Người đàn ông nhiễm HIV bị tố xâm hại bé gái 11 tuổi
Ông Hoàng Văn Hoan – Trưởng Công an xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) thông tin: “Công an huyện Hoa Lư đã đưa cháu Ng (11 tuổi) đi giám định tình trạng bị xâm hại. Kết quả giám định cho thấy, cháu Ng bị sưng, đỏ vùng kín, không bị rách màng trinh”.
Ảnh minh họa.
Theo phản ánh của gia đình chị Nguyễn Thị N ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, vào khoảng 17h30′ ngày 30.4, chị N đi làm về nhà thì thấy hai con gái là Nguyễn Thị T (14 tuổi) và Nguyễn Thị Ng (11 tuổi) đang ngồi ôm nhau trong nhà.
Ngay sau đó, chị N đã hỏi hai con thì nhận được câu trả lời từ bé gái 14 tuổi là hai con đang nhặt rau ở sân thì ông Vũ Văn H (54 tuổi, ở đối diện) sang chơi và rủ các cháu ăn mỳ tôm nhưng chỉ có một mình em Ng sang nhà ông H ăn mỳ tôm.
Khoảng 20 phút sau không thấy em về nhà nên T sang nhà người đàn ông 54 tuổi tìm em thì phát hiện ông H đang nằm đè lên trên người em gái mình, quần tụt xuống đầu gối. Thấy vậy, T đã nói to: “Bác H, bác làm gì em cháu thế?”.
Nghe T nói vậy, người đàn ông 54 tuổi đã vội kéo quần lên và bỏ đi chỗ khác. Sau đó, T đưa em gái về nhà. Nghe con gái 14 tuổi kể lại sự việc, chị N đã sang để nói chuyện nhưng ông H không mở cổng mà cố thủ ở trong nhà. Uất ức trước hành vi của người đàn ông 54 tuổi, chị N đã tố cáo lên Công an xã Trường Yên.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Hoan – Trưởng Công an xã Trường Yên – cho biết: “Khi cơ quan công an xã nhận được tin báo đã có mặt tại nhà chị N và ông H để nắm bắt tình hình. Nhưng do sự việc phức tạp và ông H cố thủ trong nhà không chịu gặp cơ quan chức năng nên tôi đã báo cáo lên Công an huyện Hoa Lư về điều tra vụ việc”.
Ngoài ra, ông Hoàng Văn Hoan cũng thông tin: “Ngay sau đó, cơ quan công an xã đã mời gia đình chị N cùng các con lên trụ sở để Công an huyện trực tiếp lấy lời khai về vụ việc. Nhưng cháu Ng còn nhỏ nên mẹ cháu là người giám hộ đi cùng lên trụ sở công an xã lấy lời khai. Sau khi lấy lời khai xong, Công an huyện Hoa Lư đã đưa cháu Ng (11 tuổi) đi giám định tình trạng bị xâm hại. Kết quả giám định cho thấy, cháu Ng bị sưng, đỏ vùng kín, không bị rách màng trinh”.
Còn ông Nguyễn Đức Lợi – Chủ tịch UBND xã Trường Yên – cho biết: “Ông Vũ Văn H (54 tuổi) là đối tượng nghiện ma túy từ lâu và đang bị HIV giai đoạn cuối, viêm phổi nặng. Vào thời điểm này, người đàn ông 54 tuổi này vẫn cố tình không nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi sự việc xảy ra, người đàn ông 54 tuổi này đã tự cắt cổ tay của mình tự tử nhưng được người dân phát hiện nên đã đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, người này đi điều trị bệnh viêm phổi của mình”.
Vụ việc đang được cơ quan Công an huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Tiến Dũng (Infonet)
24 người nghi 'dính' HIV sau khi cấp cứu 1 nạn nhân tai nạn ở Kon Tum
Do chưa biết 1 nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng (xảy ra ngày 30/6, tại tỉnh Kon Tum) nhiễm HIV, nên trong quá trình cấp cứu, vận chuyển, đã có 17 y bác sĩ và 7 người dân nghi bị phơi nhiễm HIV.
24 người nghi &'dính' HIV sau khi cấp cứu 1 nạn nhân tai nạn ở Kon Tum
Trực tiếp trao đổi với phóng viên báo Tin Tức chiều 2/7, ông Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum xác nhận: "Trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe khách xảy ra trên đường Hồ Chí Minh ngày 30/6, đã có 17 nhân viên y tế và 7 người dân nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV trong quá trình cấp cứu, vận chuyển một nạn nhân nhiễm HIV (đã tử vong) về Trung tâm Y tế huyện Đắk Hà".
Trước đó, các y, bác sĩ và người dân tham gia cấp cứu, vận chuyển, không hề biết nạn nhân này bị nhiễm HIV. Chỉ đến khi đưa nạn nhân về đến Phòng Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Đắk Hà và chuẩn bị đưa xuống nhà xác thì nhân viên y tế mới kiểm tra giấy tờ tùy thân và vô tình phát hiện thấy đơn thuốc bệnh nhân điều trị HIV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
"Sau khi nhận thông tin trên, từ trưa ngày 1/7, tôi đã chỉ đạo Trung tâm phòng chống HIV và Trung tâm huyện Đắk Hà thống kê danh sách những người nghi phơi nhiễm để cấp thuốc, áp dụng các biện pháp dự phòng theo quy định. Tuy nhiên, do sự phối hợp giữa 2 đơn vị này chưa chặt chẽ, ban đầu Trung tâm Y tế huyện Đắk Hà chỉ thống kê và báo cáo 17 nhân viên y tế; nên sau khi có ý kiến phản hồi của người dân, chúng tôi đã chỉ đạo bổ sung ngay việc cấp thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV miễn phí cho 7 người dân nghi phơi nhiễm còn lại", ông Đào Duy Khánh khẳng định.
Chiều 2/7, đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum để hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV (miễn phí) ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo qui định.
Đồng thời, hướng dẫn địa phương trong việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan theo qui định. Tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kom Tum cần ngay lập tức báo cáo cụ thể sự việc nêu trên bằng văn bản về Cục phòng chống HIV/AIDS; để sớm cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan thông tin đại chúng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo Cục phòng chống HIV/AIDS, phơi nhiễm với HIV là tình huống rất thường gặp trong đời sống hàng ngày và không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Việc lây nhiễm HIV còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.
Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ. Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.
Người bệnh nghi phơi nhiễm HIV sẽ được theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi và xử trí tác dụng phụ của ARV; tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng...
Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV.
(Theo Tin Tức)
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam: Nỗ lực vì cuộc sống tốt đẹp "Với sự quan tâm của các cấp ngành, lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã củng cố hệ thống tổ chức hoạt động từ tỉnh đến cơ sở nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho người bệnh..." - TS y khoa Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm (TT) Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Nam...