Người đàn ông nước ngoài vận chuyển trái phép 716 viên kim cương qua đường hàng không
Chiều 29/10, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phát hiện và bắt giữ đối tượng mang Quốc tịch Ấn Độ vận chuyển trái phép 716 viên kim cương, trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng qua đường hàng không…
Từ công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đặc biệt là nhóm hàng hóa có giá trị như: đá quý, điện thoại di động, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các trinh sát Phòng Cảnh sát Kinh tế nắm được thông tin về hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa kim cương, không khai báo Hải quan tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Các gói nilon chứa nhiều hạt nhỏ nghi vấn là kim cương được cất trong ví để lẫn cùng quần áo tư trang.
Thủ đoạn của các đối tượng là cất giấu kim cương vào trong hành lý ký gửi, xách tay, giấu trong người, để qua mặt quá trình kiểm soát của lực lượng chức năng. Sau khi vận chuyển trót lọt, số kim cương trên được bán lại cho các chủ hàng người Việt Nam trên địa bàn thành phố nhằm thu lợi bất chính.
Vào lúc 9h0 ngày 23/10, Tổ Công tác Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu – Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Công an quận Tân Bình đã kiểm tra hành khách Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai (Quốc tịch Ấn Độ) nhập cảnh từ Ấn Độ vào Việt Nam trên chuyến bay VJ884 ngày 23/10 của Hãng hàng không Vietjet Air, đi qua luồng xanh (không khai báo hải quan).
716 viên kim cương tự nhiên và nhân tạo, trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng.
Hành khách này có mang theo hành lý gồm: 1 kiện hành lý ký gửi là 1 vali màu xanh có số thẻ hành lý là IP 924900 và hành lý xách tay gồm 1 balo màu đen và 1 túi đeo nhỏ màu nâu.
Kết quả soi chiếu của Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu phát hiện trong valy của ông Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai có nhiều tập giấy nhỏ có in chữ IGI và 10 gói nylon chứa nhiều hạt nhỏ nghi vấn là kim cương được cất trong ví để lẫn cùng quần áo tư trang.
Qua làm việc, đối tượng trên đã thừa nhận các hạt nhỏ trong 10 gói nyion nêu trên là kim cương, vận chuyển từ Ấn Độ vào Việt Nam để giao cho khách nhưng không khai báo hải quan.
Công an bắt giữ đối tượng Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai.
Kết quả kiểm tra ban đầu, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJP) xác định ông Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai mang theo bên mình số lượng hàng hóa là 716 viên kim cương tự nhiên và nhân tạo, trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra nhận thấy việc ông Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai mang theo 716 viên kim cương trong hành lý, nhập cảnh nhưng không thực hiện việc khai báo hải quan tại Việt Nam theo quy định có dấu hiệu của tội phạm “Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới”.
Hiện Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, làm rõ vụ việc, truy vết các đối tượng tại Việt Nam có liên quan đến việc tiêu thụ kim cương trái pháp luật nói trên để xử lý theo quy định.
Vẫn nóng mua bán xyanua trôi nổi
Thời gian gần đây, nhiều vụ án thương tâm đã xảy ra khi kẻ thủ ác sử dụng xyanua để đạt được mục đích gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Những vụ án tàn độc này cho thấy việc quản lý, mua bán chất độc xyanua - tiếng lóng là "bánh bò" - còn nhiều lỗ hổng, các đối tượng xấu dễ dàng trao đổi, mua bán bằng nhiều phương thức khác nhau...
Do đó, vấn đề đặt ra là phải giám sát, quản lý thật chặt chẽ, đồng thời đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong việc kinh doanh loại hóa chất nguy hiểm, độc hại này...
Kẽ hở bị lợi dụng
Sau khi Công an TP Hồ Chí Minh thông tin về kết quả 1 tháng thực hiện Kế hoạch Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố, ngày 23/10, chúng tôi tìm đến chợ Kim Biên (quận 5) - khu chợ chuyên bán hóa chất nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh. Hỏi nhiều cửa hàng lớn nhỏ để mua "bột xi mạ mỹ ký", "bột mạ vàng", chúng tôi không tìm được cửa hàng nào có bán loại bột có chứa độc chất xyanua này cũng như các hợp chất liên quan.
Các tổ công tác kiểm tra hàng hóa có liên quan đến hóa chất độc hại trên địa bàn Quận 5.
Tại một cửa hàng hóa chất, khi hỏi để tìm mua loại hóa chất xyanua thì chúng tôi đã nhận lại sự e dè từ người bán và cho biết không bán loại hàng này. Cũng tại chợ Kim Biên, chúng tôi hỏi thêm một số cửa hàng khác nhưng đều nhận được câu trả lời giống nhau: Không bán!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm này, việc mua bán trực tiếp chất xyanua trở nên rất khó khăn, muốn mua phải quen mặt hoặc thông qua giới thiệu từ người quen của cửa hàng. Lý do là vì hiện nay một số hợp chất của xyanua vẫn được sử dụng trong công nghiệp như hoạt động sản xuất giấy, dệt may, khai khoáng, xi mạ, chế tác kim loại và thuốc trừ sâu... Nếu là khách cá nhân không qua giới thiệu đến hỏi mua hóa chất nguy hiểm này đều sẽ bị từ chối.
Trong khi đó, theo ghi nhận của cơ quan chức năng, sau khi Công an TP Hồ Chí Minh và các lực lượng phối hợp ra quân kiểm tra, xử lý, nhiều địa chỉ buôn bán chất độc xyanua trên mạng xã hội đã tự xóa tài khoản, không còn dám hoạt động mua bán công khai như trước...
Thực tế, theo Công an TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn quận 5 - nơi tọa lạc chợ hóa chất Kim Biên, hiện có hàng chục cơ sở kinh doanh hóa chất. Trong đó có 24 cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp; 46 cơ sở kinh doanh các loại phụ gia, phụ gia thực phẩm, hóa chất thông thường. Đa số các cơ sở chỉ bố trí cửa hàng bán lẻ, trụ sở giao dịch; số lượng hóa chất trưng bày không nhiều, phần lớn hàng hóa được lưu giữ tại kho nằm trên địa bàn các quận ven TP Hồ Chí Minh hoặc tỉnh khác.
Trong chợ hóa chất Kim Biên, hiện có khoảng 10 cơ sở kinh doanh hóa chất là phụ gia, phụ gia thực phẩm, hóa chất thông thường. Khu vực xung quanh chợ Kim Biên có gần 30 cơ sở kinh doanh hóa chất, trong đó có 24 cơ sở được Sở Công thương thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có điều kiện, các cơ sở còn lại kinh doanh hóa chất thông thường nên không yêu cầu phải có giấy chứng nhận.
Đáng nói, các loại hóa chất hiện được bày bán với nhiều ngành hàng (nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, y tế, công nghiệp...) với nguồn gốc xuất xứ đa dạng, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Hầu hết số hóa chất này được lưu giữ với số lượng không nhiều và được chứa trong các loại bình chứa nhỏ, không có nhãn mác rõ ràng... Vì thế đã gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định tên hóa chất, đơn chất hoặc hỗn hợp nhiều chất...
Và cũng chính vì sự lẫn lộn, không sắp xếp theo thứ tự ngành hàng kinh doanh (thực phẩm ra thực phẩm, phụ gia theo phụ gia...) đã vô tình trở thành kẽ hở cho các đối tượng có ý đồ xấu sử dụng hóa chất vào mục đích bất chính của mình thời gian qua.
Trước thực trạng trên, từ cuối tháng 9, Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát kinh tế chủ trì, phối hợp Công an các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai nhiều tổ công tác, thực hiện quyết liệt kế hoạch tổng rà soát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đối tượng nghi vấn mua bán hóa chất độc hại, nguy hiểm trên địa bàn thành phố. Trong đó, chọn địa bàn quận 5 (nơi tập trung nhiều các cơ sở xi mạ, chế tác kim loại và kinh doanh hóa chất, đặc biệt là chợ hóa chất Kim Biên) để tập trung kiểm tra.
Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm của các cơ sở kinh doanh liên quan hóa chất trên địa bàn và thu giữ nhiều hóa chất nghi vấn là chất độc xyanua. Cơ quan Công an xác định các sai phạm liên quan đến hành vi kinh doanh hóa chất không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Cụ thể, qua kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh liên quan hóa chất, cơ quan chức năng phát hiện có 3 cơ sở tồn tại một số vi phạm về sản xuất, kinh doanh hóa chất. Lực lượng chức năng thu giữ 125 chai, hũ chứa hóa chất dạng lỏng và một thùng hóa chất công nghiệp dạng viên nén (10kg). Tất cả đều nghi vấn là chất độc xyanua.
Cùng thời điểm, Công an quận 5 cũng kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh vi phạm. Theo Cơ quan Công an, mặc dù không thuộc danh mục hóa chất cấm nhưng việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng xyanua vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về quản lý hóa chất. Cụ thể, tại Công ty cổ phần P. (phường 5, quận 5) do bà Bùi Thị Thúy Ng. (sinh năm 1966; ngụ quận 7) làm tổng giám đốc, Tổ công tác số 1 kiểm tra, ghi nhận công ty đang sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất công nghiệp, trong đó có thực hiện hành vi sang chiết trái phép hóa chất mang nhãn Potassium Gold Cyanide, nghi vấn là hóa chất độc gốc xyanua. Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ 33 chai/ hũ chứa các hóa chất nghi vấn là hóa chất độc có gốc xyanua. Qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu, tổ kiểm tra xác định đơn vị cung cấp hóa chất cho Công ty cổ phần P. là Công ty TNHH hóa chất M.C (quận Gò Vấp)...
Kiểm tra tại hộ kinh doanh T. (trên đường Nhiêu Tâm, quận 5) do bà Lê Thị Xuân M. (sinh năm 1968, ngụ Bình Thạnh) làm chủ, Tổ công tác số 2 phát hiện tại đây đang kinh doanh trái phép các loại hóa chất công nghiệp, trong đó có nhiều hóa chất nghi vấn là hóa chất độc gốc xyanua được chứa đựng bên trong 84 hũ nhựa đã pha chế, trọng lượng khoảng 42kg. Tất cả hàng hóa này đều không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Kiểm tra hộ kinh doanh Ngân L., (trên đường Nghĩa Thục, quận 5) do ông Nguyễn Trung T. (sinh năm 1985; ngụ quận 5) là chủ cơ sở, Tổ kiểm tra đã phát hiện cơ sở này đang kinh doanh trái phép các loại hóa chất công nghiệp, trong đó có nhiều hóa chất nghi vấn là hóa chất độc gốc xyanua. Đồng thời, tiến hành tạm giữ một thùng hóa chất công nghiệp dạng viên nén nghi là xyanua, trọng lượng khoảng 10kg.
Ông Lê Hoài Vĩnh P. - quản lý cửa hàng khai nhận, 10kg hóa chất dạng viên nén màu trắng, không nhãn mác là xyanua còn được gọi là "bánh bò", được mua với giá 150.000 đồng/ kg của người đàn ông chưa rõ nhân thân ở quận Bình Tân. Trước các sai phạm trên, Tổ kiểm tra tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để điều tra, xác minh làm rõ...
Giật mình vì số lượng xyanua "khủng" được bán ra
Cho đến nay (tính đến ngày 22/10), sau 1 tháng thực hiện Kế hoạch Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, khởi tố 5 vụ án, 17 bị can về các tội: "Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc", thu giữ hơn 9,4 tấn xyanua, 315 kg axit sulfuric, 105 kg axit cholhidric cùng nhiều tang vật khác có liên quan.
Hiện cơ quan Công an khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ xyanua tại 11 tỉnh, thành trên cả nước để thu hồi hơn 318,5kg xyanua mua bán trái phép, xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan, đồng thời trao đổi thông tin đến Công an các tỉnh giáp ranh để cùng phối hợp phát hiện các dấu hiệu sai phạm để xử lý theo quy định.
Thu giữ tang vật hóa chất xyanua.
Trước đó, vụ việc Công an quận Bình Thạnh phát hiện đối tượng Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ quận 1; Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH hóa chất Nam Phương), lợi dụng vị trí công tác và sự quản lý lỏng lẻo của chủ doanh nghiệp, đã lập khống hợp đồng mua bán với đối tác để "tuồn" chất độc xyanua ra ngoài, bán lại cho hàng chục khách hàng tại nhiều tỉnh, thành với tổng số lượng khoảng 2,55 tấn, thu lợi bất chính hơn 378 triệu đồng đã khiến dư luận đặc biệt chú ý vì số lượng xyanua "khủng" được bán ra. Ngoài ra, đối tượng Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, ngụ tỉnh Bình Định) sau khi mua xyanua từ Huệ đã tiếp tục bán lại cho khoảng 326 khách hàng tại 9 tỉnh, thành phố, thu lợi bất chính hơn 253 triệu đồng.
Khai nhận tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Thành Huy cho biết đã dùng mạng xã hội quảng cáo, trao đổi, mua bán chất độc xyanua. Từ tháng 3/2023 đến thời điểm bị bắt, Huy đã bán hơn 100kg xyanua cho hàng trăm khách hàng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước...
Ngoài ra, ngày 12/9, Công an quận Bình Thạnh đã tiếp nhận tin báo về vụ việc một phụ nữ tử vong tại nhà nghi vấn tự tử bằng xyanua. Chỉ sau 1 ngày truy xét, làm rõ nguồn cung cấp xyanua trái phép, Công an quận Bình Thạnh phối hợp Công an huyện Bình Chánh đã bắt giữ Phan Minh Trung (sinh năm 1990; ngụ huyện Bình Chánh). Mở rộng truy xét, Công an huyện Bình Chánh tiếp tục bắt giữ nhóm 3 đối tượng cung cấp xyanua trái phép cho Phan Minh Trung.
"Ngược dòng" mua bán xyanua trái phép, Công an huyện Bình Chánh triệt phá đường dây mua bán trái phép chất xyanua với số lượng lớn, núp bóng các công ty kinh doanh hóa chất. Cụ thể: Nguyễn Thành Tài (sinh năm 1994) cấu kết cùng Hà Văn Việt (sinh năm 1983; cùng cư trú quận 7), Khúc Văn Hiếu (sinh năm 1988; hiện ở quận Tân Phú) thành lập 3 pháp nhân được Bộ Công thương, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp để nhập khẩu, kinh doanh hóa chất xyanua.
Sau khi có nguồn xyanua nhập khẩu theo giấy phép được cấp, các đối tượng thống nhất bán trái phép chất độc xyanua cho khách hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán hóa chất độc xyanua; không lập phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc nhằm tăng doanh thu cho công ty.
Khám xét khẩn cấp kho chứa hàng của 3 công ty nêu trên tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ gần 4 tấn xyanua. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, nhóm đối tượng trên đã bán hơn 400kg xyanua trái phép cho 4 trường hợp tại TP Hồ Chí Minh, thu lợi 40 triệu đồng; thu hồi hơn 27kg xyanua đã tiêu thụ trái phép ra thị trường...
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, hầu hết người dân mua, sử dụng chất độc xyanua do thiếu hiểu biết về pháp luật và chủ yếu sử dụng để làm xi mạ, sơn, nhuộm, thuốc diệt chuột... Đáng chú ý, có 16 trường hợp tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận mua chất độc xyanua nhằm mục đích tự tử; trong đó, 2 trường hợp may mắn được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, 14 trường hợp còn lại từ bỏ ý định tự tử và tự tiêu hủy số chất đốc xyanua đã mua được.
Hiện Công an TP Hồ Chí Minh đã tham mưu Ban Chỉ đạo 138 thành phố chỉ đạo các sở ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Công thương thành phố, Cục Hải quan thành phố, Cục Quản lý thị trường thành phố phối hợp Công an thành phố rà soát toàn bộ doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu, kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại để tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp này.
Tìm bị hại trong vụ "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" Ngày 28/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm bị hại trong vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân" do Võ Tấn thực hiện. Trước đó, ông Trần Văn Lý (SN 1950; HKTT phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) tố cáo Võ Tấn (SN 1954, HKTT thôn 6, xã Hàm Chính, huyện...