Người đàn ông nhảy cầu tử vong ở Đà Nẵng và những “cái chết báo trước”
Theo chuyên gia, người đàn ông ở Đà Nẵng dù được thuyết phục trở về nhà nhưng sau đó vẫn nhảy cầu tự tử là “ cái chết báo trước” và có thể ngăn chặn bi kịch đau lòng xảy ra.
Ngày 8/3, dư luận không khỏi xót xa trước thông tin một người đàn ông tên Th. (42 tuổi) tử vong sau khi nhảy cầu Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) xuống sông. Điều đáng nói trước đó một ngày, anh Th. đã trèo ra lan can cầu với ý định tự tử. Sau khi được lực lượng chức năng thuyết phục suốt 15 giờ, người đàn ông mới chịu về nhà nhưng bất ngờ quay trở lại thực hiện hành động dại dột.
Cái chết báo trước?
Ngoài sự việc trên, thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp tự tử khó hiểu. Như trường hợp của một sinh viên năm nhất vừa từ quê nhà Bình Định vào TPHCM nhập học, đã chọn kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy sông Sài Gòn mà không để lại lời nhắn nhủ gì với người thân. Sinh viên này trước đó được gia đình nhận xét là ngoan ngoãn, chăm học, không có biểu hiện bất thường.
Trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Trần Minh Khuyên, Trưởng khoa Tâm thể, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TPHCM) cho biết, bản thân ông xót xa trước trường hợp tự tử ở Đà Nẵng. Bởi ngay khi đọc thông tin người này chịu về nhà, bác sĩ đã dự đoán khả năng cao anh ta sẽ tái thực hiện hành vi tự tử trong vài ngày sắp tới.
Theo bác sĩ Khuyên, đó thực sự là một “cái chết báo trước”, là hậu quả của một chuỗi những căng thẳng, stress kéo dài trong cuộc sống hàng ngày, có thể do nhiều vấn đề trong công việc, gia đình, quan hệ vợ chồng, kinh tế, tiền bạc… khiến bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Bệnh nhân đã có những chuyển biến nội tâm âm ỉ từ lâu nhưng gia đình không để ý và không biết.
Lực lượng chức năng ra sức thuyết phục người đàn ông ở Đà Nẵng trèo từ lan can cầu vào trong hôm 7/3 (Ảnh C.Đ).
Trầm cảm chia làm nhiều mức độ. Ở giai đoạn một, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Sau đó bắt đầu có suy nghĩ bất lực trước cuộc sống hiện tại và dần dần “muốn chết đi”. Nếu không điều trị, can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ tiếp tục lên kế hoạch “chết bằng cách nào”, và cuối cùng là thực hiện hành vi đó. Có trường hợp may mắn được gia đình cứu kịp thời, ngược lại sẽ dẫn đến một kết cục rất xấu là bệnh nhân mất mạng.
Với bệnh nhân trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần sẽ xuất hiện những ảo thanh trong đầu, liên tục nghe tiếng nói, chê bai bản thân vô dụng, không giúp đỡ được ai, không đáng sống, nên chết đi… Bệnh nhân khi không còn nhận thức nữa sẽ thực hiện theo hành vi mà ảo thanh xúi giục.
“Khi đã có ý định và hành vi ra cầu tự sát là một trong những chỉ định nhập viện. Bởi bệnh nhân đã ở trong trạng thái rối loạn tư duy, biện pháp tâm lý, can ngăn hay thuyết phục trở về nhà sẽ không còn hiệu quả.
Bệnh nhân cần được đưa vào viện chăm sóc đặc biệt, để nhân viên y tế túc trực ở bên và được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu và thậm chí là thuốc loạn thần để điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể cố định tại giường để quản lý hành vi bệnh nhân” – bác sĩ Khuyên nói.
Vì sao nạn nhân không tự tử ngay?
Phân tích chi tiết hơn, chuyên gia tâm thần cho rằng dù đồng ý về nhà nhưng trong đầu bệnh nhân, ý nghĩ tự sát luôn tồn đọng. Nếu không thực hiện hôm nay, có thể tái thực hiện hành vi đó. Đã từng có những trường hợp tự tử, được cứu thành công nhưng sau đó vẫn tiếp tục tìm đến cái chết.
Do đó, bệnh nhân phải được điều trị tích cực, theo dõi sát một thời gian dài, đến khi ổn định được hành vi mới nghĩ đến việc cho xuất viện.
Bác sĩ Khuyên cho biết thêm, nhiều trường hợp dù bị ảo thanh thôi thúc trong đầu nhưng vẫn còn giữ được lý trí, còn lưỡng lự giữa việc nên làm hay không, đúng hay sai… Đôi lúc bệnh nhân hoảng sợ, hoặc tỉnh táo hơn thì đến tìm bác sĩ chuyên khoa tâm thần cầu cứu, xin lời khuyên để thoát khỏi tình trạng đang gặp phải.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo người dân hãy xây dựng lối sống khoa học, tăng cường thể dục thể thao (Ảnh: Hoàng Lê).
Nhưng với những trường hợp quá nặng, bệnh nhân sẽ co mình lại, nhốt mình trong phòng và thực hiện luôn hành vi khi đã quá sức chịu đựng.
“Có thể ngày đầu tiên, bệnh nhân ở trên cầu còn lưỡng lự, suy nghĩ lăn tăn. Nhưng khi về nhà, ý định tự sát lại trỗi dậy, lớn hơn và dẫn đến kết cục là hành vi tự sát thành công” – chuyên gia lý giải vì sao nạn nhân không tự tử ngay lập tức.
Sau những sự việc xảy ra, bác sĩ khuyến cáo người dân hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, khi về nhà cần buông bỏ hết mọi công việc căng thẳng và vui vẻ với những người thân trong gia đình. Cuối tuần hãy cố gắng thư giãn, ra ngoài đi dã ngoại. Mỗi ngày bỏ ra 30-45 phút tập luyện thể dục thể thao để kích thích cơ thể tiết ra những chất như serotonin, dopamine giúp cơ thể hưng phấn, vui vẻ hơn.
Ngoài ra, phải quan tâm đến những người thân bên cạnh, thường xuyên trò chuyện, xem họ có dấu hiệu bất thường gì về tâm lý hay không.
“Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa một người có sức khỏe tốt bao gồm việc thoải mái về mặt thể chất, thoải mái tinh thần và thoải mái về các mối quan hệ xã hội. Thiếu một trong ba yếu tố này nghĩa là có vấn đề sức khỏe, khi đó hãy liên hệ ngay nhân viên y tế để được kiểm tra, can thiệp” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Sáng 25/8: Nghệ An, Đà Nẵng tiếp tục tăng nhiều ca cộng đồng
TPHCM dự kiến đạt tiến độ xét nghiệm nhanh toàn bộ cư dân "vùng đỏ", "vùng cam" trong ngày 25/8.
Đà Nẵng và Nghệ An cùng báo cáo ghi nhận nhiều ca mới trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm cao.
Đà Nẵng: 153 ca nhiễm mới
Nhấn để phóng to ảnh
Đà Nẵng triển khai xét nghiệm toàn dân để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Tối 24/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 153 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Trong số các ca nhiễm mới, có 43 ca đã cách ly tập trung, 36 ca cách ly tạm thời tại nhà, 55 ca trong khu vực phong tỏa và 18 ca cộng đồng.
Trong 24h qua, Đà Nẵng phát hiện thêm 9 điểm nóng, đồng thời cũng gỡ phong tỏa được 12 điểm nóng.
Thanh Hóa: Giãn cách xã hội một huyện theo Chỉ thị 15
Ngành chức năng triển khai lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện ca mắc trong cộng đồng (Ảnh: CDC Thanh Hóa).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trong ngày, địa phương này ghi nhận 6 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có một ca cộng đồng tại xã Tế Nông, huyện Nông Cống.
Đó là trường hợp nam, có địa chỉ tại xã Tế Nông, huyện Nông Cống, làm ở công ty may Hoàng Sơn (huyện Nông Cống). Trường hợp này được phát hiện sau khi thực hiện test nhanh tầm soát Covid-19 tại công ty.
Liên quan đến ca bệnh trên, toàn huyện Nông Cống thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian giãn cách xã hội, kể từ 18h ngày 24/8 đến khi có thông báo mới.
Nghệ An: Ca nhiễm vượt mốc 1.000, xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm cho người dân
Hơn 31.000 người dân vùng nguy cơ rất cao tại TP Vinh được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 trong đêm 23, rạng sáng 24/8 trong nỗ lực tách F0 ra khỏi địa bàn dân cư (Ảnh: Hoàng Lam).
Theo báo cáo của CDC Nghệ An, trong ngày 24/8, toàn tỉnh ghi nhận 95 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 35 ca nhiễm cộng đồng.
Chùm ca nhiễm liên quan đến các khu chợ và Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (TP Vinh), Công ty may Việt Nhật (Yên Thành) tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp dương tính mới.
Đến thời điểm này, Nghệ An đang thực hiện cách ly tập trung cho hơn 4.000 trường hợp F1 và chưa có chủ trương cách ly tại nhà đối với các đối tượng này.
Ngoài ra, hiện có hơn 21.000 người phải cách ly tại nhà và gần 9.000 công dân từ các tỉnh thành có dịch trở về thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung của xã, phường.
Hà Tĩnh: Ghi nhận 10 ca mắc mới
Ngày 24/8, Hà Tĩnh ghi nhận 10 ca mắc Covid-19, trong đó có một ca phát hiện trong cộng đồng, 8 ca F1 chuyển F0 và một ca trở về từ Bình Dương.
Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh có 396 ca mắc Covid-19.
Quảng Bình: Thêm 3 bệnh nhân Covid-19 xuất viện
Ngày 24/8, thông tin từ Sở Y tế Quảng Bình cho biết, địa phương này 3 bệnh nhân nam được xuất viện sau thời gian điều trị. Như vậy đến nay, Quảng Bình đã có 48 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện. Ngoài ra, CDC tỉnh này đã ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới trong khu cách ly tập trung huyện Lệ Thủy và Trường Quân sự tỉnh.
Tính đến ngày sáng 24/8, Quảng Bình đã ghi nhận tổng cộng 114 ca mắc Covid-19; 48 bệnh nhân được điều trị khỏi, xuất viện về nhà và hiện còn 66 ca đang cách ly, điều trị tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Y dược cổ truyền.
Quảng Trị: 2 bệnh nhân khỏi bệnh
Ngày 24/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, trong ngày địa phương ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-COV-2.
Cả 5 người này đều được tỉnh hỗ trợ vận chuyển từ các tỉnh, thành phố phía Nam về quê trong đợt 2, xuống ga Đông Hà vào chiều ngày 15/8 và được cách ly tập trung. Trong ngày 24/8, có 2 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, nâng số bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện lên 10 người; hiện có 74 trường hợp đang điều trị.
Hà Nội: cơ vẫn rất cao
Sáng nay, Hà Nội ghi nhận 4 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 2 ca tại cộng đồng và 2 ca tại khu cách ly. Cả 4 ca dương tính đều thuộc chùm ho, sốt thứ phát.
Trước đó, tối 24/8, Hà Nội ghi nhận thêm 9 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 4 ca tại cộng đồng và 5 ca tại khu cách ly. Chuyên gia đánh giá Thủ đô vẫn có nhiều nguy cơ ở mức cao.
Hà Nội hiện xuất hiện 2 điểm nóng tại ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Hai khu vực này đã được cách ly y tế tạm thời trong vòng 7 ngày do phát hiện ca bệnh Covid-19.
TPHCM: Test nhanh, hàng nghìn người dương tính
Sau ngày đầu tiên xét nghiệm nhanh mở rộng toàn bộ "vùng đỏ", "vùng cam", TPHCM ghi nhận 6.000 ca dương tính SARS-CoV-2 trong tổng số 170.000 mẫu thử được lấy.
Cơ quan y tế TPHCM cho rằng, với những biện pháp đã và đang triển khai, thành phố sẽ đạt tiến độ đề ra là đến ngày 25/8, toàn bộ cư dân "vùng đỏ" và "vùng cam" sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Hà Nam: Tìm người liên quan một lao động tự do dương tính với SARS-CoV-2
Ngành Y tế Hà Nam thông báo khẩn tìm người liên quan đến một lao động tự do từ TP.HCM về dương tính với SARS-CoV-2, đề nghị những người liên quan liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Tính trong 24h, tới tối 24/8, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 531 ca, trong đó tại TPHCM tăng 376 ca, Bình Dương tăng 445 ca, Đồng Nai tăng 176 ca, Long An tăng 5 ca, Khánh Hòa tăng 78 ca.
Đến nay có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang; Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 24/8 là 9.014 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Về tình hình tiêm chủng, đến nay Việt Nam đã tiêm được 17.647.353 liều, trong đó tiêm một mũi là 15.725.040 liều, tiêm mũi 2 là 1.922.313 liều.
Quân khu 5 sẽ mở lò mổ, chuyển hàng hóa giúp dân Đà Nẵng chống dịch Trước tình hình kéo dài thời gian phong tỏa khiến nhu cầu hàng hóa thiết yếu tại Đà Nẵng tăng cao, Quân khu 5 sẽ mở lò mổ gia súc, điều xe quân đội chở hàng hóa từ các tỉnh về cung cấp cho người dân vùng dịch. Đội xe vận tải chở hàng thiết yếu giúp dân của Quân khu 5 sẵn...