Người đàn ông nhận đền bù đất 39 tỷ đồng sau 17 năm mua nhà: Chủ cũ quay về đòi tiề.n, lại được tòa án chia cho 30%
Người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng khi bị chủ cũ quay lại đòi nhà và đòi tiề.n đền bù đất, dù giao dịch mua bán đã hoàn thành từ lâu.
Mua đất giá rẻ không giấy tờ, bị chủ cũ đòi lại
Năm 2001, người đàn ông tên Du Bảo ở làng Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bán mảnh đất rộng 530m2 cho ông Hà Đại Hải người Tứ Xuyên với giá 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng) để chuyển vào khu vực trung tâm.
Trước đó, đất nhà Du Bảo gần như không có nhiều giá trị, ít người hỏi mua còn Hà Đại Hải kinh tế eo hẹp nên giao dịch giữa 2 bên nhanh chóng được diễn ra.
Du Bảo viết tay một biên bản thỏa thuận mua bán nhà, ký tên và giao cho Hà Đại Hải đồng thời khẳng định sẽ không bao giờ lấy lại nhà. Tuy nhiên không có giấy tờ nào được công chứng hay có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Vợ Hà Đại Hải tỏ ra nghi ngờ nhưng vì sợ Du Bảo sẽ rút lại ý định bán nhà giá rẻ nên vội vàng đưa tiề.n rồi chuyển đến sống.
Ngôi nhà của gia đình họ Hà sau khi mua lại từ Du Bảo.
Nhiều năm trôi qua, gia đình Hà Đại Hải vẫn sống khá chật vật vì lo chữa bệnh cho con trai còn Du Bảo đã lên chức ông nội, cuộc sống khá viên mãn. Tuy vậy ông lại cảm thấy không hài lòng vì gia đình 3 thế hệ chung sống trong căn nhà 90m2. Điều này khiến Du Bảo nhớ về mảnh đất hơn 500m2 rộng rãi ở quê đã bán giá rẻ cho người khác, bỗng chốc cảm thấy hối hận.
Cho đến năm 2011, Du Bảo nghe tin ngôi nhà cũ có khả năng bị phá dỡ và được bồi thường nên quyết định tìm đến gia đình Hà Đại Hải để mua lại mảnh đất với giá gốc 30.000 NDT. Tuy nhiên Hà Đại Hải không đồng ý, với số tiề.n này thì hiện nay chẳng thể có nơi nào để ở. Du Bảo tức giận lập tức kiện ông Hà ra tòa. Trên thực tế biên bản thỏa thuận mua bán đất của họ không có hiệu lực pháp lý nên trước giờ Du Bảo vẫn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người chủ cũ Du Bảo muốn đòi lại nhà sau khi nghe tin được đền bù đất.
Video đang HOT
Theo đúng quy định của pháp luật Trung Quốc, toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng nhà vô hiệu, trao lại ngôi nhà cho Du Bảo nhưng yêu cầu người đàn ông này bồi thường cho gia đình Hà Đại Hải 800.000 NDT (2,7 tỷ đồng) tương đương giá nhà theo thị trường ở thời điểm đó. Du Bảo không có đủ số tiề.n này trong tay, việc phá dỡ lại không chắc chắn nên ông ta lưỡng lự chưa muốn bồi thường, điều này tương đương với việc không lấy lại quyền sở hữu. Cuối cùng gia đình Hà Đại Hải tiếp tục sống trong căn nhà như cũ.
Chủ cũ – chủ mới đều được nhận tiề.n đền bù
Năm 2018, làng Thuận Nghĩa (Bắc Kinh) xác định những ngôi nhà sẽ bị phá dỡ, một mảnh đất 530m2 như của gia đình họ Hà có thể được bồi thường khoảng 11,35 triệu NDT (39,6 tỷ đồng). Gia đình Hà Đại Hải chưa vui mừng được bao lâu thì Du Bảo một lần nữa xuất hiện để đòi tiề.n đền bù. Ông rất tự tin lần này mình có thể giành được khoản bồi thường kếch xù nên vô cùng đắc ý còn vợ chồng Hà Đại Hải chỉ biết bất lực ra toà.
Vợ chồng Hà Đại Hải.
Tại toà, ông Trần Kiến Nhật, Trưởng phòng Quản lý đền bù đất của Ủy ban Phát triển Nhà ở và Đô thị Nông thôn khu vực, lên tiếng phản đối việc ông Du nhận toàn bộ tiề.n bồi thường từ phá dỡ. Người này cho biết Du Bảo không còn hộ khẩu tại làng Thuận Nghĩa do chuyển đi từ gần 20 năm trước, đồng thời từ năm 2011 ông đã từ bỏ quyền sở hữu căn nhà.
Chính vì vậy nếu xét tình hình thực tế thì người sử dụng đất hiện nay chính là gia đình họ Hà. Chưa kể chính sách đền bù của Chính phủ Trung Quốc thời điểm này đưa ra các điều khoản bồi thường có lợi cho người mất nhà do phá dỡ, trong khi đó Du Bảo không bị bất cứ ảnh hưởng nào. Du Bảo nghe vậy không thể đưa ra bất kỳ lý lẽ phản biện nào.
Cuối cùng, Tòa án ra phán quyết kết thúc vụ tranh chấp kéo dài cả chục năm này: 70% số tiề.n bồi thường sẽ được trao cho gia đình Hà Đại Hải cùng 259,7m2 đất tái định cư còn Du Bảo nhận 30% cùng 111,3m2 đất tái định cư.
Vụ việc tại đất nước tỷ dân cũng là lời nhắc nhở nên mua bán bất động sản một cách minh bạch, rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, không vì ham rẻ mà để những nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
9 năm trước, bố dượng của mẹ tôi sẵn lòng bán nhà cửa, kỷ vật để giúp con riêng của vợ trả nợ.
Nhờ ơn ông, mẹ tôi vượt qua khó khăn, vực gia đình đi lên.
Ông ngoại ruột mất từ lúc mẹ tôi 10 tuổ.i. Chồng mất sớm, một mình bà ngoại tảo tần nuôi 5 con thơ dại.
Bà có vẻ đẹp đằm thắm nên đàn ông trong vùng thường lân la, lui tới. Khi biết bà nuôi tận 5 đứa con, họ ít đến chơi, rồi mất dạng. Người cuối cùng chọn đồng cam cộng khổ với bà chính là ông ngoại hiện tại.
Mẹ tôi kể, ông vào miền Nam làm việc từ năm 20 tuổ.i. Ông chí thú lập nghiệp nên không màng chuyện vợ con.
Tết năm đó, ông về quê thăm bố mẹ thì gặp bà ngoại. Ông thấy bà tần tảo, chịu thương chịu khó nên cảm mến, rồi yêu thích bà lúc nào không rõ. Tết năm sau, ông về quê ở hẳn, qua lại thăm nom bà nhiều hơn.
Mỗi lần sang chơi, ông đều xách theo gạo, cá, thịt... cho đàn con của bà. Bà thấy mình không xứng với ông nên vài lần nói gần nói xa. Thế nhưng, ông quyết tâm theo đuổi, bất chấp bố mẹ cấm cản, người thương tìm cách tránh mặt.
Mưa hoài thấm lâu, bà xiêu lòng trước chân tình của ông. Tuy nhiên, bà khuyên ông hãy để lại hết tiề.n của tích góp bao năm cho bố mẹ. Bà không muốn nhà chồng nghĩ bà lợi dụng.
Ông giỏi buôn bán, bà lo chuyện đồng áng. Chỉ mấy năm sau, ông bà xây dựng nhà cửa khang trang. Các cậu, dì và mẹ tôi không còn cảnh ăn cơm độn khoai. Mọi người được ông cho ăn học đàng hoàng.
Dù không ruột thịt nhưng ông dành mọi điều tốt đẹp cho những đứa con riêng của vợ. Ảnh minh họa: PX
Người ta thường bảo bố dượng, mẹ ghẻ không tốt nhưng ông lại dành hết tình thương cho đàn con của vợ. Đáp lại, mẹ tôi và cậu, dì kính trọng, thương ông như bố ruột.
Khi con riêng của vợ trưởng thành, ông đứng ra dựng vợ gả chồng, chia đất đai và tài sản đầy đủ.
Thuở bé, chúng tôi được ông yêu chiều hết mực. Ông chở mấy đứa cháu không cùng má.u mủ đi chơi, mua cho quà bánh. Cháu nào học giỏi thì được ông thưởng thêm.
Với tôi, ông hiển nhiên là ông ngoại, không ai có thể thay thế. Với mẹ tôi, ông vừa là bố vừa là ân nhân.
Tôi nhớ như in buổi sáng kinh hoàng của 9 năm trước. Tôi thức dậy thấy hàng xóm kéo đến, đậ.p cửa nhà, la hét inh ỏi. Cả nhà tìm mẹ nhưng không thấy đâu. Bố tôi ra hỏi thì hơn chục người vây quanh, bảo mẹ tôi giật hụi, bỏ trốn.
Bố tôi ngã quỵ, anh em tôi nấp sau cánh cửa, nước mắt chảy dài. Biết tin, ông bà ngoại chạy sang, hứa thay mẹ tôi trả nợ.
Một tháng sau, ông bà dọn sang ở cùng cha con tôi. Thì ra, ông bán hết nhà cửa, bán cả sợi dây chuyền kỷ niệm. Sau đó, ông đến từng nhà trả nợ thay mẹ tôi. Đến đâu, ông cũng chắp tay xin lỗi. Ông bảo: "Con dại thì cái mang, mong bà con thông cảm, đừng ghét bỏ cháu".
Nợ nần xong xuôi, ông gọi mẹ tôi về nhà. Ông không trách cứ, chỉ hỏi mẹ tôi làm gì đến mức bể hụi. Biết được căn nguyên, ông nói: "Ban đầu, chồng con định bán nhà trả nợ. Nhưng, bố tính nó có bán hết cũng không đủ, mà bán nhà rồi thì mấy cha con ở đâu.
Bố mẹ già, sống nay chế.t mai, giữ nhà cửa, tài sản cũng chẳng để làm gì. Bố bán rồi về ở với gia đình con cho vui. Cha còn chút tiề.n, vợ chồng con giữ để làm lại từ đầu".
Ông về ở chung, chỉ bảo bố mẹ tôi buôn bán. Nhờ vậy, gia đình tôi thoát cảnh thắt ngặt.
Năm ngoái, bà ngoại tôi qua đời. Lo xong hậu sự cho bà, ông ngồi tựa bàn thờ ứa nước mắt. Đó là lần đầu tôi thấy ông khóc. "Mẹ con đi trước, không biết sau này ai lo hương khói cho bố", ông nói với bố mẹ tôi.
Nghe ông nói, mẹ tôi nghẹn ngào: "Con luôn cảm ơn cuộc đời đã cho anh em con một người bố đúng nghĩa. Anh em con nợ bố cả một đời, riêng con chỉ mong có kiếp sau để đền ơn bố.
Nay, mẹ con mất rồi, bố là chỗ dựa duy nhất của chúng con. Anh em con mong bố cho chúng con cơ hội chăm sóc bố đến mãn đời".
Tôi biết ngày tháng sắp tới của ông sẽ thật dài khi không còn bà bên cạnh. Nhưng, tôi vẫn ích kỷ, mong ông sống thật lâu, thật khỏe bên con cháu.
Bỏ bao tiề.n và công sức trang hoàng căn hộ chung cư mới mua, sau 2 năm cô gái phát hiện đây không phải nhà mình Chủ nhà đã đổ biết bao mồ hôi công sức lẫn tiề.n bạc vào việc mua nội thất, trang trí cho căn hộ "trong mơ" mà mình dành dụm bao năm mới mua được này. Câu chuyện bắt đầu từ việc cô Đổng (Giang Tô, Trung Quốc) mua một căn hộ ở tầng 6 toà nhà chung cư trong thành phố. Tuy nhiên,...