Người đàn ông ở TPHCM có sở thích lạ, khách ngỡ ngàng khi vào nhà
Ngôi nhà đặc biệt ở TPHCM có 70% đồ nội thất, vật dụng trang trí được chủ nhân sáng tạo bằng cách tận dụng hơn 10.000 vỏ chai, lọ thủy tinh cũ.
Sở thích sáng tạo đặc biệt
Thời thanh niên, ông Đinh Nguyên Bình (hiện 56 tuổi, quận Tân Phú, TPHCM) bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những chiếc vỏ chai rượu. Mỗi khi thấy bạn bè vứt vỏ chai, ông đều xin về.
Lâu dần, ông tích trữ được một số lượng lớn vỏ chai, lọ thủy tinh đủ mọi hình dáng, màu sắc. Vốn có óc thẩm mỹ, ham sáng tạo, khi có thời gian, ông lại lấy vỏ chai, lọ ra làm cái này, cái kia.
Ông Bình và 2 chiếc ghế được trang trí bằng vỏ chai.
Ban đầu, ông thử làm một số đồ vật nhỏ như: Cốc uống nước, gạt tàn thuốc ,… Sau đó, thú vui lớn dần, trở thành đam mê giúp ông có nhiều sản phẩm thú vị hơn.
Một trong số này là bộ bàn ghế tiếp khách. Những chiếc ghế được ông tạo hình, gia cố bằng khung sắt chắc chắn, sau đó phối ghép với các vỏ chai cùng hình dạng, kích thước, màu sắc. Ông sắp xếp, cố định chắc chắn số vỏ chai này vào khung ghế.
Để đồng bộ cùng với bộ ghế, ông tạo thêm chiếc bàn theo cách tương tự. Khi hoàn thành, bộ bàn ghế trở nên độc lạ.
Bộ bàn ghế trong quầy bar nhỏ.
Ông Bình chia sẻ: “Đây là sản phẩm kích thước lớn đầu tay của tôi nên mất khá nhiều thời gian. Phải mất 2 năm, tôi mới hoàn thành bộ bàn ghế này. Đến nay, dù đã 20 năm, bộ bàn ghế vẫn sử dụng bình thường.
Việc khoan, cắt, cố định vật liệu là vỏ chai thủy tinh khó và mất thời gian nhiều hơn các vật liệu khác. Tôi từng học cơ khí và kinh doanh dụng cụ, máy móc cơ khí nên có sẵn các thiết bị phục vụ tái chế “.
Video đang HOT
Quầy bar nhỏ có thiết kế độc đáo.
Sau bộ bàn ghế, ông Bình tạo thêm nhiều sản phẩm nội thất khác cho ngôi nhà như: Bàn ghế phòng khách, phòng ăn, quầy bar, đèn trang trí, đèn ngủ,…
Nhân kỷ niệm ngày cưới, ông tặng vợ bộ giường ngủ được làm thủ công, phối ghép hơn 200 vỏ chai. Mới đây, ông tặng vợ thêm chiếc ghế thư giãn với phần ghế ngồi, tựa lưng, đặt chân cũng được phối với chai thủy tinh cũ.
Sau 20 năm sáng tạo, hiện căn nhà của ông Bình có đến 70% sản phẩm nội thất, đồ trang trí được tái chế từ vỏ chai, lọ cũ. Do đó, ông đặt tên cho ngôi nhà của mình là “Ngôi nhà cho lại”.
Ông giải thích: “Ngôi nhà cho lại có 2 cách hiểu và 2 ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, đó là cách nói lái của từ chai lọ, đúng theo phong cách nội thất căn nhà của tôi.
Ông Bình tự tay thiết kế, sáng tạo các loại đèn trần, đèn trang trí,… bằng vỏ chai cho các căn phòng trong nhà.
Ngoài ra, ‘ngôi nhà cho lại’ còn được hiểu theo đúng nghĩa đen của 2 từ ‘cho lại’. Bởi, ngôi nhà đã cho lại bản thân tôi và gia đình nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Ngôi nhà cho tôi niềm hạnh phúc được thỏa mãn đam mê sáng tạo, tái chế vật dụng tưởng chừng bỏ đi. Trong khi đó, các thành viên khác được ngôi nhà cho lại niềm vui của sự gắn kết tình cảm gia đình”.
Được thỏa mãn niềm đam mê
Các loại nắp chai, vỏ chai được ông tận dụng, biến thành tranh trang trí với nhiều chủ đề khác nhau.
Ngoài biến các loại vỏ chai lọ cũ thành đồ nội thất hữu ích cho gia đình, ông Bình còn tận dụng, tái chế đồ phế liệu… thành nhiều sản phẩm trang trí bắt mắt, độc đáo.
Tại phòng khách, ông trưng bày bức tranh chủ đề gia đình được kết từ hơn 3.000 nắp chai nhựa. Trong khi, dọc theo cầu thang lên các phòng trong nhà là những bức tranh khổng lồ, sống động với chủ đề thiên nhiên, gia đình được ông “vẽ” hoàn toàn bằng nắp, vỏ chai.
Những lúc rảnh rỗi, ông Bình còn tái chế những tuýp sắt, vòi nước, đồ cơ khí cũ, hỏng,… thành nhiều món đồ trang trí sinh động, có hồn.
Ông Bình biến đồ phế liệu, cơ khí cũ, hỏng thành đồ vật trang trí .
Ông Bình tâm sự: “Tôi không có ý định bán những sản phẩm mình tái chế. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có một số đơn vị mượn các sản phẩm này để trưng bày ở các sự kiện.
Tôi hạnh phúc với thú vui tái chế của mình. Nó không chỉ thỏa mãn đam mê sáng tạo của tôi mà còn có ý nghĩa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Bởi thay vì vứt bỏ đồ phế thải ra ngoài môi tường, chúng ta có thể tận dụng, tái chế nó thành những vật dụng, sản phẩm có ích cho cuộc sống”.
Mẹ bỉm lương tháng 30 triệu phân vân nghỉ việc chăm con, làm tại nhà hay kinh doanh, lời khuyên nhiều nhất gây ngỡ ngàng!
Người mẹ sau sinh đang loay hoay tìm hướng đi cho mình.
Khoảng thời gian chênh vênh nhất đối với người mẹ có lẽ là thời điểm sau khi sinh con. Băn khoăn không biết nên nghỉ ở nhà để dành cho con một tuổi thơ trọn vẹn hay tiếp tục đi làm, tìm kiếm bản thân trên con đường sự nghiệp sắp tới. Nhiều người nói, phụ nữ sau sinh thiệt thòi về mặt kinh tế, có lẽ không sai.
Mới đây, trên MXH, một người mẹ cũng đang vô cùng băn khoăn khi chưa biết nên làm gì trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Chị sắp hết thời gian nghỉ thai sản, loay hoay tìm phương án cho bản thân và mong nhận được góp ý của mọi người.
Câu chuyện đang được quan tâm trên MXH
"Xin chào mọi người, mình đang phân vân việc này mong mọi người đóng góp ý kiến giùm mình nhé:
Hiện tại mình sinh em bé và sắp hết thời gian thai sản. Mình hiện làm cho công ty nước ngoài lương tháng 30 triệu, giờ giấc hành chính nhưng việc xin nghỉ phép cần làm nhiều bước. Hiện mình đang phân vân.
1. Nghỉ việc chăm con đến khi con 18 tháng thì cho đi học, sau đó apply vào công ty khác.
2. Xin công ty cho làm tại nhà (công việc của mình có thể làm tại nhà). Khi bé được 1 tuổi thì mình phải lên cty lại (đây là quy định của công ty mình ạ). Trường hợp này thì chấp nhận bận bịu nhiều vì vừa làm vừa chăm bé.
3. Mở kinh doanh một cái gì đó của riêng mình. Chủ động trong công việc và chăm sóc con cái.
Mình cũng muốn thử sức ở lĩnh vực số 3 nhưng chưa biết nên kinh doanh gì, và liệu thời gian có phân bổ được hợp lý không giữa việc quản lý và chăm sóc con. Mình không có áp lực về tài chính vì vợ chồng mình đã tích luỹ nhiều cho tương lai và thu nhập của chồng mình lo được hết cho vợ con. Nhưng tính mình thích được làm việc, được lao động, được tạo ra giá trị. Cái mình băn khoăn là con mình còn nhỏ, và tiếp theo nữa là công việc công ty mình khá nhàn (vì mình nhiều kinh nghiệm rồi), nếu từ bỏ để bắt đầu một khởi đầu mới chưa chắc chắn thì liệu có nên hay là không mọi người? Mình ở Sài Gòn ạ".
Mọi người đều ngiêng về phương án số 2
Dưới phần bình luận, có rất nhiều lời khuyên khác nhau. Thế nhưng nhiều nhất đều lựa chọn phương án thứ 2. Mọi người cho rằng không nên bỏ phí một cơ hội như vậy, và dù có dư dả thì việc một người tự tạo được giá trị cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nếu loanh quanh chỉ ở nhà dọn dẹp, cơm nước, con cái... sẽ rất lãng phí.
Hơn nữa, việc đi làm cũng là một cách giúp phụ nữ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Sự nghiệp hay gia đình đều quan trọng, nhưng có những thời điểm nếu tạm gác lại một trong 2 thứ thì chặng đường tiếp theo sẽ gặp phải không ít khó khăn. Bởi vậy, người mẹ hãy suy nghĩ thật kĩ trong trường hợp này.
Còn bạn, nếu là bạn, bạn sẽ khuyên người mẹ trong câu chuyện như thế nào?
Người đàn ông học thạc sĩ ở Hàn Quốc, kể chuyện ăn vội bát mì cạnh chuồng lợn Để cải thiện kinh tế gia đình, người đàn ông Lào Cai chọn sang Hàn Quốc vừa làm vừa học thạc sĩ. Ngoài giờ học, anh làm thêm ở công trường, nông trại. Chọn việc cực nhọc 5 năm trước, anh Nguyễn Tiến Ngọc (32 tuổi, quê Lào Cai) kết hôn và lập nghiệp ở tỉnh Yên Bái. Vợ chồng anh xây dựng...