Người đàn ông nôn ra cả lít máu do bị loét thực quản
Người đàn ông nhập viện sau khi nôn ra gần 1 lít máu đen lẫn máu cục do bị loét thực quản, tiên lượng rất nặng.
3 giờ sáng ngày 24-4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội) hối hả tiếng chân của các y bác sĩ do có một bệnh nhân 75 tuổi, ngụ Hà Nội, nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân có tiền sử mắc nhiều bệnh nền như thiếu máu, tan máu, xơ gan, tăng huyết áp, đặc biệt là mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều năm.
Trước khi vào viện, bệnh nhân đã nôn ra gần 1 lít máu đen lẫn máu cục, người nhợt nhạt.
Bác sĩ Nguyễn Minh Trọng, Trưởng khoa Ngoại gan mật – tiêu hóa và ung bướu, cho biết khi thực hiện nội soi thực quản – dạ dày, phát hiện có một ổ loét lớn ở vị trí 1/3 dưới thực quản gây chảy máu.
“Vị trí và tính chất ổ loét thực quản rất khó can thiệp cầm máu hiệu quả qua nội soi. Cùng với đó, tình trạng chảy máu tiến triển nặng hơn, máu đỏ tươi chảy ồ ạt. Bệnh nhân trong tình trạng vô cùng nguy hiểm vì mất máu cấp”, bác sĩ Trọng kể.
Ngay lập tức, bệnh nhân được hồi sức tích cực, thở máy, truyền máu, truyền dịch và duy trì các thuốc để giữ được huyết áp, đồng thời can thiệp ngoại khoa khẩn cấp để cầm máu.
Video đang HOT
Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu trong tình trạng mạch huyết áp không ổn định, có nguy cơ tử vong trong và sau mổ.
Người đàn ông nhập viện sau khi nôn ra gần 1 lít máu đen lẫn máu cục do bị loét thực quản. Ảnh: BVCC
Trong quá trình mổ, các bác sĩ tiến hành mở bụng theo đường trắng trên và dưới rốn với tình trạng gần như không chảy máu (không còn máu), chỉ còn dịch nước trắng.
Khi mở bụng, phát hiện bên trong chứa toàn bộ máu loãng và máu cục, các quai ruột chướng căng. Gan 2 thùy xơ nhẹ, nhợt trắng.
Bệnh nhân được tiến hành kiểm soát các nguồn mạch cấp máu cho đoạn thực quản dưới (nơi gây ra nguyên nhân chảy máu chính).
Sau khi kiểm soát mạch, giải phóng thực quản bụng và một phần thực quản trong lồng ngực, mở kiểm tra ổ loét thực quản thì không thấy chảy máu nữa.
Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cắt dạ dày cực trên kèm thực quản đoạn dưới (kèm theo ổ loét thực quản), tạo hình lại dạ dày (nối dạ dày – thực quản), mở thông hỗng tràng để nuôi dưỡng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã kiểm soát hoàn toàn tình trạng chảy máu. Các ngày sau, tình trạng suy đa cơ quan do mất máu dần hồi phục, bệnh nhân dần hồi tỉnh, rút ống thở, duy trì các thuốc tim mạch và hô hấp.
Chiều 9-5, sức khỏe bệnh nhân ổn định, vết mổ phục hồi, được ra viện.
Phát hiện hai bệnh ung thư cùng lúc từ dấu hiệu đau thắt lưng
Từ dấu hiệu đau thắt lưng tăng dần, ông S. quyết định đi khám. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán ông mắc cùng lúc hai bệnh ung thư, đã di căn sang xương.
Ông M.N.S (66 tuổi) vào Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị vì đau thắt lưng. Theo người nhà, cách thời điểm vào viện 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện đau cột sống thắt lưng, triệu chứng đau tăng dần và lan xuống 2 chân, đi lại khó khăn.
Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng và cân lâm sàng, bác sĩ kết luận ông mắc hai bệnh ung thư bao gồm ung thư trực tràng cao biểu mô tuyến giai đoạn IV, ung thư phổi phải giai đoạn IIB.
Theo PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ ung thư phổi di căn xương là rất cao, trong khi đó ung thư đại trực tràng di căn xương chỉ khoảng 1,24%.
Các bác sĩ nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.
Tuy nhiên, bệnh nhân này có khối u phổi tương đối nhỏ, không có hạch trung thất. Trong khi đó, tổn thương u trực tràng với tổn thương di căn hạch rất nhiều. Bác sĩ tiến hành sinh thiết cả 3 vị trí tổn thương u trực tràng, u phổi và u di căn xương. Kết quả cho thấy di căn là do ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ Phương cho biết việc điều trị cho người có hai bệnh ung thư cần cân nhắc trên nhiều yếu tố như bệnh nào nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nào nguy hiểm hơn, nguy cơ lan rộng hơn.
Với trường hợp ông S., tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn, di căn xa, mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Thời điểm nhập viện bệnh nhân khó chịu nhất với triệu chứng đau thắt lưng và yếu hai chân do tổn thương di căn xương. Bác sĩ ưu tiên điều trị u nguyên phát gây di căn xương và điều trị chống hủy xương.
Bác sĩ Phương cho rằng cả ung thư phổi và ung thư đại trực tràng đều có thể tầm soát và điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Với ung thư phổi, người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn và hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây, tuổi từ 50-80 cần tầm soát bệnh. Phương pháp tầm soát ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính liều thấp, quá trình chụp chỉ vài phút và không gây đau đớn. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng cũng được khuyến cáo tầm soát qua nội soi ống mềm từ năm 40 tuổi.
Ai có nguy cơ mắc ung thư trước tuổi 40? Người mang gene di truyền hoặc vì đột biến xuất hiện đa polyp trong đại trực tràng có nguy cơ mắc ung thư rất lớn, thường trước tuổi 40. Gia đình tôi có người vừa qua đời vì mắc căn bệnh ung thư đại trực tràng, tôi nghe nói bệnh có thể di truyền. Liệu điều đó có chính xác? (Trần Thị Lan,...