Người đàn ông suy kiệt vì lạm dụng thuốc chứa corticoid
Bệnh nhân bị đau lưng, tê chân nhiều năm, đã uống rất nhiều thuốc giảm đau tây y và đông y ở nhiều cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau, đăc biệt là uống nhiều thuốc chứa Corticoid.
Ảnh minh họa
Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 (Bình Dương) cho biết BV vừa tiếp nhận bệnh nhân Hồ Văn B. (76 tuổi, ngụ Bình Phước) trong tình trạng bụng trướng to, yếu mệt, nôn ói nhiều, rối loạn đi tiêu.
Bệnh nhân B. được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa, theo dõi bán tắc ruột, xơ gan, suy kiệt. Bệnh nhân được chuyển sang Khoa Nội để điều trị.
Ông B. cho biết hơn một năm nay ông cảm thấy bị yếu mệt dần, nôn ói, bụng to, tiêu chảy, ăn uống kém, đã khám và điều trị nhiều bệnh viện khác nhau với chẩn đoán là viêm dạ dày, nấm thực quản… Tuy nhiên, bệnh ngày càng nặng, ông nôn ói liên tục, ông không ăn uống được dẫn đến thể trạng và tinh thần bị suy kiệt nên đi BV.
Khai thác hồ sơ khám chữa bệnh cũ của bệnh nhân, bác sĩ bất ngờ phát hiện ông B. bị đau lưng, tê chân nhiều năm, đã uống rất nhiều thuốc giảm đau tây y và đông y ở nhiều cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau.
Video đang HOT
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định điều trị với chẩn đoán: Hội chứng Cushing – đây là một loại hội chứng do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc Corticoid dài hạn. Đồng thời bệnh nhân được theo dõi suy thượng thận thứ phát do thuốc, viêm dạ dày trào ngược thực quản, nhiễm trùng tiêu hóa, viêm phế quản, suy nhược cơ thể.
Sau 6 ngày được điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân hồi phục khá nhanh. Từ chỗ không thể ngồi vững được, bệnh nhân đã có thể tự đi lại, hết nôn ói, hết tiêu lỏng; ăn uống khá, tinh thần vui vẻ… Hiện bụng của bệnh nhân cũng xẹp xuống hẳn so với ngày vừa nhập viện.
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người không nên tự ý điều trị bằng những phương pháp dân gian. Khi có bệnh thì cần lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín để được chẩn đoán, xác định điều trị đúng. Như trường hợp bệnh nhân B. là hậu quả của việc điều trị đau lưng với dùng thuốc kháng viêm giảm đau nhóm Glucocorticoide kéo dài, lặp lại bởi nhiều người kê đơn khác nhau.
Lịch sử bệnh tật và các loại thuốc đã dùng, hồ sơ khám chữa bệnh cũ (toa thuốc; kết quả xét nghiệm…) là thông tin vô cùng quan trọng mà người bệnh phải lưu ý để trình bày với bác sĩ khi đi khám bệnh.
Về phía các thầy thuốc, việc chịu khó tìm hiểu, khai thác “bệnh sử và tiền sử” của người bệnh chính là chìa khóa then chốt để mở đúng cánh cửa chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Theo Thanh niên
Xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân, bị bệnh gì?
Một tháng nay tôi có hiện tượng bị tê bì tay chân. Thỉnh thoảng bị ngứa ngáy như kiến bò lên mặt, tay, mông. Vậy tôi có khả năng bị bệnh gì?
Ảnh minh họa
BS-CK1 Cao Thị Lan Hương trả lời:
Chào bạn,
Triệu chứng tê bì tay chân ở người ở độ tuổi trung niên có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm tắc động mạch (đặc biệt là người có hút thuốc lá), thiếu vi khoáng chất và vitamin nhóm B, đái tháo đường, bệnh gan bệnh thận, chèn ép thần kinh cột sống...
Bạn nên khám chuyên khoa về thần kinh để bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra cho bạn (ví dụ như đo điện cơ), xác định bệnh lý và điều trị thích hợp tương ứng.
Nguyên nhân gây tê bì tay chân rất đa dạng, có thể do sinh lý khi ngồi, đứng, cầm nắm vật gì đó... trong khoảng thời gian dài (khoảng từ 2 giờ đồng hồ) làm cho mạnh máu và thần kinh bị chèn ép, khiến cho máu khó lưu thông, gây ra hiện tượng tê bì tay, chân sinh lý.
Một số trường hợp tê bì chân tay do khi thời tiết chuyển mùa nhất là từ thu sang đông, trời lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, khô hanh làm cho trạng thái thần kinh và mạch máu thích ứng chưa kịp, trong khi đó da và tổ chức dưới da là một cơ quan rất giàu các mao mạch và các tận cùng của thần kinh, nhất là thần kinh vận động, thần kinh thực vật (cảm giác).
Tê bì tay chân còn gặp khá phổ biến do bệnh tật, nhất là các bệnh về thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp cột sống cổ, khớp vai. Mỗi một vị trí khe khớp cột sống cổ có vô số dây thần kinh đi qua chi phối vận động, cảm giác cho các vùng từ vai gáy đến tay, chân. Khi thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt là mỏm gai sẽ đè vào các dây thần kinh chi phối vai gáy, các chi gây nên đau, mỏi, tê bì.
Khi bị thoái hóa khớp vai làm ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh vận động vai, gáy, cánh tay, cẳng, bàn tay, ngón tay, nếu kết hợp có thoái hóa cột sống cổ, tê bì tay càng rõ rệt hơn.
Đối với chân, ngoài tác động của thần kinh chạy từ đốt sống cổ, còn được chi phối bởi thần kinh đi qua cột sống lưng, thắt lưng. Nếu có thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có tác động xấu đến các dây thần kinh chi phối hai chân, nhất là trong trường hợp lồi đĩa đệm gây đau thần kinh tọa.
Ngoài ra, tê bì tay chân còn có thể do hội chứng ống cổ tay làm co thắt mạch máu ngoại vi, thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay, trong khi thần kinh giữa là thần kinh nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Một số người thiếu vitamin B1, B12 cũng có thể xuất hiện bệnh tê bì tay chân.
Cần phát hiện sớm nguyên nhân gây tê bì tay chân để được điều trị sớm. Muốn vậy, khi thấy xuất hiện tê bì tay chân hoặc được biết bị thoái hóa cột sống cổ, vai, thắt lưng, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Trong cuộc sống thường ngày không nên ngồi một chỗ quá lâu (người cao tuổi thường lười vận động) hoặc cúi quá lâu (đọc sách, xem vô tuyến, đánh máy, lái xe...), nên có giải lao giữa giờ. Hàng ngày nên vận động cơ thể đều đặn bằng các động tác dễ thực hiện nhất như đi bộ, chơi các môn thể taho nhẹ nhàng. Nếu sức yếu, tuổi cao có thể đi lại trong nhà, trong sân, trong vườn vẫn rất tốt.
Theo alobacsi.com
TPHCM chuẩn bị bỏ sổ khám bệnh ra sao? Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử được kỳ vọng sẽ giúp quản lý hồ sơ bệnh án của người dân chặt chẽ và giảm thiểu thủ tục hành chính cho cán bộ y tế và người dân. Từ ngày 1/3, Thông tư 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) triển khai hồ sơ...