Người đàn ông tự mua đất, thành lập quốc gia riêng giữa lòng nước Mỹ
Ông Randy Williams đã mua một mảnh đất ở California, Mỹ để thành lập quốc gia riêng, mang tên Slowjamastan.
Theo CNN, ông Williams vốn là một phát thanh viên ở San Diego, có khát khao mãnh liệt với việc đặt chân tới mọi quốc gia trên thế giới. Sau khi đã tới thăm hầu hết các quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận, ông Williams đã nảy ra ý tưởng tự thành lập một đất nước.
“Việc này đến với tôi rất đơn giản. Vì đã đi hết mọi quốc gia, tôi muốn tự tạo ra một nơi cho riêng mình”, ông Williams nói với CNN.
Để thực hiện ý tưởng, ông Williams đã mua một mảnh đất rộng gần 45.000m2 ở sa mạc bang California. Quốc gia này có tên đầy đủ là “Lãnh thổ thống nhất của quốc gia có chủ quyền Cộng hòa Nhân dân Slowjamastan”, nằm ngoài đường cao tốc số 78 ở California, cách San Diego hơn 2 giờ lái xe. Ở bên đường cao tốc, tầm biển “Chào mừng tới Slowjamastan” có thể được nhìn thấy từ xa.
Tấm biển đánh dấu lãnh thổ của Slowjamastan. Ảnh: CNN
Vào ngày 1/12/2021, Slowjamastan chính thức tuyên bố độc lập khỏi nước Mỹ. Sau 2 năm thành lập, quốc gia này đã có đủ những yếu tố cần thiết cho một đất nước non trẻ. Slowjamastan đã phát hành hộ chiếu riêng, quốc kỳ riêng, đơn vị tiền tệ riêng (duble) và quốc ca.
Tính đến tháng 6/2023, dân số của quốc gia này là hơn 500 người, cùng với đó là hơn 4.500 đơn xin nhập tịch.
Tuyên bố độc lập của Slowjamastan. Ảnh: CNN
Quốc vương Slowjamastan – Randy Williams. Ảnh: CNN
Ông Williams cho biết đang cố tăng cường tính dân chủ cho quốc gia của mình. “Chúng tôi đang cố gắng tổ chức các buổi trưng cầu dân ý. Gần đây, tôi đã đề nghị mọi người bỏ phiếu bình chọn loại trái cây, động vật và môn thể thao biểu tượng của Slowjamastan”, ông Williams nói.
Slowjamastan có một số bộ luật rất đặc biệt do chính ông Williams đặt ra. Tại đây, người dân bị cấm đi dép Crocs và hát nhạc rap. Ai vi phạm sẽ bị trục xuất.
Video đang HOT
Các mẫu tiền của Slowjamastan. Ảnh: CNN
Mục tiêu quan trọng nhất của Slowjamastan hiện tại là tìm kiếm sự công nhận về mặt ngoại giao. Theo ông Williams, hộ chiếu của Slowjamastan đã được đóng dấu tại 16 quốc gia, trong đó có Mỹ, New Zealand và Nam Phi. “Về mặt kỹ thuật, Slowjamastan đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một quốc gia có chủ quyền theo Công ước Montevideo”, ông Williams nói.
Bên cạnh nhiệm vụ ngoại giao, ông Williams cũng đã bắt đầu chào đón khách du lịch tới Slowjamastan để kiếm thêm ngân sách. Trong thời gian tới, ông Williams muốn xây dựng thêm một dòng sông lười, một trang trại nuôi tê tê, một nhà hàng thịt nướng và một bức tượng.
Ông Randy Williams và bàn làm việc giữa sa mạc. Ảnh: CNN
Vì sao Hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS có thể khuấy động Thái Bình Dương?
AUKUS có thể biến Thái Bình Dương thành "đại dương bão tố", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo hôm 6/6.
Từ trái qua, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Sunak trong lễ công bố Thỏa thuận AUKUS tại căn cứ hải quân Point Loma ở San Diego, California ngày 13/3/2023. Ảnh: AP
Theo Sputnik, phát biểu của quan chức ngoại giao Trung Quốc lặp lại những lo ngại của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người đã chỉ trích hiệp ước AUKUS hôm 5/6. Ông Hun Sen nhấn mạnh rằng liên minh quân sự này là "điểm khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang rất nguy hiểm" trong khu vực. "Tôi nghĩ nếu tình trạng này tiếp diễn, thế giới sẽ đối mặt với mối nguy hiểm lớn hơn", nhà lãnh đạo Campuchia nói.
Về phần mình, giới lãnh đạo Australia lập luận rằng nước này không có khuynh hướng sản xuất vũ khí hạt nhân. "Chúng tôi đang nói về động cơ đẩy hạt nhân, không phải vũ khí hạt nhân", Ngoại trưởng Australia Penny Wong nhấn mạnh vào tháng 6/2022.
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS quy định điều gì
Hai năm trước, các thành viên AUKUS đã công bố một thỏa thuận chung về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chi tiết về thỏa thuận này được tiết lộ vào ngày 14/3 năm nay, với nội dung cơ bản là Mỹ và Anh sẽ giúp Australia phát triển và triển khai tàu ngầm chạy năng lương hạt nhân, làm tăng sự hiện diện của hai cường quốc này ở Thái Bình Dương.
Theo thỏa thuận gồm ba giai đoạn, Australia dự kiến sẽ mua ít nhất ba tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ, với tùy chọn mua thêm hai chiếc nữa vào đầu những năm 2030.
Kế hoạch này cũng bao gồm việc sản xuất và vận hành một lớp tàu ngầm mới được gọi là "SSN-AUKUS" - một loại tàu ngầm được phát triển bởi ba bên, dựa trên thiết kế thế hệ tiếp theo của Anh, sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ và được hoàn thiện tại Anh và Australia. Các tàu ngầm tấn công "SSN-AUKUS" sẽ được chế tạo ở cả Anh, Australia và được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia hai nước này lần lượt vào những năm 2030 và 2040.
Australia cũng sẽ cho phép đồn trú "lực lượng luân phiên" tàu ngầm dưới nước của Mỹ và Anh kể từ năm 2027. Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền Tổng thống Biden đã thành lập Lực lượng luân phiên tàu ngầm phía Tây (SRF-West) sẽ hoạt động ngoài khơi căn cứ HMAS Stirling tại thành phố Perth, miền tây Australia vào đầu năm 2027. Theo Nhà Trắng, SRF-West sẽ "giúp xây dựng vai trò quản lý của Australia. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng răn đe với nhiều tàu ngầm của Mỹ và Anh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương."
Minh họa tàu ngầm SSN-AUKUS. Ảnh: Wikipedia
Mỹ sẵn sàng chia sẻ các công nghệ quan trọng với Australia
Ba đề xuất lập pháp của Lầu Năm Góc được đệ trình vào ngày 2/5 cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm cách tăng cường đáng kể cho cơ sở công nghiệp tàu ngầm (SIB) của Mỹ và chấp nhận các khoản thanh toán từ chính phủ Australia cho mục đích đó .
Theo Lầu Năm Góc, ngành công nghiệp đã phải hứng chịu tình trạng "cắt giảm khối lượng công việc kéo dài" trong hơn hai thập kỷ, đồng thời bổ sung rằng thỏa thuận AUKUS yêu cầu tăng cường các xưởng đóng tàu hải quân và chuyển sang chế độ "hoạt động suốt ngày đêm".
Một đề xuất lập pháp thứ hai yêu cầu Quốc hội cho phép chuyển giao "tối đa hai tàu ngầm lớp Virginia cho Chính phủ Australia" "không có thời hạn hoàn thành việc chuyển giao và không nêu rõ các tàu cụ thể". Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, "sự linh hoạt" này là cần thiết vì việc chuyển giao sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Canberra "để vận hành các tàu như vậy một cách an toàn và hiệu quả."
Ngoài ra, tài liệu trên cho rằng, "việc chuyển giao tàu ngầm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Mỹ", bởi vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ được đồng minh thân cận của Washington sử dụng "để duy trì khả năng phòng thủ tập thể của chúng ta".
Các đề xuất lập pháp của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch bổ sung Australia làm "nguồn nội địa" trong khuôn khổ Tiêu đề III của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA). DPA được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1950 nhằm trao quyền cho tổng thống để đảm bảo cung cấp vật liệu và dịch vụ quốc phòng cần thiết. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, việc thêm Australia vào DPA sẽ cho phép Mỹ cung cấp các khoản tài trợ cho các ngành công nghiệp của Canbera theo điều khoản chia sẻ công nghệ của AUKUS, được gọi là Trụ cột II.
Thỏa thuận AUKUS đặt tiền lệ phổ biến hạt nhân nguy hiểm?
Tuy nhiên, vấn đề là người Australia sẽ có được các công nghệ hạt nhân quan trọng trong khi không chịu trách nhiệm trước các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) - các nhà quan sát quốc tế cảnh báo.
Thỏa thuận AUKUS gây lo ngại cho một số quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh: Getty Images
Do đó, kể từ tháng 9/2021, các nhóm chuyên gia cố vấn phương Tây, bao gồm Quỹ Carnegie và Chatham House (còn được gọi là Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia Anh), đã nhiều lần lập luận rằng thỏa thuận tàu ngầm AUKUS là "có hại" đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các học giả phương Tây đã chú ý đến thực tế rằng Australia có thể trở thành quốc gia phi vũ khí hạt nhân đầu tiên sử dụng kẽ hở cho phép quốc gia này loại bỏ vật liệu hạt nhân khỏi các biện pháp bảo vệ của IAEA. Các chuyên gia cảnh báo, việc bình thường hóa hoạt động này có thể tạo ra một tiền lệ có hại khuyến khích một số quốc gia phi hạt nhân khác sử dụng các chương trình lò phản ứng hải quân làm vỏ bọc cho việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Hơn nữa, mặc dù Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) không ngăn cản các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đóng tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng vấn đề là IAEA sẽ không thể xác minh chính xác Australia đang làm gì với vật liệu hạt nhân, do thực tế là vị trí chính xác của các tàu ngầm hạt nhân do Canberra điều hành sẽ được giữ bí mật.
Trong khi đó, vào những năm 2040, Australia dự kiến sẽ bắt đầu chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng họ, điều này khiến việc IAEA phê duyệt các kế hoạch trên là "cần thiết" - các nhà quan sát quốc tế nhấn mạnh.
Hôm 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân được báo chí Trung Quốc dẫn lời nói rằng lượng nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí mà Mỹ và Anh sắp cung cấp cho Australia sẽ đủ để sản xuất từ 64 đến 80 vũ khí hạt nhân.
Ông Uông Văn Bân nhắc lại rằng thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS tạo ra một tiền lệ quốc tế nguy hiểm và kêu gọi Mỹ, Anh và Australia tính đến những lo ngại của cộng đồng quốc tế và ngừng hợp tác tàu ngầm hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, có vẻ như Mỹ, Anh và Australia sẽ không lắng nghe những lời kêu gọi đó. Vào ngày 18/4/2023, Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường khả năng răn đe ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Đô đốc Aquilino đã nhấn mạnh đến cái gọi là "cụm" ở Châu Á - Thái Bình Dương, nơi sẽ bố trí "các lực lượng chung luân phiên và cơ sở tiền phương được trang bị khả năng sát thương", cụ thể là: cụm đảo Guam; cụm Nhật Bản; cụm Philippines; và cụm Australia. Khi đề cập đến những nỗ lực của AUKUS, ông khẳng định việc "xây dựng năng lực ba bên trong các lĩnh vực cùng quan tâm bao gồm chiến tranh dưới biển, mạng, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử để cung cấp khả năng chiến đấu cao cấp trong tương lai và nâng cao vị thế lực lượng chung của chúng ta".
Việt Nam nói gì về thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ AUKUS? Chiều 23-3, tại cuộc họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Anh-Australia-Mỹ (AUKUS). Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ "Hòa bình, ổn định,...