Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ (Kỳ 3)
Dưới sự chỉ đạo của Hoover, cục điều tra liên bang đã xóa sổ được nhiều băng nhóm tội phạm khét tiếng.
29 tuổi, Hoover trở thành giám đốc Cục điều tra liên bang, trở thành một trong những người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ.
Bên cạnh những thành công trên con đường sự nghiệp, trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, có rất nhiều tin đồn liên quan đến chuyện đời tư, giới tính của Hoover. Nhiều người truyền nhau rằng Hoover là một người đồng tính.
Ngay từ khi còn là một cậu học sinh, Hoover đã không chơi với bạn khác giới. Khi trưởng thành và thành công trong sự nghiệp, chưa ai nhìn thấy Hoover đi cùng một người phụ nữ nào với tư cách bạn gái. Người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời Hoover chính là mẹ ông.
Tuy không thể hiện bất cứ điều gì không bình thường liên quan đến giới tính của mình nhưng việc Hoover không có bạn gái và khá thân với cấp dưới Clyde Tolson đã khiến người ta tin nhiều hơn vào tin đồn.
Clyde Toslon là một người đàn ông cao lớn và khá điển trai. Clyde đến từ Missouri và kém Hoover 5 tuổi. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Clyde đã vào làm thư ký cho một cơ quan nằm trong Bộ quốc phòng Mỹ. Năm 1927, sau khi nhận được bằng luật tại Đại học Washington, tháng 5/1928, Clyde chính thức được nhận vào làm việc tại Cục điều tra liên bang Mỹ.
Hoover và Clyde luôn xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện
Cydle nhanh chóng kết thân với Hoover. Clyde cũng là một người có tài. Khi Hoover nhận chức giám đốc Cục điều tra, Clyde cũng trở thành một trong những người có quyền lực nhất cục. Bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào có mặt Hoover đều xuất hiện Clyde bên cạnh.
Hoover và Clyde đồng hành với nhau trong công việc, thậm chí cả những sinh hoạt hàng ngày, mọi tin đồn về giới tính của Hoover bắt đầu từ đấy.
Video đang HOT
Lo sợ những tin đồn sẽ làm xấu đi hình ảnh Cục điều tra, Hoover và Clyde đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng để khẳng định mối quan hệ giữa hai người.
Nước Mỹ đầu những năm 1930 là thời kỳ phát triển mạnh của băng nhóm tội phạm nổi tiếng Al Capone. Báo chí nhắc nhiều đến băng nhóm này với những phi vụ thách thức cảnh sát và chính phủ Mỹ. Nền kinh tế đất nước rơi vào suy thoái do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Tổng thống Herbert Hoover dường như không thể làm được tốt hơn để cứu nước Mỹ.
Đầu những năm 1933, làn sóng tội phạm phát triển mạnh hơn ở khu vực phía Tây. Những cái tên tội phạm như John Dillinger, Kelly súng máy, Nelson…xuất hiện nhiều trong những câu chuyện của người dân Mỹ. Các phương tiện truyền thông thậm chí còn nhắc đến chúng như Robin Hood của nhân dân khi chúng đột nhập vào nhiều ngân hàng, hủy toàn bộ những hồ sơ thế chấp cho vay.
Đối với Hoover, sự lộng hành của bọn tội phạm là không thể chấp nhận được và chúng đang ngang nhiên thách thức pháp luật.
Những nỗ lực chống tội phạm của Hoover đã dần tiêu diệt được nhiều tên tội phạm khét tiếng. Cái chết của John Dillinger được coi như một mốc quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm của Mỹ.
Các hãng phim Hollywood đã không đứng ngoài sự kiện này. Họ xây dựng hình tượng Hoover trong những bộ phim của mình. Hoover đã trở thành anh hùng. Công chúng thấy được vai trò của Cục điều tra liên bang.
Hoover rất vui mừng khi xuất hiện trước công chúng hâm mộ. Nhà báo Courtney Cooper đã viết 23 câu chuyện về những cuộc truy bắt của cục điều tra và các nhân viên. Theo nhà báo Courtney Cooper, FBI là cỗ máy chống tội phạm hiệu quả nhất dưới sự lãnh đạo của Hoover.
Năm 1937, Hoover bắt Louis Buchalter, tên xã hội đen đứng sau hàng loạt các vụ giết người. Louis bị kết tội giết người và án tử hình được thi hành với hắn.
Sự kiện này đã đưa tên tuổi Hoover và hình ảnh FBI nổi tiếng hơn bao giờ hết. Hoover giờ đã trở thành vị anh hùng dân tộc.
Bản thân Hoover cũng cảm thấy mình là người chịu trách nhiệm giám hộ pháp luật, bảo vệ công dân của nước Mỹ.
Theo Thúy Trần (Khám phá)
Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ (Kỳ 2)
Trở thành giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ khi mới 29 tuổi, John Edgar Hoover được coi là người đàn ông nắm trong tay nhiều quyền lực nhất nước Mỹ.
Ngay khi phát hiện ra Hoover nằm bất động trên sàn nhà. Người quản gia đã gọi cho bác sĩ Clyde Tolson, bạn thân nhất của Hoover.
Tolson khi nghe tin thực sự bị sốc, ông không thể nói được bất cứ từ nào qua điện thoại. Tolson biết cuộc đời của mình sẽ thay đổi từ giây phút đó, chấm dứt những ngày tháng bên cạnh và chăm sóc cho vị giám đốc quyền lực này.
Tolson gọi cho Helen Gandy, người thư ký đáng tin cậy của Hoover trong suốt 54 năm. Rất nhiều thủ tục sẽ phải được tiến hành sau cái chết bất ngờ này.
Trong cuốn nhật ký của mình, Curt Hentry, một nhân viên FBI gần gũi với Hoover có chia sẻ rất nhiều cảm xúc của mình sau cái tin Hoover qua đời. Tổng thống Richard Nixon cũng sốc khi nhận được thông tin này. Hoover là một trong những người bạn thân và người cố vấn đáng tin cậy của Tổng thống Nixon.
Sáng ngày 4/5/172, tang lễ của Hoover được cử hành theo nghi lễ quốc gia. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp và được coi là một trong những sự kiện chính trị nổi bật của Mỹ năm 1972. Tổng thống Nixon và đệ nhất phu nhân Mamie Eisenhower cùng rất nhiều quan khách cao cấp đã có mặt tại tang lễ. Hoover được chôn cất tại nghĩa trang Quốc hội, bên cạnh cha mẹ và cô em gái xấu số của mình.
Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông này có quá nhiều những bí ấn chưa được giải đáp.
John Edgar Hoover chụp ảnh cùng cha mẹ
Sinh ngày 1/1/1895 tại Washington, DC, là con út của Dickerson Naylor Hoover và Annie Marie Scheitlin Hoover. Gia đình Hoover sống trong một ngôi nhà hai tầng tại số 413 Seward Square. Hoover đã sống ở đây 43 năm cho đến khi cha mẹ ông qua đời. Annie Hoover được coi là người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời của Hoover. Bà luôn dạy con trai mình những điều có trong kinh thánh.
Khi còn là một cậu học sinh, Hoover mắc bệnh nói lắp. Điều đó khiến cậu rất ít giao lưu với bạn bè. Để khắc phục điều đó, Hoover đã mạnh dạn đăng ký vào đội thuyết trình của trường và cố gắng hết sức để trở thành một diễn giả có sức thuyết phục.
Tốt nghiệp trường công lập Brent, năm 1913 J. Edgar theo học khoa luật tại Đại học George Washington sau khi từ chối một học bổng có giá trịc của Đại học uy tín Virginia.
Giỏi về biện luận, năm 1916, Hoover tốt nghiệp luật khoa và lấy tiếp bằng thạc sĩ trước khi vào làm việc tại Bộ Tư pháp Mỹ.
Tháng 4/1917, cha Hoover bị buộc nghỉ hưu khi đang làm việc tại Bộ nội vụ với lý do bệnh tật. Mặc dù đã làm việc cho chính phủ liên bang 42 năm, nhưng ông không nhận được bất cứ khoản tiêng trợ cấp nào sau khi về hưu ngoài tiền lương. Hoover trở thành trụ cột chính trong gia đình.
Bạn thân của Hoover, Larry Richey, trợ lý Bộ trưởng Thương mại của Mỹ ở thời điểm đó chính là người đã giúp Hoover rất nhiều trong việc trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ.
Nhờ sự giới thiệu của Larry Richey, Hoover đã được gặp gỡ với Bộ trưởng thương mại Herbert Clark. Sau này cũng chính Herbert Clark đã đề cử Hoover lên làm giám đốc Cục điều tra của Mỹ. Cộng với khả năng quản lý của mình, khi mới tròn 29 tuổi, J. Edgar Hoover đã trở thành giám đốc Cục điều tra. Đó là ngày 10/5/1934.
Trong 7 năm liền, Hoover tập trung vào việc chấn chỉnh lại cục và đổi tên nó thành Cục điều tra liên bang (FBI). Ông đã thành lập bộ phận lưu giữ dấu vân tay mở rộng, bao gồm 1/3 dấu vân tay các công dân Mỹ đến tuổi đi bầu cử. Ngoài ra còn một phòng xét nghiệm pháp y cực kỳ hiện đại. Các nhân viên FBI được đào tạo bài bản tại Học viện FBI về võ thuật và các phương pháp do thám. Hoover quy định các hệ thống gài mã và những "khuôn phép" khác để có thể kiểm soát mọi hành vi của thuộc cấp.
Theo đánh giá, không có viên chức thực thi pháp luật nào của nước Mỹ trong thế kỷ 20 lại nắm trong tay quyền lực như Edgar Hoover. Ảnh hưởng của Hoover trên 8 đời tổng thống và Quốc hội Mỹ là rất lớn. Cái tên Hoover luôn gắn liền với FBI. Trong quãng thời gian là nhà thực thi pháp luật, Hoover luôn được đồng nghiệp tôn kính và nể sợ.
Theo Thúy Trần (Khám phá)
Vợ TTGT nhảy lầu tự tử nêu nghi vấn: Công an Đăk Nông nói gì? Gia đình nêu hàng loạt nghi vấn về cái chết của nạn nhân và đê nghi Cục Điều tra VKSND Tối cao vào cuộc. Ngày 17/10, bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ ông Nguyễn Tấn Mẫn, Đội trưởng thanh tra giao thông, trạm phó trạm cân 56 (Sở GTVT tỉnh Đắk Nông), đã gửi đơn lên Cục Điều tra VKSND Tối cao và các...