Người đàn ông treo mình ngoài tháp Trump, đòi nói chuyện với Tổng thống
Người đàn ông treo mình bằng dây thừng từ tầng 16 của Tháp Trump, dọa nhảy xuống nếu không được nói chuyện với Tổng thống.
Các video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy người đàn ông treo lơ lửng bên ngoài tòa tháp cao 98 tầng vào tối 18/10.
Người này được cho là khoảng 20 tuổi, “treo mình” từ khoảng 17h30 chiều, yêu cầu được “nói chuyện với Tông thống” và “chuyển thông tin của mình tới truyền thông”.
Người đàn ông treo mình bên ngoài Tháp Trump. (Ảnh: Twitter)
Sau khi nhận được thông báo, nhiều cảnh sát, lính cứu hỏa cũng như các nhân viên thuộc đội đặc nhiệm SWAT đã có mặt tại hiện trường cùng 1 nhà thương thuyết để thuyết phục người đàn ông từ bỏ ý định.
Video đang HOT
Giới chức phải phong tỏa khu vực xung quanh tòa tháp khi đám đông tụ tập trên phố để theo dõi diễn biến vụ việc.
Không rõ người đàn ông này đang tìm cách chuyển tải thông điệp gì. Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra vụ việc, ông Trump không có mặt ở Chicago mà đang ở Nevada để vận động tranh cử.
Cuộc mít tinh này của nhà lãnh đạo Mỹ nằm trong lịch trình dày đặc của ông trong bối cảnh Ngày bầu cử 3/11 đang tới gần.
Đòi bồi thường một triệu USD vì bị cảnh sát diễu phố
Donald Neely, 44 tuổi, kiện giới chức thành phố Galveston, bang Texas sau khi bị hai cảnh sát cưỡi ngựa tròng dây thừng áp giải trên phố.
Một video xuất hiện trên mạng xã hội tháng 8 năm ngoái cho thấy Neely, một người đàn ông da màu, bị hai cảnh sát da trắng cưỡi ngựa áp giải bằng cách còng tay, buộc dây vào người và dắt đi bộ trên đường phố.
Đơn kiện được đệ trình lên tòa án quận ở Galveston tuần trước nói rằng Neely "bị còng tay đến trầy da, phơi nắng, phải chịu đựng sự xấu hổ, nhục nhã và sợ hãi khi bị cảnh sát cưỡi ngựa dắt đi bằng dây thừng trên phố" sau khi bị bắt vì đột nhập trái phép.
Cũng theo đơn kiện, các nhân viên hành pháp đáng lẽ phải nhận ra Neely cảm thấy bị xúc phạm khi "bị cảnh sát cưỡi ngựa dắt đi bằng sợi dây như thể anh là nô lệ".
Donald Neely bị hai cảnh sát cưỡi ngựa tròng dây dắt đi trên đường phố Galveston tháng 8/2019. Ảnh: ABC13.
Đơn kiện cáo buộc hành vi của các cảnh sát là "cực đoan, thái quá", gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho Neely và yêu cầu bồi thường một triệu USD.
Vernon Hale, cảnh sát trưởng thành phố Galveston, khi đó đã ra thông báo giải thích và xin lỗi về sự việc. Theo Hale, Neely đáng lẽ bị đưa về đồn cảnh sát bằng xe chuyên dụng song tại hiện trường khi đó chỉ có hai cảnh sát cưỡi ngựa. Neely sau đó bị áp giải bằng cách còng tay, buộc dây vào người và bị dắt đi bộ trên đường phố, hai bên là hai cảnh sát đang cưỡi ngựa.
"Dù dây là một kỹ năng được đào tạo và được thực hành tốt trong một số tình huống, tôi tin rằng các sĩ quan của chúng tôi đã có quyết định tồi tệ trong trường hợp này", Hale nói. "Trước hết tôi phải xin lỗi ông Neely vì sự xấu hổ không đáng có này".
Cảnh sát trưởng Galveston cho biết thêm rằng các cảnh sát không có bất kỳ ý định xấu nào và chính sách áp giải đã được thay đổi để sự việc trên không lặp lại. Tuy nhiên, tuyên bố của ông bị các nhóm hoạt động chỉ trích là phản ứng "yếu ớt".
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times năm ngoái, Taranette Neely, em gái của Donald Neely, chỉ trích gay gắt cách thức cảnh sát bắt anh trai mình, giải thích rằng Neely phải vật lộn với tình trạng vô gia cư và bệnh tâm thần.
"Họ không quan tâm đến việc biết toàn bộ câu chuyện", Taranette nói. "Bạn là tội phạm trong mắt họ. Bạn sẽ luôn là tội phạm. Không có sự chuộc lỗi, bạn chỉ là đồ rác rưởi và đó là cách họ đối xử với anh ấy".
Donald Neely trong bức ảnh chụp ở Houston tháng 10/2019. Ảnh: AP.
Các khảo sát bất lợi liệu có vẽ nên "bức tranh thảm khốc" cho Tổng thống Trump? Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy những dự báo bất lợi và tồi tệ cho khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 của nhà lãnh đạo Mỹ. Vào giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử năm 2016, Tổng thống Trump cũng bị đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton dẫn trước trong...