Người đàn ông phục chế hàng trăm xe Porsche
Đặt chân vào hãng của Manfred Hering giống như lạc bước vào viện bảo tàng xe thể thao Đức.
Trong hãng xe của Hering, hiện có hơn trăm chiếc Porsche. Tình yêu với thương hiệu xe Đức đến với Hering khi anh còn rất nhỏ. Trong bài trả lời phỏng vấn của tờ Classic Driver, Đức, người đàn ông kể lại rằng khi mới một tuổi đã được ông nội cho ngồi lên chiếc máy kéo hiệu Porsche.
Manfred Hering và những chiếc Porsche mà anh phục chế.
Thiết kế đặc trưng của Porsche mang lại cảm hứng, nhưng công nghệ cũng là thứ quan trọng đối với Hering. Với người đàn ông Đức năm nay khoảng 40 tuổi, Porsche là hãng duy nhất biết cách thể hiện, phong cách thể thao và biết đầu tư bền vững.
Để phục chếc xe Porsche và đưa trở về 100% với điều kiện kỹ thuật ban đầu, Hering có những cách tiếp cận khác nhau. Xe có thể được giữ nguyên lớp sơn cũ, nội thất được làm sạch và thay thế những bộ phận hư hỏng. Có xe phải thay mới phần lớn linh kiện. Và cuối cùng là cách tự tạo ra những thứ không thể thay mới.
Hãng Early 911s của Hering có 50 nhân viên, gồm cả 5 kỹ sư chuyên làm động cơ và 6 chuyên gia làm thân xe. Nơi đây cũng đủ không gian để cả trăm khách hàng gửi xe Porsche.
Ông chủ hãng cho biết, hiện Early 911s có sẵn 10 chiếc 911 bản 2.0 đời 1965, 30 chiếc 911 bản 2.0 S đời 1966-1969, 40 chiếc bản 2.2 S, 60 chiếc bản 2.4 S, 15 chiếc Carrera RS 2.7 đời 1973-1976, 40 chiếc Turbo 3.0 và 7 chiếc từng là xe cảnh sát. Ngoài ra còn nhiều mẫu Porsche bản xe đua và các phiên bản đặc biệt.
Early 911s hiện có khách hàng từ nhiều nơi trên nước Đức, từ các chủ doanh nghiệp trẻ đến những nhà sưu tập tư nhân. Hering cho biết, nếu có một ngân sách không giới hạn để mua chiếc Porsche mơ ước, anh sẽ tậu một chiếc 356 America Roadster và chiếc 911 2.2 S trong bộ phim “Le Mans”. Nhưng với anh, chiếc Porsche có công nghệ vượt bậc vẫn là 993 GT1.
Video đang HOT
Mỹ Anh
Theo VNE
Porsche Cayenne 2015 - khi nhà giàu leo núi
Những tưởng mang Cayenne đi offroad không khác gì việc các ngôi sao đôi lúc đánh bóng bản thân. Nhưng sự thực lại hoàn toàn trái ngược.
Một ngày trung tuần tháng 9, Porsche mời các phóng viên toàn thế giới đến Barcelona (Tây Ban Nha) để trải nghiệm phiên bản Cayenne 2015. Nhận xe từ khách sạn, đóng trên đỉnh một ngọn đồi nhìn xuống toàn cảnh Barcelona, chúng tôi chọn cung đường tới biệt thự cổ cách đó 100 km. Bình thường, trải nghiệm trên những triền núi, những góc cua tay áo hay đổ đèo ở 90 km/h sẽ là chủ đề. Nhưng lần này, cảm xúc đó bị lu mờ bởi những gì ở diễn ra ở ngôi biệt thự cổ Les Comes.
Sau bữa trưa, tôi định lên ghế sau chiếc Cayenne S đen để thử cảm giác, trước khi cầm lái bài offroad. Nữ huấn luyện viên hỏi "Cậu chắc về bụng mình chứ. Vừa ăn xong đó". Tôi nói "Chắc" và nghĩ thầm "Cayenne offroad thì khác gì người thành phố đi cấy đâu, bóng bẩy là chính". Vừa lúc chiếc Cayenne S màu trắng về, nên tôi chuyển lên xe đó. Lần này là huấn luyện viên nam người Đức có cái tên rất khó nhớ. Anh bảo "Chờ 10 phút, tôi đi bỏ cái gì vào bụng đã".
Tôi chờ và vẫn hình dung về những bãi offroad nhân tạo trong các lần lái thử trước.
Cayenne mới có bộ đèn pha dạng không gian với 4 cụm LED trổ xung quanh bi-xenon.
10 phút sau, huấn luyện viên quay lại, đúng giờ một cách rất Đức. Anh bảo "Những gì cậu trải nghiệm hôm nay là duy nhất" và chuyển đồng hồ từ hiển thị GPS sang thông số nhiệt độ động cơ, dầu nhớt...Có gì đó rất nghiêm trọng.
"Nào, đi thôi. Hãy nhớ giữ vòng tua ở 1.200-1.500", anh chỉ bộ đàm về phía con đường mòn đầy sỏi. Tôi đưa Cayenne S men tới chân núi, vẫn chưa thấy chỗ offroad đâu. Huấn luyện viên bảo "Tới kia". Tôi nhìn theo và toát mồ hôi. Đó là một vách nghiêng toàn đá và dốc lên triền núi. Bình thường, ở sa hình nhân tạo bài này dùng đất, không lên dốc và nói chung dễ như trở bàn tay.
Tôi đưa Cayenne S mới cứng tới, lò dò cho hai bánh bám gọn vào mặt nghiêng. Xe nghiêng hẳn tưởng như muốn rơi xuống ghế phụ. Vì toàn đá nên tôi giảm chút ga cho đỡ xót xe. Huấn luyện viên, lúc này cũng đang ngả hết vào cánh cửa, hét lên "giữ ga, giữ ga". Tôi làm theo, Cayenne chồm lên mỏm đá, lắc lư đánh võng làm bụng dạ lồng lên. "Đừng có làm vòng tua xuống dưới 1.000, cậu không có sức đưa xe leo lên đâu". Tôi phân trần "tại xe đẹp quá".
"Nó sinh ra để offroad, đừng lo", anh trấn an.
Porsche thêm các chức năng như cảnh báo xe vượt.
Vừa thoát khỏi bài đó là tới con đường mòn dẫn lên núi cũng toàn đất đá và những hốc sâu gần nửa bánh. Lần đầu tiên lái chiếc xe "công tử" vào chỗ xấu thế này, tâm lý tiếc của làm tôi vài lần khiến huấn luyện viên phải cảnh báo "Dưới 1.000 rồi kìa".
Đã thế thì liều. Tôi dấn ga, giữ ở tầm 1.700, bất kể địa hình. Xe trèo lên, lắc phải lắc trái, giật lên giật xuống như say. "Đúng rồi, cứ thế. Tốt. Tốt", tiếng huấn luyện viên ở cạnh. Con đường mòn đó chỉ vừa đúng thân xe, thật chật vật trong thử thách phải giữ lái liên tục mỗi khi gặp hố hay đá chắn ngang đường. Tới một đoạn, anh lệnh rõ to "Phanh". Tôi đạp dúi dụi, xe khựng lại giữa lưng chừng dốc.
"Bên trái cậu là góc cua tay áo. Hãy mở sang phải rồi đánh hết lái". Nhưng phải thú thật là tôi không nhìn thấy cái cua đâu. Cây cao quá thân xe che hết. Ở dưới, đá lởm chởm chỗ nào cũng giống chỗ nào. Nhưng tôi cứ mở cua, rồi khi nghe thấy tiếng "hết lái" thì làm theo và đạp ga lên tầm 2.000. Phải tới khi mũi xe bắt đầu chớm cua thì tôi mới nhìn thấy đường tiếp theo thế nào. Vừa căn trái tránh cây, vừa đạp ga lên dốc. Toát mồ hôi dù điều hòa 19 độC.
Leo khoảng 3 khúc như thế thì lên tới đường bằng. Bữa trưa gần như hết sạch. Bỗng huấn luyên viên lại hét "Phanh". Tôi phanh thật lực, khiến người anh bật khỏi lưng ghế. "Cậu vẫn còn khỏe thế à?", anh đùa. Rồi chỉ cho tôi xem nơi xuất phát. Ngôi biệt thự nhìn toàn cảnh, rõ cả đường vào. Cái dốc nghiêng đầu tiên bé xíu. Tôi ước độ cao tầm 1.000 m.
Porsche thêm các chức năng như cảnh báo xe vượt.
Chạy một đoạn tới rừng có vẻ già hơn, gốc rễ cây trồi lên hẳn. Tôi vẫn chưa hình hung ra con đường tiếp theo là gì. Ở đây, các chuyên gia Porsche chỉ cho tài xế nhìn được khoảng 10 m phía trước. Còn lại là bất ngờ.
Đúng như tôi lo. Lên đến đỉnh và bây giờ xuống dốc. Cái dốc đầu tiên dựng đứng. Anh bảo tôi "Cậu biết về chức năng đổ đèo của Porsche chứ". "Biết. Biết", tôi tự tin. "Vậy làm đi".
Tôi ấn nút đổ đèo, đưa xe vào dốc rồi phanh. Hệ thống tự chọn cấp 3. Nhả phanh, nhả ga, chỉ cần đánh lái. Chiếc xe từ từ đi xuống, không có tiếng gằn do phanh động cơ như xe thường, nhẹ nhàng êm ái. Chỉ việc đánh lái tránh gốc cây là ổn.
Dốc tới mức tôi cảm thấy như mặt đập xuống đường. Xe vẫn duy trì tốc độ và ổn định. Tới chỗ thoải hơn, huấn luyện viên bảo "tăng số". Tôi không hiểu tăng số gì. Anh nói "nháy ga đi". Tôi nháy nhẹ ga, hệ thống nhảy lên số "5", xe thoát hẳn. Anh bảo "thêm nữa, cho nhanh". Tôi nháy cái nữa thành tận mức "8". Hóa ra "số" ở đây chẳng liên quan tới "số" của hệ truyền động.
Qua được dốc thứ nhất, đến cái thứ hai, thứ ba thì dễ dàng hơn. Hệ thống lái của Cayenne phản xạ mặt đường tốt nên căn dễ, không phải mò mẫm. Nhưng thử thách thực sự ở đoạn dốc cuối cùng. Đó là ngã ba hình chữ T và oái oăm thay phía trước mặt tôi là vực sâu mà phía dưới lỗ chỗ cây, đá xen nhau. Huấn luyện viên bảo "Giờ thì mở trái, rẽ phải. Cậu nhìn thấy đường chứ?".
Lần này cây thưa hơn nên tôi thấy, nhưng cảm giác lạnh gáy từ cái vực ngay trước mặt. Chỉ cần đá lở, tôi cua thiếu lái hay đơn giản là bánh sau vấp cục gì đó làm nghiêng xe thì lăn ngay xuống dưới. Đủ thứ có thể ập đến. Nhưng huấn luyên viên quát "Đừng nhìn cái vực, nhìn đường của cậu đi". Tôi mở lái, rồi vào cua thật chặt, giữ chân ga vừa phải. Nhưng vì đá to quá nên xe không vọt được. Liều đẩy thêm ga, xe gầm lên, trườn qua đá rồi vào cua gọn gàng. Tôi thở nhẹ, còn huấn luyện viên mặt tỉnh như không.
Porsche thêm các chức năng như cảnh báo xe vượt.
Trải qua nhiều bất ngờ, bụng đã đói và tay đã mỏi nên chỉ mong bài tập dừng lại. Nhưng huấn luyện viên dẫn ra một thung lũng toàn sỏi đất. "Chạy theo cái dây bên trái, cố bám và đạp ga thoải mái. Khi nào tôi bảo phanh thì phanh về 30 km/h rồi nhả". Dĩ nhiên tôi lại làm theo. Phóng lên 80 rồi 100 km/h ở mặt đường đất đôi chỗ lồi lõm, cong vênh. Xe không hề có cảm giác mất độ bám. Chạy được một lúc bỗng nghe tiếng "Phanh". Thế là tôi phanh, rồi nhìn đồng hồ cho về 30 km/h thì nhả. Cayenne giảm tốc thẳng băng, không giật, không lắc đuôi, không trượt bánh. Gọn gàng đơn giản.
Xong rồi lại đẩy lên 100 km/h, cho bụi tung mù, tiếng sỏi rào rào. Bù lại lúc phải căng chân giữ vòng tua 1.500. Huấn luyện viên khoan thai ngồi hưởng thụ. Bỗng anh hét "Phanh". Tôi phanh theo nhưng lần này xe lắc và hơi trượt ở đuôi. Vì chỉ xuống 30 km/h rồi nhả phanh nên lấy lại độ cân bằng ngay. Anh hỏi "có gì khác?". Tôi bảo "Xe như mất độ bám?". "Đúng rồi, tôi tắt cân bằng điện tử rồi còn đâu".
Chạy vài vòng như thế, huấn luyện viên cho lên một con kênh nhân tạo và dặn không đi trên 10 km/h. Đoạn nước ngập chắc tới lưới tản nhiệt, nhưng không quá lớn như kiểu Ford Ranger. Cayenne phi băng băng lên trên và sau đó được lệnh "Đi về". Tôi lái men theo con đường cũ, đang chuẩn bị thư giãn vì kết thúc hành trình thì anh lại hét "đá kìa". Tôi nhấc ga, đệm nhẹ phanh và đánh lái tránh hòn đá dù chắc rằng nếu đi thẳng nó vẫn lọt qua gầm. Anh đùa "Cậu phản xạ tốt đấy. Lần sau nên sang chỗ tôi ngồi". Tôi bảo "Em không dám".
Trở về nơi xuất phát, bụng đói, họng khát. Tôi uống liên tục vài cốc nước. Người vẫn có cảm giác lắc lư theo địa hình. Tổng thời gian cho cuộc vật lộn là 45 phút, quá sức tưởng tượng ban đầu.
Dẫu sau đó chúng tôi còn lái hai phiên bản Cayenne Turbo và Cayenne Diesel trên những con đường đèo đẹp như tranh của Barcelona, nhưng những gì trải qua ở ngọn núi đó thì không bao giờ quên được. Khi chưa thử qua cái gì đúng nghĩa, thì không nên định kiến, ít nhất là với Porsche Cayenne.
Theo Trọng Nghiệp (VnExpress)
Gói phụ kiện cho Porsche Panamera đắt hơn cả xe thể thao Số tiền bỏ ra để mua gói phụ kiện độ dành cho Porsche Panamera đủ để tậu một chiếc xe thể thao Chevrolet Corvette Stingray 2015. Nếu không hài lòng với xe coupe 4 cửa hạng sang Porsche Panamera tiêu chuẩn, bạn có thể tìm đến hãng độ TopCar của Nga. Mới đây, hãng độ Mansory phiên bản Nga đã giới thiệu một...