Người đàn ông nhập viện, bàn tay vẫn nguyên trong máy xay thịt
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân trong tình trạng bàn tay bị cuốn vào máy xay thịt.
Bác sĩ đã phẫu thuật thành công, sau 1 tuần bệnh nhân ra viện.
Liên tục trong 1 tuần trở lại đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tiếp nhận cấp cứu, phẫu thuật và điều trị cho các ca tai nạn lao động, bất cẩn sinh hoạt dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Tai nạn lao động khiến bàn tay của bệnh nhân bị kẹt trong máy xay (Ảnh do Bệnh viện cung cấp).
Trường hợp nam bệnh nhân 35 tuổi (trú huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) nhập viện khi bàn tay trái vẫn còn trong máy xay thịt. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành đưa bàn tay của người bệnh ra khỏi máy xay, xử lý vết thương, hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Video đang HOT
Bàn tay trái của bệnh nhân bị tổn thương dập nát các ngón 2, 3, 4, 5. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật xử trí: Cắt lọc vết thương, khâu phục hồi bao khớp, nối gân duỗi và bảo toàn các ngón 2, 3, 4, 5 cho người bệnh. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sau 1 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhân ổn định và xuất viện.
Còn trường hợp nữ bệnh nhân 70 tuổi (phường Phương Đông, TP Uông Bí) trong lúc lấy lọ nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhưng lại lấy nhầm lọ cồn. Người bệnh nhập viện trong tình trạng mắt phải đau nhức, đỏ, khó mở mắt. Tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị bỏng kết giác mạc độ II. Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo, trong quá trình sinh hoạt, lao động dễ xảy ra những tai nạn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần phải hết sức thận trọng. Nếu không may gặp chấn thương, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để cấp cứu, xử lý vết thương, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tứ chi biến dạng gây ám ảnh của người đàn ông mắc bệnh Gout
Bị bệnh Gout hơn 10 năm, người đàn ông xuất hiện rất nhiều khối u lớn nhỏ ở khớp tay chân, làm biến dạng tứ chi, gây nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt.
Ông N.V.T. làm lái xe đường dài, di chuyển liên tục nên chế độ ăn uống và dùng thuốc không điều độ. Suốt 10 năm được chẩn đoán mắc bệnh Gout, người đàn ông vẫn chủ quan trong ăn uống và không hay đi khám định kỳ, khiến bệnh tình ngày càng nặng.
Hình ảnh người bệnh và các khớp bị biến dạng ở bàn tay, bàn chân do bệnh Gout.
Khi thấy các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân, bàn chân, khớp ngón tay, khuỷu tay đau nhức, bệnh nhân có dùng thuốc nhưng không đỡ. Đến khi các khớp xuất hiện các khối u phát triển ngày càng to, người đàn ông mới đến bệnh viện điều trị.
Theo TS.BS Vi Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Gout là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout:
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm (hải sản, nội tạng động vật, trứng...)
Sử dụng chất kích thích, uống rượu bia thường xuyên
Thừa cân, mắc bệnh béo phì
Mắc bệnh lý về thận, tim mạch
Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh Gout.
Bệnh Gout khi được phát hiện mà không có chế độ điều trị, ăn uống hợp lý, quá trình tiến triển lâu ngày có thể gây ra các biến chứng như: Viêm khớp, biếng dạng khớp do lắng đọng tinh thể urat tạo thành các khối ở vị trí các khớp bàn ngón chân, bàn ngón tay, ảnh hưởng đến chức năng vận động các khớp.
Ngoài ra, khi bệnh tình tiến triển ở mức độ này, người bệnh cũng bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí nhiều trường hợp các khối này vỡ, nhiễm trùng, xương khớp bị phá hủy, viêm xương phải cắt cụt chi, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tính mạng.
Theo bác sĩ Sơn, bệnh nhân T. nói trên phát hiện bệnh hơn 10 năm nhưng không đi khám và điều trị thường xuyên, cũng như không điều chỉnh chế độ ăn uống nên đã để lại hậu quả là tứ chi bị biến dạng.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn. Khi phát hiện có bệnh, mọi người nên tuân thủ phác đồ điều trị cũng như các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện và tái khám định kỳ.
Người làm báo cần phòng ngừa hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay là một bệnh nghề nghiệp thường gặp ở những người lao động nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục. Bệnh thường gặp ở người làm việc máy tính khi thường xuyên phải sử dụng bàn tay thường xuyên, duy trì tư thế gập cổ...