Người đàn ông thiểu năng chăm vợ và anh trai ngớ ngẩn
Người khỏe nuôi người tàn tật đã khó, với anh Nguyễn Gia Trung thì gánh nặng ấy gấp cả trăm lần khi một tay gánh vác gia đình để lo từng bữa ăn cho người vợ thần kinh và anh trai vừa tâm thần vừa mù lòa. Bản thân anh cũng đau ốm, đãng trí thường xuyên.
Trong căn nhà lá cũ nát và tối tăm ở khu 6, xã Hương Lung, huyện Cẩm khê, Phú Thọ, anh Nguyễn Gia Trung (sinh năm 1968) cùng vợ – chị Lư – và anh trai Nguyễn Gia Luật âm thầm ngồi như những cái bóng.
“Các anh chị gặp may đấy, mọi hôm anh Luật và chị Lư đều đi lang thang có khi mấy ngày mới về”, anh Nguyễn Văn Thanh trưởng khu 6, người dẫn khách tới cho biết.
Anh Trung (trong cùng) chỉ mong có đủ sức khỏe để nấu cơm, chăm sóc cho anh trai và vợ bị tâm thần. Ảnh: Chu Hiền.
Rớm nước mắt, anh Trung kể từ nhỏ anh và anh trai đã mồ côi cả cha và mẹ, một chị gái khác của họ bỏ mạng vì sốt rét.
Trong 3 anh em, anh Luật là người thảm thương nhất. Ngay từ lúc chào đời, anh đã mắc thủy đậu, khiến khuôn mặt biến dạng, mắt lúc nào cũng nhắm tịt, miệng méo xệch nói không rõ tiếng. Càng lớn, khuôn mặt anh càng trở nên dị dạng. Thỉnh thoảng bệnh lại tái phát lên cơn co giật thì phải có người giữ, nếu không anh sẽ tự cắn lưỡi mình chảy máu. Không chỉ thế, anh còn mắc bệnh thần kinh, không thể làm một việc nhỏ dù là quét nhà.
Video đang HOT
Năm 1996 mắt trái của anh Luật mờ dần rồi mù hẳn, đến năm 2007, thì mắt còn lại cũng không thấy gì. Nhờ chính sách mổ mắt cho người nghèo nên sau khi mổ, mắt anh tuy không nhìn rõ nhưng vẫn thấy mờ mờ.
Nhiều người nghĩ, chuyện ăn cơm độn sắn chỉ xảy ra vào những năm trước đây, nhưng với gia đình anh Trung, tình cảnh ấy diễn ra thường xuyên mà vẫn còn khi đói, khi no. “Nhiều khi nhà hết gạo, 3 anh em chỉ biết ăn sắn thay cơm. Đến đêm đói quá, mấy anh em ra vườn tìm rau quả dại ăn cho đỡ xót bụng. Thi thoảng, tôi được người ta thuê đi phun thuốc sâu thì cũng được 10-20 nghìn để cải thiện bữa ăn”, anh Trung tâm sự.
Bản thân anh Trung, người trụ cột trong gia đình cũng có vấn đề về thần kinh, trí não phát triển không bình thường.
“Chúng tôi phải chỉ bảo tận nơi thì may ra anh Trung mới biết đường làm, bảo anh cách trồng cây, cho gà ăn mấy bữa một ngày thì anh mới nhớ cách”, anh trưởng khu 6 chia sẻ.
Căn nhà lá dột nát nơi sống của 3 con người không bình thường về trí tuệ. Ảnh: Chu Hiền.
Kể về người vợ, ánh mắt anh Trung buồn hơn, từ ngày cưới nhau về, chị đã có vấn đề về tâm thần, rồi bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Lấy nhau từ năm 1994 nhưng tới giờ anh chị vẫn không có con. Hàng ngày, cứ sáng sớm chị Lư lại bỏ nhà đi lang thang đến tối mới về. Có khi chị đi mấy ngày, ai cho gì ăn nấy, nhặt cả mẩu bánh vụn người ta vứt xuống đất.
Thời gian chị Lư và anh Luật gọi là hơi “ổn định” trong một ngày cũng chỉ tính được bằng phút. Suốt buổi khách đến chơi, chỉ nghe anh Luật lảm nhảm một câu duy nhất: ” Khi nào có đợt mổ mắt xin cho tớ đi mổ với nhé”, còn chị Lư thì cứ cười nghiêng ngả rồi ôm mặt khóc.
Trước đây, căn nhà của họ dột nát, cứ mưa là sập. Bà con trong xóm thương cảm nên đóng góp lá cọ, cây tre, phên nứa làm bờ tường, người thì bỏ công sức mới làm nên được căn nhà này.
Trong căn nhà ấy có lẽ chỉ có chiếc hòm bằng gỗ từ thời ông cha để lại là có giá trị. Chiếc giường cũ của họ cũng bị mọt ăn gãy chân phải kê gạch mắc sẵn chiếc màn đã ngả mầu hoen ố, không có cả chiếu trải.
Cuộc sống của 3 anh em từ tiền thuốc thang đến đong gạo, mắm muối… chỉ trông chờ vào 120 nghìn đồng trợ cấp hàng tháng của chị Lư và anh Luật. Dù trí có vấn đề, nhưng anh Trung vẫn băn khoăn bởi lẽ sức khỏe anh ngày một yếu đi, chỉ vài năm nữa khi bản thân anh cũng không tự chăm sóc được mình thì hai mảnh đời kia biết sống ra sao!
Rời ngôi nhà của ba anh em dị tật, khách vẫn đọng mãi câu nói của anh trưởng khu: “Lại sắp đến mùa mưa bão rồi, không biết chiếc bạt năm ngoái hội người cao tuổi trong khu làm giúp để che mái nhà năm nay còn dùng được nữa hay đã rách mất rồi, chẳng biết 3 anh em họ lại lang thang đi đâu…”.
* Độc giả có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ xin gửi theo địa chỉ (Nguyễn Gia Trung khu 6 xã Hương Lung. huyện Cẩm Khê, Phú Thọ)
Theo Dân Trí
Biến thành 'gay, gái' khi bị chơi xấu trên mạng
Chỉ vì xích mích nhỏ, những thù hằn không đáng có, hay chỉ là 1 thú vui, không ít teen sẵn sàng trở thành "kẻ chủ mưu" cho những quái chiêu "khủng bố" trên mạng mà không hề lường hết hậu quả hành động thiếu suy nghĩ của mình.
Ngỡ ngàng với những lý do "chơi xấu"
Tưởng rằng chỉ có những teen có "máu mặt", chuyên đi "gây thù chuốc oán" với thiên hạ mới "có khả năng" trở thành mục tiêu của các trò chơi xấu, trả đũa trên mạng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn là như vậy.
Có không ít những trò chơi xấu bắt nguồn từ những lý do hết sức...trên trời, đôi khi còn hết sức khó tin. "Nạn nhân" Hoàng V. (15 tuổi) từng gặp phải trường hợp như vậy.
Chỉ vì bất đồng ý kiến khi "tán chuyện" về một chàng diễn viên Hàn Quốc điển trai, V và cô bạn gái thân đã xảy ra cãi cọ. Vốn chơi thân từ nhỏ, cãi nhau xong là V. xem như xong chuyện, nào ngờ trong lúc nóng giận, cô bạn đã đem những câu chuyện bí mật "sống để bụng, chết mang theo" của V. nói tràn lan trên mạng ảo, thậm chí cô bạn còn mang các bức ảnh xấu xí nhất của V. ra bêu rếu và gán cho V những tiếng xấu mà đến chính V. còn không thể tưởng tượng nổi.
Đôi khi teen chơi xâú nhau vì những lý do hết sức "khó hiểu"
Ngỡ ngàng vì bỗng nhiên bị bạn bè trong lớp xì xào bàn tán về mình bao nhiêu, V. càng thấy buồn bấy nhiêu khi biết cô bạn thân chính là chủ mưu trò "chơi xấu" mình, V. còn buồn hơn nữa trước cái lý do vô cùng ngớ ngẩn khiến người bạn thân thiết bao năm đang tâm "phản bội" mình.
Tuấn A. (trường cao đẳng CN, Hà Nội) cũng bỗng dưng được "đặc cách" trở thành "nạn nhân" của một trò chơi xấu quái đản.
Suốt 1 tuần dài, Tuấn A. bỗng nhiên thuờng xuyên nhận được tin nhắn và cuộc gọi từ các số máy lạ với những lời lẽ "mời mọc" rất thiếu văn hóa. Ban đầu Tuấn A. còn bình tĩnh vì nghĩ có sự nhầm lẫn nhưng đến khi số lượng các cuộc gọi "mời mọc" lên đến con số gần...trăm trong 1 ngày thì Tuấn A. gần như...phát điên.
Lờ mờ đoán được mình đang bị "chơi xấu", cậu bạn vào cuộc "điều tra" thì mới...tá hỏa khi thấy tên, số điện thoại của mình "góp mặt" trên không ít web dành cho gay, web sex, thậm chí cả web dành cho les.
"Em gái mình "kết" 1 chàng hot boy trong trường nên suốt ngày thích...nháy máy điện thoại của anh chàng này. Nhưng tệ cái, không biết nó sợ cái gì mà chỉ lấy máy mình nháy chứ không bao giờ dùng máy của nó. Tệ nữa là chàng kia lại có "thú vui" cho tất cả các số máy nháy điện thoại của cậu ta vào diễn đàn của dân gay.
Vì em mình nháy máy cậu ta không phải 1 lần nên số của mình cũng không chỉ được đưa vào một diễn đàn gay. Biết chuyện thì giận đến...sôi người mà "trả thù" thì...không nỡ - Tuấn A. ngao ngán nói.
Hậu quả khôn lường...
Có một thực tế đáng lo ngại là tần suất của các trò "khủng bố" nhau trên mạng đang ngày một tăng. Dù teen có ý thức được hết hậu quả hành động của mình hay không thì những tổn hại mà "nạn nhân" phải chịu đựng là không thể phủ nhận.
Khi bỗng nhiên "được" trở thành nạn nhân của 1 trò "chơi xấu", nhiều người chọn phương án "ngó lơ". Với quan điểm "cây ngay không sợ chết đứng", Mai Phương, nạn nhân của một trò "rao tình" trên mạng thẳng thắn: "Mình chẳng cần phải thanh minh với ai cả, cứ kệ rồi mọi chuyện sẽ lắng xuống, mình không làm gì sai nên không có gì phải sợ. Mình tin mọi người đều biết mình là người như thế nào".
Hậu quả của các trò chơi xấu mà nạn nhân phải gánh chịu
là không thể tránh khỏi
Cũng có những người khi bị oan thì vô cùng ấm ức và quyết tìm cho ra thủ phạm để "ba mặt một lời", nhưng cũng có không ít trường hợp các teen sau khi là "nạn nhân" thì lại âm thầm lên kế hoạch để "trả thù" và lại tự biến mình thành "hung thủ". Chính thực tế này là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng chơi xấu trên mạng ngay một tăng, thậm chí tạo ra một cơn lốc chơi xấu ngầm trong thế giới ảo.
Đó là phản ứng của những "nạn nhân" được xếp vào hạng có "thần kinh vững". Còn với nhiều người, bị "chơi xấu" là một cú sốc cần nhiều thời gian để vượt qua.
Ngoan hiền, xinh xắn, lại học giỏi, Thảo L., sinh viên 1 trường đại học tại Hà Nội đã khiến trái tim của không ít chàng bảnh bao phải loạn nhịp, nhưng vì muốn chú tâm vào chuyện học tập nên L. không mấy quan tâm đến những lời có cánh từ các "cây si". Nhưng chính vì vậy mà cô bạn đáng thương bỗng dưng được gắn cái "mắc": kiêu, chảnh và trở thành "chủ đề" để các cô bạn xấu tính trong lớp bới móc, nói xấu.
Vốn hiền lành lại trầm tính, L. đã bị sốc nặng sau khi đọc được dòng chữ bôi xấu bên cạnh những bức ảnh của bản thân đã bị chỉnh sửa và tung lên một diễn đàn gái gọi.
Một thời gian dài sau đó, L nghỉ học ở nhà và không tiếp xúc nhiều với mọi người. Thậm chí, không ít lần L. đã phải tìm đến lời khuyên của chuyên gia tâm lý. Tâm hồn quá trong sáng, ngây thơ và non nớt của một cô gái nông thôn mới bước chân vào cuộc sống thành thị nhiều ghen ghét, đố kỵ đã bị một vết thương nặng trước một cú shock bất ngờ.
Có được sự động viên, an ủi, chia sẻ của người thân, và các chuyên gia tâm lý, L. cũng đã có thể được vượt qua cú shock. Tuy nhiên, cuối cùng cô bạn vẫn quyết định thi lại đại học để chuyển sang 1 ngôi trường mới.
Tại nhiều nước trên thế giới, có không ít trường hợp nữ sinh đã tử tự khi bị "chơi xấu" trên mạng. Việc bắt nạt, nói xấu qua web cá nhân, blog, tung tin đồn sai lệch trên các trang web bẩn được nhận định còn nguy hiểm hơn bạo hành ở trường học. Ở trường thì các teen còn có thầy cô và bạn bè, còn ở trên mạng, họ bị tra tấn bởi các tin nhắn và điện thoại, không có lối thoát, và cũng khó khăn hơn cho phụ huynh khi phát hiện ra sự việc.
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, khi trở thành "nạn nhân" của một trò chơi xấu, trước tiên nên bình tĩnh, không nên phản ứng quá vội vàng. Cần xem xét lại vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá lỗi lầm từ cả hai phía có thể nhìn nhận sự kiện một cách tích cực hơn.
Theo VietNamNet
Náo loạn vì trò lố gây sốc của girl 9X trong công viên Chùm ảnh một girl 9X Trung Quốc ưỡn ngực, vén đùi để một người tàn tật viết thư pháp lên người khiến cả công viên náo loạn. Chiều ngày 24/2/2011, tại công viên Li Zhi (Thâm Quyến, Trung Quốc) người dân được một phen náo loạn khi chứng kiến hình ảnh thiếu nữ 9X mặc váy đỏ rực, đeo kính râm "hy sinh...