Người đàn ông treo cổ trên cầu Thuận Phước
Sau một đêm lang thang, một người đàn ông đã dùng dây thắt cổ tự vẫn trên lan can giữa cầu Thuận Phước, TP Đà Nẵng.
Lực lượng chức năng tìm cách đưa thi thể nạn nhân lên
Khoảng 7h30 sáng 22/9, nhiều người dân sinh sống ở khu vực cầu Thuận Phước phát hiện một người đàn ông treo cổ trên lan can cầu.
Nhiều người hiếu kỳ đứng xem vụ việc
Những người làm nghề kéo cá ở khu vực này cho hay khoảng 1h sáng cùng ngày, người đàn ông đã đi bộ từ phía dưới cầu lên rồi loanh quanh trên cầu.
Video đang HOT
Nạn nhân được xác định khoảng hơn 30 tuổi, trên người mặc quần tây màu xanh sẫm và áo thun sọc đen trắng.
Cơ quan chức năng đã đến hiện trường để đưa thi thể nạn nhân lên và xác nhận danh tính.
* Tại TP HCM cũng xảy ra một vụ treo cổ tại nhà riêng trên đường Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Nạn nhân được xác định tên Dung, 42 tuổi, sống một mình.
Rất đông người dân hiếu kỳ đến nhà bà Dung theo dõi
Vào khoảng 17h chiều 21/9, cháu trai của bà Dung sang chơi thì phát hiện bác mình đã chết trong tư thế treo cổ tại cầu thang, thi thể lạnh cứng. Theo thông tin từ những người hàng xóm, cả ngày bà Dung không ra khỏi nhà.
Nhận được tin báo, công an cùng lực lượng dân phòng đã đến hiện trường lập biên bản, khám nghiệm tử thi. Đến hơn 20h cùng ngày, thi thể của bà Dung được chuyển đến nhà xác.
Theo Xahoi
Mất hàng trăm triệu USD, kênh rạch lại nguy cơ ô nhiễm
Sau 2 năm thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường, hiện nguồn nước sông Sài Gòn và nhiều kênh rạch như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Ba Bò... đã được cải thiện nhưng đang có nguy cơ ô nhiễm trở lại.
Tại cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường (2011 - 2015) ngày 21/8, Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường thành phố Đào Anh Kiệt cho biết qua 2 năm thực hiện, đến nay nguồn nước ở một số kênh rạch đã được cải thiện so với trước đây.
Cá đã xuất hiện trở lại trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Theo đó, nước sông Sài Gòn - Đồng Nai (khu vực cấp nước sinh hoạt), chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ giảm khoảng 25%, còn chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng đạt quy chuẩn cho mục đích cấp nước thô so với năm 2011. Trong khi đó, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từng được mệnh danh là "dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn" nay đã không còn mùi hôi và đã có hiện tượng thủy sinh, cá phát triển trở lại. Mức độ ô nhiễm giảm đáng kể so với trước đây. Nước ở các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tân Hóa - Lò Gốm cũng đã được cải thiện.
Đặc biệt, ở khu vực ngoại thành, chất lượng nước kênh Ba Bò (giáp ranh giữa phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương) có chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng giảm đến 60%. Tất cả bùn, bèo được thường xuyên nạo vét nên dòng kênh đã trong xanh trở lại.
Cũng theo ông Kiệt, một số mục tiêu khác như xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được một số kết quả khả quan.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín cho biết, thành phố đã đầu tư hàng trăm triệu USD để cải thiện môi trường ở các kênh, rạch và kết quả bước đầu đã khả quan. Tuy nhiên, các kênh rạch đang có nguy cơ ô nhiễm trở lại vì ý thức của người dân.
"Tôi đi kiểm tra ở nhiều nơi, cả cái ghế sô pha, rồi giày dép mà người ta cũng nhét xuống cống, xuống kênh hết thì không có tiền bạc, kinh phí nào đầu tư nổi", ông Tín nói.
Vị Phó chủ tịch thành phố đề nghị các sở, ngành và nhất là chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân hơn nữa để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ IX, Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây dựng Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015 với một số mục tiêu cụ thể vào cuối năm 2015 và giao trách nhiệm chính cho Sở Tài Nguyên - Môi Trường chủ trì thực hiện. Theo đó, 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường; có nơi lưu chứa chất thải và ký kết hợp đồng với đơn vị chuyên ngành thu gom, xử lý chất thải đúng quy định; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; 90% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành; giảm thiểu 70% mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn do sản xuất; 50% ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông - vận tải; 100% người dân thành phố được phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Theo Trung Sơn
Cầu dây võng lớn nhất VN nứt nẻ: Ai chịu trách nhiệm? Cầu Thuận Phước được thiết kế, thi công bởi nhiều đơn vị danh tiếng, nhưng sau 3 năm xảy ra sự cố vẫn chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm. Cầu hỏng, trách nhiệm thuộc về ai? Cầu Thuận Phước được thiết kế bởi Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số...