Người đàn ông suy thận truyền dịch trên đường về quê, bật khóc khi nhắc về người vợ bại não
Nhắc về vợ, nước mắt người đàn ông lăn dài trên má. Tranh thủ lúc truyền dịch ngay giữa đường, chú còn chờ có ai đi bộ về quê thì cho quá giang.
Mấy ngày qua, người dân vẫn nườm nượp trên đường từ các thành phố lớn về quê sau khi tình hình dịch bệnh được nới lỏng. Để không ai bị bỏ lại phía sau, nhiều mạnh thường quân vẫn túc trực tại các điểm dừng chân phát quà, lương thực và tặng tiền mặt để người dân đổ xăng.
Hành động đẹp này đã giúp đỡ những bà con hồi hương trong cảnh kiệt quệ về kinh tế tiếp tục hành trình của mình. Mỗi người một hoàn cảnh, có những câu chuyện bi đát đến đau lòng. Như trường hợp của người đàn ông dưới đây. Giữa chừng trên chặng đường về quê, chú phải truyền dịch tạm bợ ngay ven đường.
Trong đoạn clip, người đàn ông 43 tuổi ngồi ngay bên đường đoạn gầm cầu ngã 3 Ba Làng, huyện Bình Chánh, TP HCM, bên cạnh ống truyền dịch được đặt trên cột cao. Thấy hoàn cảnh đặc biệt, mạnh thường quân đã đến hỏi han.
Người đàn ông suy thận truyền dịch ngay trạm dừng chân trên đường về quê.
Được biết, người đàn ông bị suy thận giai đoạn cuối cách đây 3 năm, mỗi ngày phải thay dịch 4 lần. Cứ đến giờ, dù bận chú cũng phải ưu tiên việc quan trọng này.
Trong lúc trò chuyện, người đàn ông cũng chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình. Chú cho hay, từ Cần Thơ lên TP HCM làm thuê. Mỗi tháng được khoảng 7,8 triệu. Tuy nhiên, tiền thuốc thang đã mất hơn 4 triệu đồng.
Gần đây, chính quyền địa phương hỗ trợ giấy y khoa bảo hiểm để chữa bệnh nên chú tranh thủ về. Chưa hết, mạnh thương quân hỏi thê m: Nhà anh hộ nghèo ạ? Người đàn ông trả lời rồi cười trừ: “Có nhà đâu mà nghèo, ở nhà ké thằng em” .
Bất giác khi được hỏi về vợ con, người đàn ông giọng bỗng trầm hẳn rồi bật khóc. Vừa kể từng giọt nước mắt vừa lăn dài trên má, chú nói: “Trong lần sinh cháu thứ 3 bị biến chứng, đứa bé mất còn vợ bị bại não đã nằm liệt 1 chỗ cách đây 12,13 năm”.
Người đàn ông suy thận truyền dịch giữa đường về quê bật khóc khi nhắc về người vợ bại não
Hiện vợ chú được mẹ ruột chăm sóc ở quê nhà. Có 3 người con thì mất 1, chú dù bệnh tật vẫn phải đi làm kiếm tiền trang trải thuốc men và nuôi các con ăn học. 3 tháng qua dịch bệnh, chú cũng thất nghiệp, gần đây công ty mới gọi đi làm lại.
Đặc biệt, trong lúc truyền dịch người đàn ông còn tranh thủ chờ có ai đi bộ về quê để cho quá giang. Sau khoảng 30 phút, một thanh niên được đưa đi test và gửi gắm để đồng hành cùng chú tiếp tục hành trình hồi hương. Dù khó khăn, bệnh tật là thế nhưng tấm lòng giúp đỡ được ai thì giúp của người đàn ông này đã khiến ai cũng vô cùng cảm động và ngưỡng mộ.
Chở vợ về quê nhưng hình hài đã hóa tàn tro, người đàn ông gạt nước mắt: "Cho em xin bát cơm chay cúng vợ"
Anh Tươi xin cơm chay từ một nhóm thiện nguyện, ngồi thụp xuống lề đường. Một bát để lên trên hũ tro vợ, còn anh ngồi cạnh, rệu rã nhai những hạt cơm nguội trong nước mắt.
"- Anh ơi, anh có cơm chay không anh ?
- Anh đang ăn mặn mà, sao lại hỏi cơm chay chi vậy ?
- Dạ, cơm chay để em cúng cơm vợ em. Vợ em ở trong thùng nè anh".
Nói xong câu đó với nhóm thiện nguyện, anh Võ Văn Tươi(37 tuổi) cay mắt rồi bật khóc như mưa. Cứ nghĩ rằng, chặng đường hồi hương lần này, vợ anh sẽ ngồi phía sau, ôm chặt anh, cười nói về những ước mơ còn dang dở ở tương lai phía trước. Nhưng đó sẽ mãi là những hình ảnh chỉ còn trong hồi ức. Đường anh về hôm nay sao lạnh lẽo, vợ anh giờ chỉ còn nằm lặng yên trong hũ tro cốt buộc phía sau thùng xe máy...
Anh Tươi đặt hộp cơm chay lên thùng xốp, phía trong là hũ tro của vợ anh
Nén nước mắt, anh lấy tay nâng niu tấm di ảnh vợ ra từ trong ba lô. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng (36 tuổi) nhiễm virus SARS-CoV-2 từ đầu tháng 9. Ngày biết tin vợ bệnh, anh Tươi lòng như lửa đốt. Ngày nào anh cũng gọi điện hỏi thăm, động viên vợ cố gắng mau khỏe về với gia đình. Nhưng phép màu đã không xảy đến. Sau 16 ngày điều trị, vợ anh trút hơi thở cuối cùng vào ngày 23/9.
"Hôm bả mất, người ta đưa cái điện thoại cho tôi gọi, nhìn vào chỉ thấy dây rợ cắm cho bà thở oxy, bả cũng không kịp nói lời nào với mấy cha con hết. Nghĩ buồn lắm nhưng biết sao giờ. Tôi khóc nên đứa nhỏ cũng khóc theo. Nó nói: Thôi cha nín đi, cha lau nước mắt đi. Mà thương bả, thương 2 đứa giờ không còn mẹ nó ở bên".
Anh Tươi trước đi làm phụ hồ, sau chuyển qua làm công nhân. Còn vợ anh ngày ngày dựng lán ở quê, bán nước mía. Đồng lương mọn không đủ nuôi cả gia đình 4 miệng ăn, vợ chồng anh đành cho 2 đứa con nghỉ học.
Đứa lớn 16 tuổi ở cùng trọ trên thành phố, chỉ ở nhà phụ cơm nước. Còn bé nhỏ 13 tuổi gửi về cho bà chăm. Nhìn con đang ở tuổi ăn tuổi lớn phải chịu nỗi đau mất mẹ, anh Tươi khổ tâm khôn cùng.
"Tôi mang hũ tro vợ về mai táng, để cháu lớn ở lại xóm trọ nhờ hàng xóm người ta qua ngó giúp. 2 đứa cũng ngoan, ham học mà nhà không lo đủ, giờ thiếu mẹ nó mình tôi biết sống sao" , anh Tươi nghẹn ngào.
Anh Tươi nghẹn ngào nhìn di ảnh vợ
Chặng đường về quê hôm nay rất xa, nhưng chỉ còn mình anh độc bước
Sau 2 ngày đi từ Bình Dương về quê Hậu Giang, hiện anh Tươi đang ở trong khu cách ly. Chặng đường gần 300km, anh mang theo vài trăm bạc dằn túi với 2 chai nước suối. Cầm lái suốt 1 ngày, cánh tay người đàn ông mỏi nhừ.
Đi qua tỉnh Cần Thơ, anh gặp một nhóm thiện nguyện, hỗ trợ cháo, đồ ăn, thức uống. Anh Phạm Đỗ Minh Trung, đại diện nhóm cũng gửi anh thêm chút tiền hỗ trợ về lo hậu sự cho vợ. Anh Tươi xúc động nhận hộp cơm nghĩa tình rồi ngồi thụp xuống lề đường ăn. Anh cũng không quên xin thêm các nhà hảo tâm một hộp cơm chay cho vợ.
"Sáng tôi cúng cho bả rồi, mà tối chưa có gì. Tôi cũng đói quá nên chưa ăn. May có mấy anh đi đường tốt bụng giúp đỡ. Thời gian tới mai táng cho bà xong, tôi về lại Bình Dương đi làm công nhân, nuôi 2 đứa. Chứ ở lại quê cũng không mần gì ra tiền" , anh Tươi ngậm ngùi.
Một số nhà hảo tâm hỗ trợ anh chút tiền để anh về quê lo hậu sự cho vợ
Ảnh: Phạm Đỗ Minh Trung
Người phụ nữ chở con về quê 3 lần/ngày, hiên ngang xin tiền: "Kịch bản" lừa đảo mùa dịch bị vạch trần Mỗi lần đến xin tiền, người phụ nữ lại chở đứa trẻ ngồi sau, đi 3 chiếc xe máy khác nhau. Những ngày qua, hình ảnh dòng người lũ lượt hồi hương trên khắp các nẻo đường từ Nam ngược về các tỉnh miền Trung, miền Bắc, xuôi về miền Tây liên tục được chú ý trên mạng xã hội. Trên hành trình...