Người đàn ông Syria trở thành thị trưởng sau 8 năm tị nạn ở Đức
Một người đàn ông Syria đến tị nạn tại Đức từ năm 2015 mới đây đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng thành phố thuộc bang Baden-Wrttemberg nằm ở phía Tây Nam nước này.
Kênh CNN (Mỹ) ngày 4/4 đưa tin Ryyan Alshebl rời thị trấn quê nhà As Suwayda ở Syria cách đây 8 năm và đến tị nạn tại Đức. Vào hôm 2/4, anh tham gia tranh cử vị trí thị trưởng thành phố Ostelsheim với tư cách ứng viên độc lập. Kết quả cuối cùng là anh giành chiến thắng khi nhận về 55,41% phiếu bầu, vượt qua hai đối thủ người Đức Marco Strauss và Mathias Fey.
Ryyan Alshebl cho biết đây là chiến thắng “chấn động”. Ngày 3/4, kênh SWR dẫn lời Ryyan Alshebl chia sẻ: “Ostelsheim là một tấm gương về tư tưởng rộng rãi và tinh thần và chủ nghĩa thế giới cho toàn nước Đức”.
Sau khi giành chiến thắng, Alshebl đã gọi điện cho mẹ tại Syria để báo tin và bà đã rất vui sướng.
Hiệp hội thành phố của Baden-Wrttemberg cho biết Alshebl là người gốc Syria đầu tiên tranh cử và giành chiến thắng chức thị trưởng. Anh sẽ bắt đầu vai trò của mình từ tháng 6.
Người dân địa phương chúc mừng chiến thắng của người đàn ông 29 tuổi này. Annette Keck sống tại Ostelsheim cho biết: “Câu chuyện cổ tích đã trở thành hiện thực và một người phù hợp đã trở thành thị trưởng của chúng tôi”.
Video đang HOT
Alshebl cho biết anh đã đến từng nhà tại Ostelsheim để vận động tranh cử và trải nghiệm này phần lớn là tích cực. Tuy nhiên, vẫn có số ít cử tri tại Ostelsheim không chấp nhận anh vì nguồn gốc Syria.
Cha mẹ của Alshebl là giáo viên và kỹ sư nông nghiệp tại Syria, cuộc đời của anh không có nhiều lo lắng cho đến khi 20 tuổi. Thời điểm đó, biểu tình phản đối chính phủ bùng phát dẫn đến nội chiến Syria vào năm 2011. Cuộc nội chiến cùng sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khiến tính đến cuối năm 2015 có đến 10,6 triệu người phải rời khỏi nhà cửa ở Syria. Alshebl quyết định thực hiện hành trình nguy hiểm đến châu Âu và tị nạn tại Đức.
Khi đến Đức, Alshebl chọn sống ở địa điểm gần với Ostelsheim. Trong 7 năm trở lại đây, anh làm việc trong tòa thị chính của thành phố lân cận Althengstett. Trong vận động tranh cử, Alshebl nhấn mạnh một trong những ưu tiên là việc tiếp cận điện tử của dịch vụ hành chính công, bên cạnh đó anh cũng đề cập đến bảo vệ khí hậu và chăm sóc trẻ em linh hoạt. Alshebl hiện đã trở thành công dân Đức và từng cam kết sẽ chuyển đến Ostelsheim sống nếu trở thành thị trưởng.
Những bức ảnh 'biết nói' về 12 năm nội chiến ở Syria
Cách đây 12 năm, người biểu tình đổ ra các con phố tại Syria lên tiếng phản đối chính phủ.
Sau đó, cuộc nổi dậy đã biến thành nội chiến kéo dài nhiều năm, khiến hàng triệu người mất nhà cửa và hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2022 ước tính rằng tính từ tháng 3/2011, trên 306.000 người Syria đã thiệt mạng, tương đương 1,5% dân số nước này. Ngay cả trước khi trận động đất kinh hoàng 6/2 xảy ra, LHQ cho biết có khoảng 14,6 triệu dân Syria cần hỗ trợ nhân đạo cùng 6,9 triệu người mất nhà cửa và trên 5,4 triệu người Syria đang sống tị nạn ở các quốc gia láng giềng.
Xung đột tại Syria phần lớn đã đóng băng nhưng vẫn xảy ra giao tranh gián đoạn, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc.
Dưới đây là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc chân thực, lột tả phần nào tác động của cuộc nội chiến đối với người dân, cơ sở hạ tầng Syria:
Người đàn ông bị phủ một lớp bụi ngồi bần thần trên đường phố Aleppo năm 2017. Ảnh: AFP Aleppo là một trong những nơi chịu tác động nặng nề của cuộc nội chiến. Bốn năm giao tranh xảy ra trong Aleppo khiến nhiều khu vực của thành phố này bị phá hủy hoàn toàn. Theo Liên hợp quốc, Aleppo cũng là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nội chiến tại Syria với trên 51.000 người thiệt mạng trong giai đoạn từ 2011 đến 2021.
Cậu bé Omran Daqneesh 4 tuổi với gương mặt sững sờ khi đầu bị thương và toàn thân phủ bụi ngồi trong xe cứu thương đã trở thành hình ảnh gây chấn động năm 2016, biểu tượng của hàng triệu người dân thường phải chịu tác động từ cuộc nội chiến Syria. Ảnh: AFP
Trong bức bên trái là khu chợ trung cổ tại thành phố Aleppo vào tháng 4/2021 và bức ảnh bên phải là chính khu chợ này 6 tháng sau đó. Theo UNESCO, có đến 60% thành cổ Old City tại Aleppo bị hư hại nặng nề do giao tranh tại đây. Ảnh: AFP
Chị gái của Mohammed Ismael - một nạn nhân trong vụ đáng bom liều chết do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện tại Tal Tamr, tỉnh Hasakeh năm 2015 - thương xót em trai. Ảnh: AFP IS đã hiện diện tại Syria và gây ra nhiều hành vi bạo lực tàn ác trong khu vực chúng kiểm soát. Đến năm 2019, chúng đã bị đánh bại.
Trẻ em Syria chờ được sơ tán tránh xung đột tại tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria, ngày 18/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người đàn ông Syria bế trẻ nhỏ qua các tòa nhà đổ nát sau một trận không kích tại Aleppo tháng 9/2016. Ảnh: AFP
Người mất nhà cửa tại Syria chờ nhận hỗ trợ thực phẩm tại phía Nam Damascus tháng 1/2014. Ảnh: Reuters
Người đàn ông đau đớn sau khi nghe tin về cái chết của hai con tại Aleppo tháng 1/2013. Ảnh: Reuters
Nhiều nơi ở Đức quá tải, từ chối tiếp nhận người sơ tán từ Ukraine Các chính quyền địa phương ở Đức đang cảm thấy quá tải và phải gióng lên hồi chuông báo động do ngày càng nhiều người sơ tán và tị nạn đến nước này. Nhiều thị trấn và thành phố của Đức đang gặp khó khăn trong tiếp nhận người tị nạn. Ảnh: DPA Theo Đài phát thanh và truyền hình Đức MDR.de, ngày...