Người đàn ông nhặt rác bỗng dưng nổi tiếng vì quá thông thái
Kiếm tiền từ việc nhặt rác, anh Shen mua các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc về đọc.
Trong 7 năm qua, Shen Wei thường mặc đồ rách rưới, để tóc dài rối bù, sống gần tàu điện ngầm của ga Nam Dương Cao (Sơn Tây, Trung Quốc) và đi nhặt rác mỗi ngày.
Anh Shen bỗng dưng nổi tiếng sau khi người đi đường quay video anh lý giải các tác phẩm kinh điển. Ảnh: chinadaily.
Shen bắt đầu gây chú ý với cộng đồng mạng trong vài ngày qua, khi các video về anh do người đi đường và các kênh trực tuyến ghi lại, lan truyền trên mạng xã hội. Trong các video, Shen thể hiện khả năng hùng biện, sự hiểu biết sâu sắc về các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và “triết lý thông thái”, khi khuyên mọi người nên dành nhiều thời gian đọc hơn là quay video về anh ta.
Qua video, quản lý của văn phòng kiểm toán quận Từ Hối, Thượng Hải xác nhận, Shen Wei từng là nhân viên của cơ quan này vào năm 1986. Năm 1993, anh nghỉ ốm và được trả lương cơ bản.
Còn Shen thì cho biết, mình bị yêu cầu nghỉ việc vì sếp nghĩ anh mắc bệnh tâm thần và chỉ được quay lại làm khi khỏi bệnh. “Trong 26 năm qua, không người nào ở cơ quan hỏi thăm tôi”, Shen nói với Red Star New.
Shen cũng phủ nhận tin đồn anh tốt nghiệp Đại học Phục Đán và từng mất một con gái vì tai nạn xe hơi. “Tôi chưa bao giờ kết hôn, làm sao có thể có con gái được cơ chứ”, anh nói. Shen cũng cho biết Đại học Phục Đán vượt ngoài khả năng của mình.
Video đang HOT
Người đàn ông có vẻ nghèo khó này từ chối nhận giúp đỡ và nói mình có 100 nghìn tệ (gần 15.000 đôla) trong tài khoản. Số tiền này, Shen có được nhờ thu nhập 2.000 tệ mỗi tháng từ việc nhặt rác và tiền tiết kiệm của cha anh.
Hiện anh dành phần lớn thời gian rảnh để đọc sách, chủ yếu là các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Sau nhiều ngày liên tục bị làm phiền vì những chuyến thăm, các câu hỏi từ những người tò mò hoặc những người làm truyền thông trực tuyến, Shen muốn được ở một mình để đọc sách.
Được hỏi đọc sách để làm gì, anh nói: “Mục tiêu lớn nhất là giống như Gia Cát Lượng, trở thành một vị quan tài giỏi để phụng sự đất nước. Thứ hai là giống nhà thơ nổi tiếng thời Đường Đỗ Phủ, người luôn đặt lợi ích đất nước, nhân dân lên hàng đầu”, anh nói.
Nhật Minh
Theo chinadaily
Ăn mày Trung Quốc: Người phối đồ cực chất, kẻ sống như thượng lưu
Trình Quốc Vinh - gã ăn mày phối đồ cực "chất" hay "hot boy ăn mày" có gương mặt giống Tạ Đình Phong là những cái tên từng nổi đình nổi đám trên mạng xã hội.
Thời gian gần đây, một người đàn ông vô gia cư ở Thương Hải bỗng dưng nổi tiếng khắp mạng xã hội Trung Quốc khi xuất hiện trong đoạn video thảo luận về triết học. Những hình ảnh về người được gọi là "Vagrant Shanghai Professor" (tạm dịch: Giáo sư lang thang tại Thượng Hải) thu hút rất đông người tìm đến để tận mắt nhìn thấy ông. Trong nhiều tấm hình của dân mạng đăng lên, người đàn ông trong bộ dạng "đầu bù tóc rối", mặc đồ cũ kĩ được vây quanh bởi hàng chục người tạo nên sự tò mò đối với người xem.
Người đàn ông này tên thật là Shen Wei, 52 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Thượng Hải. Shen được cho là từng làm công chức tại Văn phòng kiểm toán quận Từ Hối ở Thượng Hải, trước khi nghỉ ốm và bắt đầu rong ruổi trên khắp các con phố trong hơn 20 năm qua.
Bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin khác được "thêu dệt", nói rằng ông có vấn đề đầu óc sau khi vợ và con gái chết trong một vụ tai nạn xe hơi. Mặc dù ông ta liên tục phủ nhận những tin đồn trên nhưng chúng vẫn xuất hiện dày đặc trên các bài báo và nhiều phương tiện truyền thông xã hội tại Trung Quốc. Shen trở thành một hiện tượng truyền thông xã hội thực sự, thậm chí còn nhận được sự chú ý từ các tờ báo quốc tế như BBC và Washington Post.
Sự nổi tiếng bất ngờ của ông lão vô gia cư được mệnh danh "giáo sư triết học" khiến nhiều người nhớ đến Trình Quốc Vinh (sinh năm 1976) - "chàng ăn mày đẹp trai nhất Trung Quốc" - cũng từng một thời khiến dân mạng bàn tán rôm rả.
Năm 2010, bức ảnh của anh trong bộ đồ cũ, nặng nề nhưng lại được phối khá đẹp, cộng với biểu cảm phong trần, dáng đi có nét lãng tử giúp Trình Quốc Vinh chiếm "spotlight" trên mạng suốt thời gian dài. Nhiều người còn sử dụng photoshop để ghép mặt anh vào bìa tạp chí, và thật bất ngờ, trông anh chàng không kém gì người mẫu chuyên nghiệp.
Sự nổi tiếng nhất thời khiến anh thành tâm điểm truyền thông, được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ vật chất để đoàn tụ với con cái. Nhận được nhiều lời mời đóng quảng cáo, song "gã ăn mày đẹp trai" không chịu đựng được áp lực, thậm chí đã phải vào viện tâm thần điều trị. Sau đó, anh trở lại với cuộc sống lang bạt, tin tức về anh chàng cũng dần biến mất.
Một người ăn xin nổi tiếng khác của Trung Quốc là Zhou Fei. Khác với vẻ ngoài nhếch nhác của những người "đồng nghiệp", vẻ ngoài bảnh bao giúp Zhou được dân mạng đặt biệt danh là "gã ăn xin sành điệu nhất Trung Quốc". Lang thang từ năm 14 tuổi, anh chàng mới chỉ học xong cấp một này bước vào con đường "ăn xin chuyên nghiệp" vào năm 2011. Khi ăn xin, anh chỉ mặc một bộ áo vest có giá hơn 600 USD, đồng thời xức nước hoa đắt tiền và tạo kiểu tóc sang chảnh.
Có ngày anh kiếm được hơn 1.500 USD, nhưng có hôm lại chẳng kiếm được đồng nào. Đặc biệt, người ăn mày này có có sở thích đi du lịch bằng máy bay đến nhiều thành phố lớn như Nam Kinh, Vũ Hán, Hải Khẩu... Với lối sống thượng lưu của Zhou Fei, nhiều người chắc phải bày tỏ sự kinh ngạc, thậm chí là thèm muốn.
Cuối năm 2011, một chàng ăn mày có khuôn mặt điển trai, phong cách "sành điệu" và có góc nghiêng giống hệt nam diễn viên nổi tiếng Tạ Đình Phong khiến dân mạng một phen xôn xao. Theo thông tin từ những người dân xung quanh, chàng "tài tử ăn mày" này thường xuyên xuất hiện ở một khu phố ở Thành Đô, Tứ Xuyên, công việc chủ yếu là đi nhặt vỏ chai, phế liệu. Nhiều người tò mò, cố gắng tìm kiếm, song thông tin về anh chàng vẫn không thu thập được nhiều. Chỉ ít tháng sau khi nổi đình nổi đám trên mạng, anh không còn làm việc ở chỗ cũ nữa.
Theo Zing
40 người đàn ông thản nhiên nhìn 1 phụ nữ lom khom nhặt rác: Chuyện gì đang xảy ra vậy? Mới đây, một người phụ nữ đã lên tiếng bức xúc nói về việc một nhóm hơn 40 người đàn ông ngồi uống nước, thản nhiên bấm điện thoại trong khi cô đang lom khom nhặt rác. Đáng chú ý hơn, người phụ nữ chia sẻ có nhờ họ giúp đỡ, phụ gom rác nhưng chỉ nhận lại ánh mắt thờ ơ cùng...