Người đàn ông tiêm trộn 5 mũi vaccine từ 3 loại khác nhau chỉ trong 2 tháng
Giới chức thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đang điều tra trường hợp một người đàn ông được cho là đã tiêm ít nhất 5 mũi vaccine COVID-19 của 3 loại khác nhau chỉ trong 10 tuần.
Hình ảnh minh hoạ vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Trang Oddity Central (Anh) đưa tin trong khoảng thời gian từ ngày 12/5 đến ngày 21/7, một người đàn ông giấu tên ở Brazil đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer, 2 mũi vaccine Coronavac và 1 mũi AstraZeneca. Mỗi lần tiêm chỉ cách nhau 13 ngày.
Hồ sơ do truyền thông Brazil thu thập được cho thấy người đàn ông này đã tiêm mũi vaccine đầu tiên của hãng Pfizer vào ngày 12/5, sau đó tiêm một mũi AstraZeneca vào ngày 5/6. Ngày 17/6, anh ta được tiêm mũi Coronavac đầu tiên. Đến ngày 9/7, anh ta tiêm mũi thứ vaccine Pfizer thứ 2 và sau đó là mũi Coronavac thứ 2 vào ngày 21/7. Vào ngày 16/8, khi anh ta cố gắng tiêm mũi vaccine thứ 6 thì bị phát hiện. Không rõ mũi thứ 6 mà anh chuẩn bị tiêm là loại vaccine gì.
Video đang HOT
Lúc đầu, giới chức nghĩ rằng hồ sơ tiêm chủng COVID-19 khó hiểu của người đàn ông này do lỗi hệ thống đăng ký trực tuyến. Tuy nhiên, cuộc điều tra sơ bộ của Sở Y tế thành phố Rio de Janeiro cho thấy đây không phải là lỗi đăng ký bình thường. Họ cho rằng dường như người đàn ông này đã đến 3 trung tâm tiêm vaccine COVID-19 khác nhau và lợi dụng các sự cố máy tính để được tiêm chủng liên tục.
Tệ hơn nữa, hồ sơ chỉ hiển thị thông tin mà người này đã cung cấp cho nhân viên y tế khi anh ta đến trung tâm tiêm chủng. Do đó, không có cách nào để xác định liệu anh đã được tiêm vaccine trước đó hay chưa.
“Chúng tôi đang điều tra sự việc để xác minh xem liệu có phải do lỗi đăng ký tiêm vaccine trong hệ thống hay do nguyên nhân bất thường khác,” Sở Y tế Thành phố Rio cho biết trong một tuyên bố.
Hội đồng thành phố Rio cho biết các cơ quan y tế đang liên hệ với người đàn ông này để ta để tìm hiểu lý do tại sao anh lại nhận được các mũi vaccine ở nhiều trung tâm tiêm chủng. Giới chức cho biết họ sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết” để khắc phục sự cố.
Sự việc hy hữu này xảy ra vào đúng thời điểm Brazil đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vaccine trầm trọng. Đây cũng là lần đầu tiên một người được tiêm 5 mũi vaccine COVID-19 từ 3 loại khác nhau. Hiệ người đàn ông này vẫn có sức khoẻ tốt.
Người dân Brazil nằm trong độ tuổi phù hợp sẽ nhận được thông báo lịch tiêm chủng. Để được tiêm vaccine, họ chỉ cần xuất trình thẻ căn cước, giấy chứng nhận tiêm mũi đầu tiên để tiêm mũi thứ 2. Theo truyền thông Brazil, nước này đã ghi nhận hàng trăm trường hợp gian lận tiêm chủng. Một số người đến các điểm tiêm khác nhau để đăng ký nhằm chọn được loại vaccine mà họ muốn hoặc được tiêm mũi thứ 3 một cách nhanh chóng. Điều này khiến chiến dịch tiêm chủng của Brazil bị mất cân đối. Rio de Janeiro đã nhiều lần phải tạm hoãn chương trình tiêm chủng do thiếu vaccine.
Thành phố Rio de Janeiro đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Brazil cũng là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với trên 570.000 ca tử vong tính đến ngày 28/8. Tuy nhiên, trái ngược với nhiều quốc gia khác, chiến dịch tiêm chủng ở Brazil được thúc đẩy khá nhanh chóng.
Chile kết luận vaccine CoronaVac của Trung Quốc hiệu quả khoảng 67%
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Chính phủ Chile ngày 16/4 đã công bố kết quả một nghiên cứu về tính hiệu quả trên thực tế của vaccine CoronaVac do tập đoàn dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Theo đó, tỷ lệ ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19 của loại vaccine này vào khoảng 67% tại Chile - một trong những quốc gia có tỷ lệ hạn chế mắc COVID-19 cao nhất thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 CoronaVac của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cố vấn Bộ Y tế Chile Rafael Araos cho biết trung bình khoảng 100 người được tiêm vaccine CoronaVac thì có khoảng hơn 30 người mắc COVID-19. Ngoài ra, loại vaccine của Trung Quốc cũng hạn chế được khoảng 80% tỷ lệ tử vong, 85% số trường hợp nhập viện và 89% số ca phải điều trị tại các khu chăm sóc tích cực nếu đã được tiêm đủ 2 liều.
Đây là công trình nghiên cứu thực tế lớn đầu tiên về hiệu quả của vaccine CoronaVac, mà không phải là nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra tính hiệu quả đối với các tình nguyện viên và trong các điều kiện cụ thể. Ông Araos nhấn mạnh trong một kịch bản có hoạt động dịch tễ học cao và ở các nhóm nhạy cảm, vaccine CoronaVac có thể giúp chống lại triệu chứng nhiễm trùng do virus SARS-CoV-2 gây ra, cũng như chống lại các thể nặng nhất của COVID-19.
Từ đầu tháng 2 đến nay, Chile đã triển khai tiêm gần 13 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 90% là CoronaVac và số còn lại là Pfizer/BioNTech. Hiện đã có hơn 7,6 triệu dân Chile được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 5,1 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi, tương đương với 33,7% dân số của quốc gia Nam Mỹ này.
Tuy vậy, Chile vẫn đang phải đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 2 với số ca bệnh mới trung bình mỗi ngày vào khoảng 7.000 trường hợp. Tính đến nay, nước này đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca COVID-19, trong đó có gần 25.000 trường hợp tử vong.
Nghịch lý tại nước dẫn đầu thế giới về tiêm vaccine Covid-19 Chile lẽ ra phải là điểm sáng ở Mỹ Latinh trong cuộc chiến chống Covid-19 vì triển khai tiêm chủng nhanh, nhưng ca nhiễm ở đây vẫn gia tăng. Chile, quốc gia Nam Mỹ 19 triệu dân, đã nhanh chóng khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng cách ký thỏa thuận với các công ty dược phẩm chỉ vài tháng sau khi đại...