Người đàn ông nôn ra máu, hôn mê chỉ vì thói quen phổ biến của đàn ông
Được chẩn đoán đái tháo đường nhưng không uống thuốc đúng giờ, người đàn ông vẫn uống nhiều rượu. 2 ngày trước nhập viện, bệnh nhân nôn ra máu, đến viện trong tình trạng hôn mê.
Bệnh nhân D. đang được điều trị tích cực tại BV đa khoa tỉnh Cao Bằng
2h 30 phút ngày 5/5, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân P.V.D 50 tuổi, trú tại huyện Quảng Hòa, nhập viện trong tình trạng nặng nề, tinh thần lơ mơ, kích thích vật vã.
Người nhà cho biết, trước lúc vào viện 2 ngày bệnh nhân có uống rượu nhiều, ăn uống thất thường, không sử dụng thuốc đúng giờ, sau đó nôn nhiều dịch lẫn máu, màu đen. Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán: Suy hô hấp, Viêm phổi/Hôn mê.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu cho biết: Bệnh nhân đã được khám, chẩn đoán đái tháo đường đường típ 2, tuy nhiên đã không tuân thủ phác đồ điều trị, đặc biệt có tiền sử nghiện rượu, xơ gan.
Thời gian gần đây bệnh nhân ăn uống không điều độ, sử dụng rượu bia quá nhiều dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hoá, tiêu chảy mất nước nhiều dẫn đến tình trạng tăng lượng đường huyết đột ngột.
Chia sẻ với phóng viên Infonet, PGS.TS. Tạ Văn Bình, Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết, trình độ và kiến thức thực hành về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường bị thiếu hụt quá nhiều.
Dù đã được nâng cao kiến thức về bệnh đái tháo đường, song, có không ít người bệnh hiểu sai về tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong điều trị bệnh, gây hại tới sức khỏe, cơ thể.
Trong khi đó, đái tháo đường không chỉ đơn thuần điều trị bằng thuốc như một số bệnh khác, mà còn có chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Đây là ba chân kiềng của điều trị đái tháo đường, không được xem nhẹ bất kỳ một chân kiềng nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều người bệnh đái tháo đường coi thường chế độ ăn uống, hiểu sai do thiếu kiến thức về dinh dưỡng nên có chế độ ăn quá nghiêm khắc hoặc quá bừa bãi, khiến cho họ không điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời, mắc thêm các vấn đề khác về mặt sức khỏe thể chất.
Với thâm niên nhiều năm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đái tháo đường, GS. TS Tạ Văn Bình từng gặp không ít những trường hợp tương tự với bệnh nhân mới vào BV Cao Bằng nêu trên. Trong đó có trường hợp mới chỉ 9 tuổi nhưng đã mắc đái tháo đường do sai lầm về chế độ dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, người đang điều trị đái tháo đường cần có chế độ ăn hợp lý, cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm muối, giảm chất béo, thay vào đó ăn nhiều chất xơ và vitamin.
Tăng cường vận động tập thể dục thường xuyên đẩy lùi biến chứng tim mạch, giúp giảm đường huyết và giảm tính kháng insulin. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải cũng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Phải uống thuốc hàng ngày và đúng giờ, đúng liều lượng và khám định kỳ để kiểm soát bệnh.
Không nên sử dụng rượu, bia vì thành phần có chất gây ức chế hình thành glycogen ở gan, tạo điều kiện thuận lợi để mạch máu xuất hiện các cục máu đông lại, không lưu thông bình thường được, đồng thời có thể làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang dùng insulin hoặc các loại thuốc làm hạ đường huyết, giảm hiệu quả tổng thể của insulin và gây tương tác với một số loại thuốc điều trị. Những loại rượu có chứa thành phần là đường đều có thể làm tăng chỉ số đường huyết hoăc có thể dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin, đây là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp.
Ngoài ra, người bệnh không được tự ý đặt chế ăn kiêng chống béo cho mình mà phải do bác sĩ chỉ định hoặc đồng ý. Chế độ ăn, số lượng bữa ăn phụ thuộc vào thuốc uống điều trị, liều lượng và số lần tiêm insulin.
Người bệnh cần lưu ý đảm bảo giữ lịch các bữa ăn, không bỏ bữa dù không muốn ăn; ăn chậm, nhai kỹ; không ăn quá nhiều; loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ, sử dụng nhiều thức ăn ít năng lượng, ví dụ: rau, nấm khô, dưa chuột… chế biến thức ăn dạng luộc, nấu, tránh thực phẩm chiên, rán, hạn chế ăn mặn, tránh các đồ uống có cồn…
Khi ăn kiêng, người bệnh cần chú ý giảm dần số lượng thức ăn theo thời gian và duy trì chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ; nên ăn no, đủ chất vào bữa sáng, bữa trưa ăn trung bình và bữa tối ăn nhẹ.
Bổ sung thêm, TS. BS Đỗ Đình Tùng, PGĐ BV Đa khoa Xanh Pôn, nguyên Phó Viện trưởng Viện đái tháo đường và rối loạn chuyển hoá cho biết, việc thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng đối với người đái tháo đường.
Theo đó, thay đổi lối sống bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường mức độ hoạt động thể lực là phương pháp hiệu quả nhất.
“Chỉ cần 30 phút hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày như đi bộ, giảm 7% cân nặng đối với người thừa cân, béo phì sẽ có thể dự phòng được tới 58% số trường hợp phát triển thành bệnh đái tháo đường”, TS. BS Đỗ Đình Tùng nói.
Những căn bệnh thường gặp sau Tết và cách phòng tránh
Việc sinh hoạt, ăn uống bất thường thiếu kiểm soát trong dịp Tết kéo dài có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh về gan mật, đường tiêu hóa, bệnh về da...
Sau Tết nhiều người mắc phải các căn bệnh thường gặp về gan mật, đường tiêu hóa...
Ngộ độc thực phẩm do thức ăn thừa sau Tết
Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh thường gặp sau Tết
Sau Tết, những thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm.
Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, sốt nhẹ và mệt mỏi. Nghiêm trọng cơn có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp, Xuất huyết tiêu hóa nôn ra máu. Nếu gặp những hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, tránh tự điều trị tại nhà.
Bệnh gan mật
Uống nhiều rượu bia có thể dẫn tới các bệnh về gan mật sau Tết
Rượu bia "thả ga", ăn uống nhiều chất đạm, chất béo trong dịp Tết rất dễ làm tổn thương lá gan. Các bệnh về gan sau Tết có thể xuất hiện hoặc bị nặng thêm gồm: viêm gan, xơ gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ. Thời gian ăn uống dịp Tết thường không điều độ, có thể gây rối loạn cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo, gây ra gan nhiễm mỡ.
Còn viêm gan do rượu thường có các biểu hiện: chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh gan có thể ngăn ngừa được xơ gan, ung thư gan.
Rối loạn tiêu hóa
Việc ăn uống thất thường như: lúc ăn quá nhiều, lúc lại quá ít, ăn không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm, uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đắng miệng, ăn không ngon, hoặc nặng hơn như đi ngoài phân sống.
Thông thường, sau Tết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mới bắt đầu xuất hiện. Người gặp phải nên đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả.
Bệnh về da
Trang điểm quá nhiều trong dịp Tết có thể gây ra các bệnh về da
Tết là dịp mà mọi người, nhất là các chị em phụ nữ dùng nhiều trang sức, nước hoa, mỹ phẩm. Những ngày Tết mọi người thường sinh hoạt sai giờ khoa học, thức khuya, ăn uống không hợp lý... Đây đều là những tác nhân gây lão hóa da. Các biểu hiện da bất ổn như: xuất hiện thêm nếp nhăn, các vết thâm, nám, nặng hơn là nguy cơ ung thư da.
Dịp Tết là dịp ăn uống, tiệc tùng nhiều nhất năm. Đây cũng chính là thời điểm tiềm ẩn các bệnh như rối loạn mỡ máu, bệnh về gan, tăng huyết áp, tiểu đường, gout... Do đó, để tránh các bệnh ập đến, mọi người nên cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh làm việc quá sức. Hạn chế uống bia, rượu; có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho mình, đón một cái Tết vui, khỏe và lành mạnh.
Sức khỏe người hiện đại đang kém hơn thế hệ trước Dù y học đã có những bước phát triển nhảy vọt trong thế kỷ này, nhưng sức khỏe của các thế hệ gần đây đang suy giảm đáng kể so với thế hệ cha mẹ và ông bà của họ khi ở cùng độ tuổi, Hãng tin UPI dẫn kết quả nghiên cứu mới của Đại học bang Ohio (Mỹ) cho hay. Lười...