sớm và trị khỏi như ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến vú...
Không điều trị đúng cách: Uống thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc hoặc chưa có những bằng chứng khoa học khẳng định hiệu quả trong hỗ trợ ung thư; ung thư cũng không thể chữa khỏi bởi thầy lang, bùa ngãi...
Một số quan điểm sai lầm chết người về bệnh ung thư như: "Bệnh nhân mắc ung thư càng đụng dao kéo càng nhanh chết!"; "ung thư là bản án tử hình"; "trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không thể sống và làm việc bình thường lại được"; "tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn"; "người bị bệnh ung thư không nên ăn đường",...
Đặc biệt, có quan điểm cho rằng: "không nên bồi dưỡng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vì làm thế là nuôi bướu, nuôi tế bào ung thư phát triển mạnh hơn".
Theo bác sĩ Tiến, qua ghi nhận thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân ung thư khi chữa trị bệnh đã áp dụng chế độ như nhịn đói, uống nước hoa quả... nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. "Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt, suy mòn sức lực do ung thư và do suy dinh dưỡng", bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Ngược lại, có nhiều thông tin về những "siêu thực phẩm" có thể dùng để chữa khỏi ung thư, khiến người bệnh tìm kiếm và chỉ tin dùng những thực phẩm này. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh có loại thực phẩm nào siêu đến thế.
"Điều mà ai cũng thấy được là nếu thầy bùa, thầy lang, thuốc nam thuốc bắc, cây cỏ... mà điều trị được bệnh ung thư thì các bệnh viện ung thư, các trung tâm nghiên cứu về ung thư trên toàn thế giới đã... đóng cửa. Thực tế ngược lại. Vậy thì tại sao lại tin vào những tin đồn vô căn cứ để trả giá đắt cả sinh mạng khi điều trị bằng những phương pháp không có cơ sở khoa học", bác sĩ Tiến khẳng định.
Theo bác sĩ Tiến, nhìn nhận một cách tích cực thì thực phẩm, các phương pháp dân gian (có cơ sở y học) có chăng chỉ là những phương pháp điều trị hỗ trợ, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp "đè nén" căn bệnh ung thư, không cho nó phát triển, tái phát sau khi đã lấy đi phần lớn khối bướu bởi những phương pháp điều trị chính thống.
Theo thanhnien
Hơn 500 phụ nữ Thừa Thiên Huế được khám tầm soát ung thư miễn phí Thông qua chương trình, nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã có cơ hội khám tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung miễn phí. Bệnh ung thư đang là một trong những gánh nặng y tế toàn cầu. Tại Việt Nam số người mắc ung thư tăng nhanh, năm 2010 có 126.000 người...