Người đàn ông Nhật nhận 100 trẻ em Việt Nam làm con nuôi
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2016, ông Ryotaro Sugi đã thông báo quyết định nhận thêm 10 trẻ em mồ côi tại làng trẻ em Birla Hà Nội làm con nuôi. Trước đó, 90 trẻ em cũng tại làng trẻ này đã trở thành con nuôi của ông trong nhiều năm qua kể từ chuyến thăm Việt Nam đầu tiên năm 1988.
Ông Ryotaro Sugi thăm làng trẻ em Birla Hà Nội ngày 14/5.
Ông Sugi Ryotaro hiện là Đại sứ đặc biệt Nhật-Việt, và cũng là nam ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tại Nhật Bản. Ông là người bạn thân thiết của Việt Nam nhiều năm qua, với tình cảm đặc biệt dành cho đất nước hình chữ S.
Nghệ sĩ Nhật Bản đã đến thăm làng trẻ em Birla Hà Nội vào một ngày giữa tháng 4 trong lần trở lại Việt Nam năm thứ 28 liên tiếp. Dù đã tới thăm ngôi làng này hàng chục lần trong suốt gần 30 năm nhưng người đàn ông 71 tuổi này trông vẫn tỏ ra hào hứng, phấn khởi. Dường như làng trẻ Birla đã trở thành một nơi quá đỗi thân thuộc với ông, nơi ông không thể không tới thăm mỗi lần tới Việt Nam.
Đón ông tại cổng làng trẻ sáng 14/5 là những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ mà Sugi gọi với cái tên trìu mến “các con của bố”. Tại làng trẻ Birla, ông Sugi đã nhận 90 đứa trẻ làm con nuôi. Trong chuyến thăm mới nhất, nghệ sĩ Nhật Bản đã công bố sẽ nhận thêm 10 trẻ em thiệt thòi khác làm con nuôi vào tháng 7 tới, nâng tổng số con nuôi của ông tại Birla lên con số tròn 100.
Ông Sugi phát quà cho các con tại làng trẻ Birla.
Ông Sugi thân mật xưng “bố” và “các con” khi trò chuyện cùng các con tại làng trẻ Birla. Ông hỏi han tình hình ăn ở, học tập của các con và liên tục căn dặn bọn trẻ cố gắng học tập, phấn đấu cho tương lai. Trong hội trường của làng trẻ, ông tới tận từng hàng ghế phát quà cho các con và ân cần trò chuyện, hỏi han.
Những đứa con nuôi của ông Sugi tại làng trẻ Birla đã nhận được sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Người nghệ sĩ Nhật Bản đã dùng tiền cá nhân để giúp đỡ mua sắm cơ sở vật chất, trang trải chi phí học tập và sinh hoạt cho các con. Nhiều con trong số đó đã trưởng thành, có công việc ổn định và lập gia đình.
“Bố mong các con học tập thật tốt để sau này có thể sang Nhật Bản công tác và làm việc. Càng đón được nhiều con sang Nhật thì bố càng vui”, ông Sugi nhắn nhủ với các con.
Chị Nguyễn Thanh Nga, hiện là giáo viên tiếng Nhật tại Trung tâm văn hóa Việt-Nhật, là một trong những người con nuôi của ông Sugi. Khi vào làng trẻ Birla, Nga mới 9 tuổi. Ông Sugi vẫn nhớ câu chuyện lần đầu tiên gặp Nga cách đây hơn 20 năm.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thanh Nga đứng cạnh người bố nuôi Sugi.
“Lúc đó Nga còn nhỏ. Khí bố cho kẹo, Nga chỉ cầm kẹo trong tay mà không ăn và nhìn bố. Bố hỏi tại sao kẹo ngon mà con không ăn, Nga trả lời rằng “con chỉ muốn có bố mẹ thôi”, ông Sugi kể lại với các con nuôi tại làng trẻ. “Và lúc đó bố đã quyết định trở thành bố nuôi của Nga và các con tại Birla”.
Nhờ sự giúp đỡ của bố Sugi, Nga đã lấy bằng đại học tại Việt Nam và sau đó sang Nhật để học tiếng Nhật. Đứng bên cạnh người bố nuôi, chị Nga căn dặn các em mình cố gắng học tập và rèn rũa về nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội.
Năm nào ông Sugi cũng cố gắng sang thăm các con nuôi ít nhất 1 lần, nhiều năm 2 lần. Ông thường xuyên thăm hỏi, cập nhật tình hình về bọn trẻ thông qua các cán bộ tại làng trẻ Birla. Nếu con nào gặp khó khăn đặc biệt, ông Sugi đều hết lòng giúp đỡ. Một số trường hợp các con nuôi của ông bị bệnh tim, ung thư vòm họng, bố Sugi đã hỗ trợ kinh phí để con được điều trị. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ kinh phí để các con học tiếng Nhật.
Ông Sugi xuống các phòng ở và trò chuyện với các con tại làng trẻ Birla.
“Khi đến Birla lần đầu, tôi nhận thấy các con trong làng không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn về tình cảm vì không có bố, có mẹ. Từ đó, tôi muốn bù đắp lại phần nào đó cho con các, mong các có được chút tình cảm ấm áp từ người cha”, ông Sugi chia sẻ.
Ông Chu Đình Hiệp, Giám đốc làng trẻ, cho hay Birla được thành lập năm 1987. Năm 1989, nghệ sĩ Sugi đến thăm làng lần đầu tiên và kể từ đó đã nhận nhiều trẻ em trong làng làm con nuôi. Ông Hiệp cho biết nhiều trẻ tại Birla đã được các tổ chức, cá nhân khác nhận làm con nuôi hay đỡ đầu nhưng chưa ai nhận nhiều trẻ làm con nuôi như ông Sugi.
Theo ông Hiệp, trong số hơn 500 em ra trường cho tới nay, nhiều em đã học tiếng Nhật và tìm được việc làm trong các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam. Hiện ngôi làng đang nuôi dạy 104 trẻ và 33 trẻ trong số đó đang học tiếng Nhật.
Hình ảnh của ông Sugi được đặt trang trọng tại một phòng ở của trẻ em tại làng Birla.
“Ông Sugi giống một người thân của làng trẻ. Chúng tôi đã quá hiểu nhau, đặc biệt cách nuôi dạy các con. Tình cảm của ông Sugi với Birla rất khó nói và chỉ có một. Mọi người đều xúc động trước tình cảm mà ông dành cho Birla, và ngược lại các cán bộ, các con trong làng cũng rất yêu mến ông”.
Không chỉ tích cực giúp đỡ làng trẻ Birla, ông Sugi còn có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ Việt-Nhật. Ông đã trợ giúp thành lập Hội giao lưu văn hoá Nhật- Việt năm 1991 và thành lập Trung tâm tiếng Nhật tại Hà Nội năm 1995. Vào năm 2005, ông Sugi được chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí Nhật Bản tại Việt Nam và giữa cương vị này từ đó tới nay.
Với những đóng góp to lớn cho quan hệ Việt-Nhật, năm 1997, nghệ sĩ Sugi là người Nhật Bản đầu tiên được Việt Nam tặng Huân chương Hữu nghị. Ông cũng đã trở thành một trong những công dân nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” vào năm 2014.
Ông Sugi lưu luyến tạm biệt các con trước khi ra về và hẹn ngày trở lại.
An Bình
Theo Dantri
Người chồng kể về đứa con nuôi sát hại vợ mình
"Lúc đầu tôi không đồng ý nhận Hằng làm con nuôi vì thấy nó quá lớn, muốn nhận một đứa nhỏ nhỏ để sau này còn phụng dưỡng cha mẹ... Nào ngờ giờ đây vợ tôi lại chết tức tưởi vì nó", ông Nhựt đau đớn kể lại.
Ngày 4/4, PV đã tìm về địa phương nơi xảy ra sự việc đứa con gái nuôi Lê Thị Kim Hằng (23 tuổi, tạm trú khối phố 6, phường Vĩnh Điện) nghi sát hại mẹ nuôi
mình là bà Phạm Thị Sơn (40 tuổi, ngụ tại khu phố Hà Dừa, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) để tìm hiểu.
Ông Nhựt (48 tuổi, trú khối phố Hà Dừa, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) bùi ngùi kể, hai vợ chồng cưới nhau đã hơn 20 năm nhưng chưa có con. Mặc dù hai lần vợ có thai nhưng đều bị sẩy thai khiến ông cảm thấy rất buồn.
Ông Nguyễn Văn Nhựt, chồng bà Sơn
Trong một lần vợ ông đi làm thêm ở quán nhậu thì gặp Hằng. Dù xa lạ nhưng tiếp xúc có tình cảm, Hằng lại quen miệng gọi vợ ông là mẹ nhiều lần nên thành quen. Hằng sau đó nói với vợ ông về thuyết phục nhận Hằng làm con nuôi.
"Lúc đầu tôi không đồng ý nhận Hằng làm con nuôi vì thấy nó quá lớn, muốn nhận một đứa nhỏ nhỏ để sau này còn phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng sau đó thì tôi cũng đồng ý và xem như con ruột của mình. Nào ngờ giờ đây vợ tôi lại chết tức tưởi vì nó!", ông Nhựt đau đớn nói.
Ông Nhựt cho biết thêm, vào thời điểm xảy ra sự việc, ông đang ở Đà Nẵng thì nhận được điện thoại của Hằng báo về gấp vì mẹ bị dao đâm vào bụng đã được đưa đi cấp cứu. Khi ông Nhựt hỏi lại sao lại bị như vậy, Hằng nói do mẹ trèo lên bậc thềm lấy trái cây cúng trên bàn thờ thì vấp té ngã nên bị dao đâm.
Khi ông Nhựt vào nhà thì thấy chiếc quạt ngã ngay trên đường xuống nhà dưới, ngoài ra phát hiện thêm một bình thuốc sát trùng, 2 bông gòn lớn dính đầy máu; nhiều hạt mì chính rơi vung vãi ngay giường vợ ông nằm nghi vợ mình được cấp cứu cầm máu. Sau đó, ông Nhựt đến trạm xá thì biết vợ mình đã chuyển ra Đà Nẵng cấp cứu khẩn cấp.
Lê Thị Kim Hằng, đối tượng tình nghi giết bà Sơn
Ông Phạm Minh Lương (62 tuổi, cha ruột của bà Sơn) cho biết, khi ông đến bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì thấy bác sĩ đang cấp cứu cho bà Sơn. Khi ông hỏi nguyên nhân sao, Hằng luôn cúi mặt xuống đất, nói lí nhí không nghe được điều gì. Ông Lương sinh nghi nên báo Công an phường Điện Ngọc điều tra.
Thượng tá Phạm Viết Tiến - Phó trưởng Công an thị xã Điện Bàn cho biết, tối 2/4, đội CSĐT Công an thị xã tiếp nhận thông tin nghi án con gái sát hại mẹ nuôi từ Công an phường Điện Ngọc trình báo. Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã triệu tập Lê Thị Kim Hằng (23 tuổi, tạm trú khối phố 6, phường Vĩnh Điện).
Sau một đêm đấu tranh lấy lời khai, đến sáng 3/4, Hằng đã thừa nhận toàn bộ hành vi ra tay tàn ác sát hại bà Sơn. Hằng khai nhận giữa Hằng và bà Sơn nảy sinh mâu thuẫn vụn vặt trong đời sống từ nhiều năm nay. Khoảng 8h30 ngày 2/4, giữa đôi bên xảy ra cãi vã, bực tức Hằng dùng con dao Thái đâm nhiều nhát vào bụng mẹ nuôi của mình. Khi nạn nhân gục ngã xuống nền nhà, Hằng hớt hải hô hoán cầu cứu hàng xóm khẩn trương đưa bà Sơn đi cấp cứu và nói với mọi người là bà Sơn bất cẩn té ngã rồi va vào dao.
Sau khi theo xe cấp cứu ra Đà Nẵng, Hằng âm thầm quay trở về hiện trường để nhặt hung khí gây án và tìm cách phi tang. Lựa địa điểm là cánh đồng vắng thuộc khối Quảng Lăng 1 (phường Điện Nam Trung) vào giờ đứng trưa, Hằng vứt con dao xuống đường kênh ven ruộng lúa.
Đến trưa 3-4, lực lượng chức năng vẫn ra sức tìm kiếm tung tích con dao gây án bởi khi áp giải đến hiện trường, đối tượng vẫn mơ hồ không xác định vị trí mà mình đã vứt con dao.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Sáu - Phó chủ tịch UBND phường Điện Ngọc, cho biết: Bà Sơn mua đất, cất nhà ở địa phương từ năm 2009 nhưng chưa đăng kí hộ khẩu thường trú. Bà nhận Hằng làm con gái nuôi khoảng 4 năm nay và bà con trong phường ít biết đến Hằng bởi khoảng 1 tháng Hằng mới đến nhà bà Sơn một lần.
Hiện vụ việc đã được Công an thị xã Điện Bàn chuyển cho Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo_Eva
Bé 3 ngày tuổi bỏ bên vệ đường: Mẹ không muốn đưa về nhà? Một cô gái trẻ đã đến UBND xã nhận là mẹ cháu bé bị bỏ rơi ở vệ đường cách đây 2 ngày. Tuy nhiên, cô gái này không muốn đón cháu về nhà mà chỉ xem có ai nhận nuôi con mình chưa Chiều 16/10, tin tức từ ông Đỗ Khắc Long, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ...